Gần đây thì tôi nhận ra rằng trên toàn thế giới (đơn cử như Đức, Đan Mạch, Áo, Ý và tất nhiên là cả Mỹ rồi, vân vân), chủ nghĩa Phát xít dường như đang manh nha hình thành. Tôi biết là nó sẽ có những nguyên do nội hàm bên trong, chính là bất ổn về kinh tế lẫn chính trị. Nhưng ý chính mà tôi muốn hỏi đó là tại sao người ta lại có xu hướng “cực hữu hoá” (far-right) khi mà nền kinh tế bắt đầu tệ đi vậy? Nó trông chẳng khác gì cái xu hướng thiên hữu trước Thế Chiến Hai cả, ngay cả hiện tại thì chúng ta vẫn thấy chính cái chủ nghĩa Phát xít đó đang trỗi dậy.
Có lẽ bình luận này sẽ trả lời được cho câu hỏi của bạn
(dẫn ra một comment khác ở communism101 – đã lưu trữ)
Ý thức hệ Phát xít đã không còn tồn tại nữa ở những nước thuộc thế giới thứ nhất (first world) nữa rồi. Bản chất thực sự của chủ nghĩa phát xít vào đầu thế kỷ 20 là sự phát triển chưa hoàn thiện của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa phát xít ở Ý và Đức, về cơ bản, là sự thoái trào từ một “thử nghiệm” ngắn với đầy thất bại của chính quyền nghị viện tự do theo chế độ chuyên chế phong kiến sau hàng nhiều thế kỷ. Chủ nghĩa tư bản có thể đã phát triển một cách nhanh chóng, không cần chờ đợi kiến trúc thượng tầng của nó nhưng đại đa số người dân ở các nước này vẫn còn là nông dân hoặc “nửa vô sản” (peasantry or semi-proletariat), đi tìm đất để “thuộc địa hoá” chúng và cướp của cải để tránh xảy ra những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Khi Đức Quốc xã nói rằng chúng sẽ quay ngược kim đồng hồ từ Cách mạng Pháp, một điều như thế xảy ra thì vẫn có thể tưởng tượng ra được: những đại địa chủ có quyền lực lớn vẫn bị mắc kẹt trong mối quan hệ phong kiến và nông nô ở hầu hết châu Âu, những ý tưởng cấp tiến (radical) của Bauhaus như thiết kế hợp lí (rational design) dường như là xa vời và đối với hầu như toàn bộ đất nước thì không có thay đổi về mặt thẩm mỹ (kết cấu) kể từ thời Trung Cổ, và cuộc khủng hoảng kinh tế về cơ bản là kết quả của sự kém phát triển và trật tự hình thành dân tộc theo từng phần )partial national formation) của Đức và Ý, không khác gì các nước ở thế giới thứ ba (third world) ngày nay. Tất nhiên, nó đã trở thành một hệ tư tưởng của việc công nghiệp hóa, tiến hành những khía cạnh tồi tệ nhất của chủ nghĩa đế quốc tư bản, và tự biện minh bằng chủ nghĩa thần bí (mysticism) thay vì chỉ đơn giản quay trở lại với chế độ chuyên chế, nhưng mà ta vẫn có thể hiểu chủ nghĩa phát xít như một ý thức hệ bán ngoại vi (semi-peripheral ideology) cụ thể: Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nhật Bản và phần nào đó là Đông Âu. Không một ai gọi sự cai trị trong giới thuộc địa là phát xít, điều đó chỉ là điều bình thường. Tương tự, chủ nghĩa phát xít không phát triển thành công ở Anh, Pháp và Mỹ không phải vì họ quá coi trọng tự do mà là vì chủ nghĩa phát xít quá là thừa thãi. Họ đã hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản, tiến hành một đế chế dân tộc và thuộc địa mà không cần phải thỏa hiệp giai cấp với các giai cấp cũ. Chủ nghĩa phát xít vẫn tồn tại ở những nơi như Ấn Độ, Brazil và Hungary, và tôi nghĩ bạn có thể phân tích lý do tại sao lại như vậy đó. Và do hệ tư tưởng không quá gọn gàng, những gì nảy sinh trong những điều kiện thuận lợi, một cách cụ thể có thể ảnh hưởng đến cả một thời đại. Modi, Le Pen và Trump là một phần của cùng một hiện tượng ý thức hệ (ideological phenomenon). Quá trình công nghiệp hóa với quy mô chưa từng có của Trung Quốc đang có tác động lên toàn cầu và gây ra các “triệu chứng” ở toàn hệ thống toàn thế giới. Tuy nhiên, người ta không nên nhầm lẫn giữa “alt-right” (alt-right là một nhóm tổ chức của những người có tư tưởng cực Hữu, chối bỏ dòng chính của chủ nghĩa bảo thủ tại Hoa Kỳ) với Hindutva (Hindutva là một hệ tư tưởng chính trị hiện đại nhằm mục đích biến Ấn Độ thành một quốc gia theo đạo Hindu và loại trừ những người không theo đạo Hindu), hoặc ít nhất chúng ta phải phân biệt chúng trước khi đồng nhất hóa chúng thành “chủ nghĩa phát xít = xấu”.
Và khi không còn khả năng quay trở lại với chế độ phong kiến, mọi người đều chấp nhận “tính hiện đại”, bất chấp việc phàn nàn về chủ nghĩa hậu hiện đại, và chính phủ nghị viện tự do được chấp nhận ngay cả bởi những người không mong muốn điều đó. Sẽ không thể tránh khỏi những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản và giai cấp nông dân – cái mà đã không còn tồn tại ở thế giới thứ nhất với tư cách là một giai cấp.
Vậy cái gì mới tồn tại? Do cánh tả xã hội chủ nghĩa và những người bảo thủ truyền thống giống hệt chủ nghĩa tự do mới và hệ tư tưởng tự do là bá quyền cho nên tư tưởng cánh hữu tồn tại như một kiểu “tăng tốc logic” của chính chủ nghĩa tự do và vạch trần cái đạo đức giả của nó. Chủ nghĩa tự do tuyên bố rằng thế giới tốt đẹp hơn bao giờ hết nhưng thực tế nó lại là tồi tệ hơn? Đó là lỗi của người Hồi giáo hay người đồng tính nam hay của bất cứ điều đi chăng nữa. Chủ nghĩa tự do nói với bạn rằng đó là một hệ tư tưởng phổ quát nhưng hoạt động thông qua chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa đế quốc hả? Nó cũng nói với bạn rằng hãy cứ đó từ bỏ hệ tư tưởng và đi theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nếu chúng ta định đánh bom người khác, việc sau đó cứ nói mãi rằng “chúng tôi không phân biệt chủng tộc, tôi hứa mà” Chủ nghĩa tự do nâng cao bản sắc như một phạm trù bản thể trừu tượng? Ném vào người da trắng, vẫn là bản sắc hậu quả (consequential identity) sau cùng. Nghĩa là, hệ tư tưởng cánh hữu ngày nay không chỉ là kẻ ăn bám trên tiền đề của chủ nghĩa tự do, mà chính chủ nghĩa tự do thực sự đã đẩy nó đến mức cực đoan trong tương quan hợp lí mà không có một thái độ ý chỉ đạo đức giả hay tự kiểm duyệt chính nó nào cả.
Không phải là Plato đã nói về cái này trước kia rồi sao?
Tôi thực sự cảm nhận rằng cái tư tưởng về “quý tộc” (aristocracy) của ông ấy khá tương đồng với chủ nghĩa Cộng sản khi mà bạn thực sự nghĩ về nó ấy
Tôi sẽ lí giải cho sự trỗi dậy ấy là bởi vì cái lớp người mà họ thiếu kiến thức sẽ nhìn nhận một lãnh đạo Phát xít như là người mà sẽ đem lại tiếng nói cho họ. Họ quá thiếu hiểu biết để nhận ra rằng họ đang bị dắt mũi.
Chủ nghĩa Phát xít giống như cái nút bấm khẩn cấp cho chủ nghĩa Tư bản vậy đó. Nó tước đoạt đi cái mong muốn cách mạng (revolutionary desires) thật sự của giai cấp lao động và phi tập trung nó vào việc chú trọng dùng những điều như là phân biệt chủng tộc, kỳ thị nữ giới, kỳ thị đồng tính, phân biệt người khuyết tật, thuyết ưu sinh, vân vân, như là động lực của mong muốn cách mạng (revolutionary desires).
Tôi nghĩ rằng đó là hệ quả của chủ nghĩa dân tuý mà thiếu đi ý thức giai cấp. Khi mà có một vấn đề xảy ra, con người thường tìm cách xử lí và cần một ai đó để mà đổ lỗi cho vấn đề kia, và chủ nghĩa Phát xít nhảy vào, hứa hẹn một giải pháp. Chúng chỉ ra những nhóm nào được coi là “ra rìa” (out-group) trong xã hội đó, như là: Dân Do Thái, người nhập cư, tị nạn, vân vân và đổ lỗi cho họ vì đã gây ra tình trạng thế này thế kia cho kinh tế xã hội, và hậu quả là sau đó có nhiều người bị lỗi kéo theo cái luận điệu Phát xít ấy. Ý kiến của tôi có lẽ hơi trái thường tình một chút nhưng mà tôi cho rằng nhiều người thiếu đi cái sự phân tích phản biện các cấu trúc giai cấp và kinh tế nên họ sẽ trút cái khổ của bản thân mình vào những nhóm mà ít có sự ảnh hưởng nhất vào cuộc sống của họ chỉ bởi vì lãnh đạo của họ nói vậy.
Mấy người Phát xít thì thường có khả năng đổ lỗi ai đó cho việc bất ổn chính trị mà
Ai trong số những người bình luận ở đây cũng đều nói về việc Chủ nghĩa Phát xít đang manh nha phát triển ở nơi họ sống và các nước lân cận họ như thế nào bằng cách: kể tên ra. Và tôi sẽ nói với bạn rằng một vài trong số chúng (chủ nghĩa Phát xít) KHÔNG giống nhau mà còn đối lập nhau nữa là đằng khác. Nói rằng “chủ nghĩa Phát xít đang phát triển ở chỗ tôi, là nước Xtôn giáo Xchâu lục X” như thể có một cái liên minh “những người Phát xít” toàn cầu không chỉ tôn trọng mà còn thể hiện sự dân chủ tự do, thì cái đó không có đâu nha
Con người sẽ thường hoảng loạn khi mà xảy ra sự bất ổn, và đồng thời thì Phát xít lại thường đề cao sự ổn định. Nên khi mà người ta đang ở trong cơn khủng hoảng cục bộ, họ sẽ tìm lấy sự xoa dịu ở người lãnh đạo, người mà hứa hẹn về sự ổn định, bất luận cho nó là ổn định ở chính trị hay kinh tế. Thực tế mà nói thì nó toàn là hứa suông. Cái người lãnh đạo đó sẽ chỉ biết “rót vào tai” mọi người những điều mà người ta đang muốn nghe và khiến họ nổi dậy chống lại kẻ thù tưởng tượng một cách có chủ đích, và đó là cách người lãnh đạo đó củng cố quyền lực. Đó cũng là những gì Hitler đã làm, hắn hoàn toàn hiểu những hỗn loạn đương xảy ra ở Đức, tìm một cái bia đỡ đạn, một vật tế thần để đổ lỗi là Dân Do Thái, hắn nói rằng hắn sẽ khôi phục lại nền kinh tế, ổn định lại bộ máy nhà nước trong khi vẫn đang chĩa mũi súng vào người Do Thái. Hắn ta biết chính xác mọi người đang cần nghe cái gì và khiến họ cùng đứng lên chống lại một kẻ thù tưởng tượng bằng vũ lực.