VÀNG MỌC TRÊN CÂY LÀ CÓ THẬT

Bạch đàn (tên gọi khác là cây khuynh diệp) có mặt hầu hết ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Rễ của cây có thể đâm sâu tới 40m để tìm kiếm nguồn nước và chất dinh dưỡng. Trong quá trình đó, những cây bạch đàn gần các mỏ vàng đã vô tình “hút” cả những bụi vàng trong lòng đất, sau đó dịch chuyển lên lá cây.

Các nhà nghiên cứu của Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ Khối thịnh vượng chung Tây Australia giải thích, “Vàng là kim loại độc hại với cây cối nên được bị dịch chuyển tới các đầu mút của cây, chẳng hạn như lá cây, hoặc tới các vùng đặc biệt bên trong tế bào để làm giảm các phản ứng sinh hóa độc hại”.

Trên tạp chí Nature Communications, nhóm nghiên cứu cho biết, đây là lần đầu tiên vàng được phát hiện ở trạng thái tích hợp tự nhiên trong một sinh vật sống. Tuy nhiên, lượng vàng trong lá cây rất ít, chỉ chiếm khoảng 0,000005 phần trăm trọng lượng mỗi lá cây.

Được biết trên thế giới cũng đã có nghiên cứu khoa học nhằm thu hoạch vàng từ các loại cây trồng đặc biệt như bạch đàn, mù tạt, hướng dượng… Kĩ thuật này có tên gọi phytomining.

Bằng cách này, con người có thể  lấy được vàng nano nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp hóa chất, lĩnh vực vốn sử dụng các hạt nano vàng như vật xúc tác cho những phản ứng hóa học. Tuy nhiên, giá trị quan trọng nhất của nghiên cứu chính là khắc phục hậu quả của các khu mỏ vàng bị ô nhiễm.

Nguồn : Có thể bạn chưa biết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *