#tuduydotphaBẠN CÓ NGHE QUA RỐI LOẠI ÁM ẢNH SỢ CHUYÊN BIỆT (Specific phobias disorde…

BẠN CÓ NGHE QUA RỐI LOẠI ÁM ẢNH SỢ CHUYÊN BIỆT (Specific phobias disorder)

#trainghiemsong
BẠN CÓ NGHE QUA RỐI LOẠI ÁM ẢNH SỢ CHUYÊN BIỆT (Specific phobias disorder)
Khi một người nào đó trải qua một nỗi sợ hãi quá mức. Họ xuất hiện ám ảnh khi gặp phải nguồn gốc kích hoạt của nỗi sợ. Nói một cách khác, Nỗi sợ này không giảm đi mà còn sẽ kích hoạt lại khi gặp lại đối tượng gây sợ hãi. Và phản ứng ám ảnh khi nghĩ về chủ đề sợ hãi đó được gọi là ám ảnh sợ. Nỗi sợ hãi có thể là ở một nơi cụ thể nào đó, một tình huống cụ thể hoặc một đối tượng nhất định.
Người ta chia “ rối loạn ám ảnh sợ chuyên biệt” ra thành 5 loại chính:
  • Ám ảnh sợ động vật. (ví dụ: chó, rắn hoặc nhện)
  • Ám ảnh sợ về môi trường tự nhiên. (ví dụ: độ cao, bão lũ, sợ nước)
  • Ám ảnh sợ kim tiêm, máu – thiết bị y tế. (ví dụ, sợ nhìn thấy máu, sợ xét nghiệm, sợ thấy máu, hoặc đôi khi có thể là sợ do xem chương trình có các thiết bị về y tế)
  • Ám ảnh sợ tình huống. (ví dụ: máy bay, thang máy, lái xe, những nơi kín)
  • Những nỗi ám ảnh sợ khác. (ví dụ, như ở trẻ em, các em có thể sợ những âm thanh lớn như bóng bay nổ ra hoặc những nhân vật giả tưởng như ông kẹ, chú hề, ….)
Nỗi sợ hãi thời thơ ấu, như sợ bóng tối, quái vật hoặc bị bỏ lại một mình, là phổ biến, và hầu hết trẻ em đều có thể tự vượt qua; một nỗi sợ hãi vô lý có thể là một sự phiền toái – phải đi cầu thang bộ thay vì thang máy hoặc phải đi bộ thay vì lái xe, nhưng nó không được coi là một nỗi ám ảnh cụ thể trừ khi nó làm gián đoạn nghiêm trọng cuộc sống của bạn Nếu các triệu chứng của ám ảnh sợ chuyên biệt ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng trong công việc, trường học hoặc các tình huống xã hội. Hãy liên hệ với các chuyên gia về sức khỏe tâm thần như bác sĩ tâm thần hoặc chuyên viên tâm lý .
Hầu hết mọi người có thể được giúp đỡ với liệu pháp đúng. Và trị liệu có xu hướng dễ dàng hơn khi nỗi ám ảnh được giải quyết ngay lập tức thay vì chờ đợi.
ĐÚC KẾT
Nỗi sợ là một cách cảm xúc khởi đầu cho những phản ứng chúng ta tự bảo vệ bản thân. Nhưng nếu nỗi sợ quá mức thì đó là dấu hiệu của bệnh lý. Nỗi ám ảnh sợ với một chủ đề cụ thể được gọi là rối loạn ám ảnh sợ chuyên biệt. Quá trình đương đầu với nỗi sợ của mình là một quá trình không dễ dàng. Nhưng với động lực tự thân và chiến lược phù hợp, bạn có thể học cách quản lý nỗi sợ hãi của mình và cải thiện chất lượng cuộc sống hiệu quả.
Cũng như tôi đã từng đọc trong cuốn Tư duy ngược dịch chuyển thế giới, Nelson Mandela cũng từng nói: “ Tôi học được rằng dũng cảm không phải là không biết sợ hãi, mà là chiến thắng nó… Người dũng cảm không phải là người không bao giờ biết sợ hãi, mà là người chinh phục được nổi sợ hãi.”
HÃY NHÌN VÀO VÀ CHIẾN THẮNG NỔI SỢ CỦA CHÍNH MÌNH


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *