VÌ SAO CON NGƯỜI ĐA SỐ ĐỀU SỢ RẮN?

Đầu tiên, rất nhiều ý kiến nói rằng có một số người đã nghiên cứu trước đây, 30% số người (không rõ điều này cuối cùng có chính xác hay không) bẩm sinh đã sợ rắn. Việc sợ rắn này là thuộc tính được ghi bên trong gen của họ. Điều này tôi sẽ không hoàn toàn phủ nhận, nó giống như việc bẩm sinh tôi đã sợ chuột, có người bẩm sinh sợ ấu trùng của bướm, sợ nhện, chuồn chuồn,…

Tôi tin rằng, nếu như trong câu trên nhắc đến 30% số người sợ rắn, thì khi làm nghiên cứu phân tích và thống kê những nỗi sợ loài động vật khác của con người, con số cũng có thể sẽ đạt đến 30%. Bởi vì không phải là nhà tâm lí học, tôi chưa có phương pháp giải thích tại sao loài người từ nhỏ đã có nỗi sợ này. Cũng giống như việc tôi không có biện pháp lí giải vì sao trên thế giới có nhiều người thích đi ngược lại ý kiến của người khác đến như vậy. (Điều này có thể liên quan đến môi trường mà họ lớn lên và nền giáo dục mà họ nhận được, nhưng tôi cảm thấy nó cùng các yếu tố bẩm sinh có mối liên hệ gắn liền.)

Quay trở lại chủ đề chính

Luôn có nhiều câu hỏi xoay quanh đề tài này, đó là: “Tại sao rắn được cho rằng là loài bị quỷ ám?” và “Vì sao người ta lại sợ rắn?”. Vậy, câu trả lời cho tất cả là gì? Về điều này, quá trình lớn lên của con người chính là một trong những nhân tố gây ra nhất định. Vấn đề có thể là do việc giáo dục từ xưa đến nay chỉ nhận thức được một phần nổi phía ngoài của nguyên nhân dẫn đến sự việc.

Trước hết nói về nhận thức giáo dục

Ngay từ thời xưa đã có bài thơ “Lời người bắt rắn” (trình độ văn hoá thấp (cấp hai) thì liền biết đến bài thơ này. Dĩ nhiên, cũng có người nói rằng trước khi học bài thơ này họ vốn đã sợ rắn rồi. Vậy tôi có thể đặt vấn đề, phải hay không từ nhỏ đến cấp hai, phụ huynh và môi trường xung quanh họ lúc nào cũng đưa vào đầu họ quan niệm rắn đáng sợ?). Và trong bài thơ cũng nói đến độc tính rất cao của loài rắn nào đó:

“Đồng Vĩnh Châu có giống rắn lạ,

Thân đen vằn trắng,

Bò ngang cũng làm héo cỏ cây;

Cắn phải người, vô phương cứu chữa” (bản dịch của Trương Củng @vnthuquan*net), họ vừa nghe xong liền thấy rợn cả người…

Cho đến hiện tại, có rất nhiều người khi nhìn thấy rắn, câu hỏi đầu tiên mà họ quan tâm nhất là nó có độc hay không? (Tất nhiên là người bình thường đều sẽ hỏi như vậy). Hơn nữa, khi tôi đi qua một số vùng núi hẻo lánh, người dân ở đây đều cho rằng mọi loại rắn đều có độc và đánh chết. Rắn trở thành loài động vật mà ai ai cũng có thể trừng phạt. Đồng thời cũng có rất nhiều người lấy việc mơ thấy rắn biến thành một điều kỳ quái (tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi rằng: giấc mơ trông thấy rắn có nghĩa là gì???). Ngoài ra còn có câu chuyện mơ thấy rắn đỏ (một loài rắn nước màu đỏ thông thường) có thể gặp vận may. Tôi thật sự rất nghi ngờ thông tin này. Tôi cảm thấy điều này có thể cũng cùng truyền thuyết dân gian Trung Quốc và các phim truyền hình, điện ảnh có liên quan với nhau. Loại hình giáo dục này biến hoá một cách vô tri vô giác, khiến cho mọi người có loại tư tưởng như vậy.

Tiếp theo, một số hiểu lầm được nhìn từ bên ngoài

Rắn có thể coi là loài động vật hoang dã mà chúng ta thường thấy và gặp trong cuộc sống. Xác xuất gặp phải nó so với động vật có vú thì cao hơn nhiều, cộng thêm thân thể của chúng rất nhanh, cho nên, đoán chừng số lần người ta trông thấy nó là rất cao. Tất cả động vật hoang dã đều có khả năng tấn công con người để tự vệ. Loài rắn cũng vậy, nên khi rắn cảm nhận được sự uy hiếp của con người, chúng có thể há miệng ra để đe doạ hoặc cắn người. Nhưng điều này hoàn toàn là hành vi tự vệ, chúng không thể chủ động tấn công con người đầu tiên (việc này là tự tìm cái chết).

Bài viết này nói về lí do tại sao rắn không tấn công người một cách chủ động. Khi bạn gặp phải các loài động vật hoang dã khác, chúng có thể chuẩn bị tinh thần tấn công bạn bất kì lúc nào bạn đánh và bắt chúng. Hơn nữa, so với rắn, đòn tấn công tự vệ của động vật có vú còn dữ dội hơn nhiều. Chỉ là trong rất nhiều thời điểm, động vật có vú hoàn toàn không cho bạn cơ hội để trải nghiệm điều này, còn đối với rắn thì có, bởi vì khả năng di chuyển của chúng hơi yếu hơn một chút. 

Hi vọng rằng quan niệm của mọi người có thể chuyển biến phần nào, tôi rất tôn trọng nỗi sợ hãi của các bạn, nhưng tôi cũng mong các bạn tôn trọng mạng sống của loài rắn. Chúng ta đều bình đẳng. Nỗi sợ hãi không phải là lí do để bạn làm tổn hại chúng. 

Tôi cảm thấy chúng ta có thể làm một bài trắc nghiệm (để lại tên một loài sinh vật mà bạn sợ hãi) về các loài sinh vật mà mọi người cảm thấy sợ và cuối cùng so sánh xem các tỉ lệ này có giống nhau hay không. Chúng có thể là chim, chó, rắn, mèo, nhện, sâu bướm,…

Lướt xuống chút nữa, tôi muốn đưa những bức ảnh về rắn, nếu đã sợ mà vẫn xem, xem xong còn kêu ca, tôi nhất định sẽ mắng người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *