Có đấy nhưng nó mang tính lịch sử nhiều hơn. Nếu ông chưa biết thì vị trí của một electron hay lớp của nó được xác định bằng các số lượng tử. Một trong những đại lượng này là số lượng tử phụ l. Ở buổi đầu sơ khai của ngành phổ học, các nhà khoa học đã phát hiện ra các vạch quang phổ của các kim loại kiềm ứng với giá trị l từ 0 đến 3 có các đặc tính sharp (sắc nét), principal (chính, chủ yếu), diffuse (tán xạ), và fundamental (cơ bản, cơ sở).
>u/Elongated_Muskrat070 (1 point)
Đù hay thế. Ông có thể giải thích thêm về số lượng tử phụ được không?
>>u/ToxiClay (1 point – x1 wholesome)
Oke để tôi thử. Mấy cái lượng tử này đau não lắm nên ngồi cho vững vào đấy nhé.
Để xác định vị trí của một electron riêng lẻ xung quanh một hạt nhân thì ta cần bốn (trên thực tế là ba vì spin của electron luôn là 1/2 hoặc -1/2) số lượng tử.
– Đầu tiên là số lượng tử chính, ký hiệu là n. con số này biểu thị cho độ lớn của một obitan hay bán kính trung bình của nó hay nói cách khác, con số này xác định lớp của một electron.
– Số lượng tử thứ hai là số lượng tử phụ hay số lượng tử xung lượng, ký hiệu là l. Con số này không thể hiện động lượng của một electron vì theo lý thuyết cổ điển thì electron không có động lượng nhưng nó thể hiện tốc độ quay của một electron xung quanh hạt nhân và điểu đó quyết định hình dạng phân lớp của electron đó.
– Con số thứ ba là số lượng tử từ. Khái niệm này khá dễ hiểu. Nó xác định định hướng của obitan trong không gian.
Vậy là ta đã có ba số lượng tử xác định lớp, phân lớp và obitan của một electron rồi. Còn một con số thứ tư nữa là số lượng tử spin. Các electron không quay như một con quay bình thường mà tự quay quanh trục của nó. nếu ông chấm một dấu chấm trên một electron thì electron phải quay hai vòng thì ông mới nhìn thấy dấu chấm đó. Thấy chưa tôi bảo nó đau não rồi mà. Số lượng tử spin của một electron có hai giá trị 1/2 (hướng lên) và -1/2 (hướng xuống).
Đấy xong rồi nha, não ông đi nghỉ được rồi đấy :>
_____________________
Dịch bởi Vũ