Vệ binh Thụy Sĩ.
Vệ binh Thụy Sĩ (tiếng Ý: Guardia Svizzera) là đội binh Thụy Sĩ chịu trách nhiệm bảo vệ Giáo hoàng và thành Vatican. Đội quân này được gọi là “Đội quân nhỏ nhất thế giới”. Đây cũng là đội quân nổi tiếng thiện chiến và lâu đời nhất thế giới.
Đội quân này hoàn toàn độc lập với lực lượng vũ trang Thụy Sĩ và được Giáo hội Công giáo Roma tuyển dụng với sự chỉ huy của Giáo hoàng. Các vệ binh này phải là công dân Thụy Sĩ, là người Công giáo Roma và không kết hôn. Chiều cao yêu cầu là 1m74 trở lên, phải có bằng nghề hoặc bằng cao trung, và phải tham gia huấn luyện quân sự
Thông thường, các vệ binh này mặc áo chẽn và đội mũ nồi xanh lam. Tuy nhiên, trong các nghi lễ, họ mặc trang phục thời Phục hưng. Áo chẽn của họ có các sọc mang ba màu sắc của nhà Medici là đỏ, vàng và xanh lam thẫm; cổ áo xếp nếp kiểu thế kỉ XVI; mũ sắt có đính lông đà điểu để phân cấp bậc, và thỉnh thoảng có thêm áo giáp. Đi cùng với bộ trang phục có phần màu mè ấy là ngọn giáo và thanh kiếm. Tuy vậy, bạn đừng có bị vẻ ngoài cổ điển ấy đánh lừa bởi vì các vệ binh này luôn thủ sẵn vũ khí hiện đại như súng lục, dao hay súng trường tấn công bên dưới bộ trang phục ấy.
Khu vực sinh sống của vệ binh Thụy Sĩ là ở góc Đông thành Vatican, phía Bắc Quảng trường Thánh Peter, và ngay trước Lâu đài Vatican. Nhà nguyện của họ là Nguyện đường Thánh Martino và Sebastiano, và nghĩa trang của họ là nghĩa trang Campo Santo Teutonico ngay sát bên Vương cung Thánh đường Thánh Peter.
Từ xa xưa, lính đánh thuê Thụy Sĩ đã là lực lượng nổi tiếng về lòng trung thành và sự tinh nhuệ, như lời của học giả La Mã Tacitus: “người Helvetian (người Thụy Sĩ cổ) là dân tộc chiến binh, họ nổi tiếng vì lòng dũng cảm của mình”. Từ thế kỉ XIV đến XV, các lính đánh thuê Thụy Sĩ đã tham gia bảo vệ lãnh thổ Giáo hoàng. Đến năm 1505, Giám mục Thụy Sĩ Matthaus Schiner đã đề nghị thành lập đội vệ binh Thụy Sĩ và đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Giáo hoàng. Đến ngày 22/1/1506, 150 vệ binh Thụy Sĩ đầu tiên do Kaspar von Silenen chỉ huy đã đến lãnh thổ Giáo hoàng.
Và chỉ 22 năm sau, họ đã chứng tỏ cho thế giới thấy lòng trung thành tuyệt đối của mình khi 189 vệ binh Thụy Sĩ đã dàn trận tại cửa Lâu đài Vatican để bảo vệ cuộc rút lui của Giáo hoàng Clement VII khi quân Tây Ban Nha và Đế chế (không) La Mã (không) Thần thánh tự ý kéo vào cướp phá Vatican vào năm 1527. Trong số 189 người ấy, chỉ còn 42 người sống sót. Trong WW2, họ cũng sẵn sàng hi sinh nếu quân Trục tấn công vào Vatican dù đang bị áp đảo về quân số. Tuy nhiên, cả Hitler lẫn Mussolini đều không dám đánh vào nơi này
Năm 1914, tổ chức của vệ binh Thụy Sĩ thành Vatican gồm 1 chỉ huy (hàm đại tá), 5 sĩ quan cấp cao, 15 sĩ quan cấp thấp, 1 cha tuyên úy và 110 lính. Đến năm 1979 thì con số này được cố định là 100 (1 chỉ huy, 3 sĩ quan cấp cao, 1 cha tuyên úy, 23 sĩ quan cấp thấp, 2 người đánh trống và 70 lính).
Người ta thường coi vệ binh Thụy Sĩ là cảnh sát của Vatican. Tuy nhiên, Vatican có một lực lượng độc lập gọi là Pontifica Gendarmerie lo phụ trách an ninh của thành Vatican (trừ Quảng trường Thánh Peter do cảnh sát Ý quản lí)
Link bài gốc: https://www.britannica.com/topic/Swiss-Guards