TUỔI TRẺ SỐNG HẾT MÌNH VỚI CÁI LÀ ĐAM MÊ

… về già thì thấy caí đam mê mà nó không tạo ra tiền thì áp lực cũng quá thể. Những ai tới 30 tuổi vừa làm đúng đam mê mà vừa ra nhiều tiền thì rất may mắn nhưng không có nhiều người may mắn như vậy, đa phân là kiếm ra nhiều tiền bởi một công việc nào đó xong rồi đam mê công việc đó luôn.

.

Cũng chính vì vậy, việc vứt bỏ một công việc (mà nó đang ra nhiều tiền hoặc nhìn rõ sắp tới sẽ ra nhiều tiền) là một điều rất lãng phí. Căn bản bạn làm việc tới độ mà ra nhiều tiền thì nó cũng là một quá trình ngắn thì một hai năm, dài thì 3 năm 5 năm… ngay lập tức lại bỏ ngang xương để bắt đầu một cái mới… một thứ “không chắc chắn” và ở thì “tương lai”. Nếu thử đúng thì quá tuyệt vời, thử sai hoặc nó lại k đúng là công việc mình thích thì cuộc đời coi như lãng phí ~3-5 năm tuổi trẻ, và sai 2-3 lần thì tới luôn 30 tuổi… tới độ cơm áo gạo tiền, vợ (chồng) con ghì sát đất thì chẳng còn động lực để mà thử nữa.

.

Ấy thế mà giới trẻ bây giờ lại rất hay động viên nhau bỏ việc, nghỉ việc chỉ vì lý do là …. “không thích công việc đó”… hoặc đơn giản chỉ là sếp hà khắc quá, đồng nghiệp không hợp gu hoặc không thân thiện, drama, việc xa nhà quá, …. và vô vàn lý do khác nữa mà mình tạm gọi đó là những lý do “bộc phát”, tuổi trẻ sống hết mình vì đam mê… nhưng đam mê hông nuôi ta sống, chỉ có đam mê tạo ra tiền mới nuôi ta sống. Sống hết mình với cuộc sống trước đã, khi có tầm 1 chút thì đam mê nó tới nhanh cực, cái level của đam mê nó cũng sẽ ở 1 đẳng cấp khác. Một vài lời khuyên mà mình đã từng trải qua, đúc kết… và muốn chia sẻ 1 chút với mọi người (vì là quan điểm cá nhân nên ai học được gì thì học, hông hợp gu thì có thể bỏ qua, đừng drama với mình :v).

1.Khi bạn bè bạn gặp vấn đề ở công ty, xin hãy đồng cảm chứ đừng đồng lòng. Khi người ta gặp vấn đề, thứ người ta thấy đều là 1 màu đen xám xịt. Điều bạn cần làm đó chính là đồng cảm, đưa ra góc nhìn thông cảm… chứ đừng nên đồng lòng hùa theo và chửi cty, chửi sếp (trừ khi cái chỗ đó nó quá quắt tới 1 mức độ nào đó mà ai cũng có thể cảm nhận thì hãy chửi). Người mà đang thấy màu đen thì họ kể cho bạn nghe toàn thứ màu đen, bạn đâu nhìn thấy ở môi trường họ đang làm có những màu hồng, màu tím, màu gì đâu mà bạn hiểu môi trường đó tốt hay xấu. Vô tình chỉ 1 lời đồng lòng của bạn lại khiến họ nghỉ luôn công ty vào ngày mai… và đó đôi khi lại là sai lầm lãng phí hết vài năm thanh xuân của họ.

.

2. “Trước khi hỏi tới cái đam mê, hãy hỏi tới cái gì sẽ vào bụng mình ngày mai”. Một lời khuyên cho mọi người: trước khi dấn thân đi tìm đam mê của mình thì hãy cố gắng tìm cho mình được 1 công việc nào đó “đủ để nuôi sống bản thân” dù có vô tình theo đuổi đam mê nhưng không thành. Kiểu như hãy có 1 cái nghề, có 1 kỹ năng mà có thể làm freelancer được hoặc kinh nghiệm đủ để bất kỳ chổ nào cũng có thể nhận bạn vào làm (dù lớn tuổi)…. khi đã không lo chết đói thì cái đầu đủ vững để thấy đâu là đam mê. Làm theo đam mê dăm ba tháng nữa năm đói meo râu lúc đó thì nhục lắm.

.

3. Đam mê là 1 thứ không chắc chắn, nhất là ở thời điểm tuổi trẻ. Xã hội bây giờ cập nhật rất nhanh, nghề mới ra liên tục, công nghệ thì càng lúc càng tiên tiến, bạn có chắc đam mê của bạn sẽ không lung lay khi bạn thích 1 thứ khác (hoặc khi bạn làm ra rất nhiều tiền bạn có còn thích đam mê đó)? ——> Hãy làm thật nhiều phép thử ví dụ như làm bài phân tích ikigai, SWAP, trắc nghiệm tính cách… hoặc sâu hơn nữa có môi trường thì thử trải nghiệm nhiều công việc khi còn từ năm 1 để biết được mình hợp với vị trí nào (các công ty giờ tuyển thực tập nhiều lắm), đừng đợi tới khi ra trường mới thử thì muộn r (cũng chả ai tuyển thực tập khi >23 tuổi nữa).

.

4. Mình không chê hay trách những ai theo đuổi đam mê (thậm chí còn khuyến khích). Mình chỉ trách những đam mê bốc đồng, những đam mê không có thông tin cụ thể, những đam mê bộc phát… Vì nó giống như đua đòi hơn là đam mê. Mình cũng không thích những điều như “cuộc sống là những phép thử” “cứ đi rồi sẽ đến”… các quan điểm này có thể phù hợp với người nào đó chứ đôi khi không phù hợp với giới trẻ. Làm gì thì cũng nên có sự chuẩn bị, nên có thông tin, nên có mục đích và “hiểu rõ 1 chút những gì mìn đang muốn làm” bằng cách có thật nhiều kiến thức, có thật nhiều mqh về thứ mình muốn làm (đa góc nhìn) rồi hãy làm…. như vậy sẽ đỡ lãng phí tuổi xuân.

.

5. Cuộc đời chúng ta, khi nhìn lại thì chúng ta thường hối hận về những gì chúng ta không làm…. NHƯNG, có một điều chúng ta hối hận hơn cả điều trên đó chính là “HỐI HẬN VÌ LÀM BẬY”… bằng chứng là chúng ta hay nói thay vì làm điều A, nếu tao mà làm điều B thì tao đã…. câu này xuất hiện thường xuyên hơn là câu ước gì tao đã làm điều B (này dựa trên case study của mình và nhiều người mình từng gặp và nc thôi nên mình thấy vậy). NÊN, làm gì thì hãy “mài riều” trước khi làm, bằng cách:

  • Hãy đọc thật nhiều sách, học thật nhiều khóa học vào thời gian rảnh. Học những kiến thức liên quan tới ngành mà chúng ta đang muốn hướng tới, chuẩn bị khoảng 3-6 tháng đi rồi nghỉ việc cũng chưa muộn.
  • Hãy tạo thương hiệu cá nhân về mảng mà mình đang muốn join bằng cách chia sẻ nhiều về nó. chẳng hạn tạo kênh Tiktok kể về “quá trình tôi học content”…. vừa học vừa chia sẻ giúp chúng ta học nhanh hơn, nhớ lâu hơn mà còn tạo thcn nữa.
  • Hãy tạo thật nhiều mqh với những người trong ngành trên Facebook, Tiktok, thường xuyên cảm nhận những công việc mà họ đang làm (hoặc trực tiếp hỏi thẳng họ), nếu có cơ hội và mqh đủ tốt thì xin họ cho qua xem thử môi trường làm việc ntn, các công việc ra làm sao (thậm chí lúc trước mình còn xin vào làm thử 1 tuần nữa cơ). Cơ hội như vậy có nhiều, chỉ là bạn k có đủ mqh và bạn cũng chẳng mở miệng ra hỏi thôi, đôi khi vào làm thử 1 tuần chán ngắt xong lại quay về làm cv lúc trước :v

.

CHỐT: tuổi trẻ chỉ có 1 lần, tuổi già cũng chỉ có 1 lần, cuộc đời chỉ có 1 lần. Quan trọng không phải chúng ta thử đúng hay thử sai, quan trọng là chúng ta lãng phí những lần thử và chẳng đúc kết được gì sau mỗi lần thử (hiểu càng sâu, đúc kết càng nhận được nhiều)

————–

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *