CUỘC SỐNG NGẮN NGỦI LẮM, ĐỪNG PHUNG PHÍ THỜI GIAN, CÔNG SỨC ĐỂ THEO ĐUỔI THỨ KHÔNG TỒN TẠI MANG TÊN “SỰ HOÀN HẢO”
“Hoàn hảo” là gì?
Tôi gặp Bel từ hồi mới vào trung học. Cô ấy trông cao ráo và mảnh khảnh với mái tóc dày buông dài tới thắt lưng. Bel luôn dễ dàng đứng đầu lớp, tham gia nhiều câu lạc bộ khác nhau và dễ dàng kết bạn với mọi người.
Sau giờ học, cô ấy góp mặt trong nhiều hoat động ngoại khóa, đóng vai chính trong vở kịch của trường, hát phần điệp khúc trong dàn hợp xướng, và cũng là thành viên trong một vài nhóm thể thao. Bên cạnh đó, Bel còn ký hợp đồng với một công ty người mẫu.
Đó là những gì tôi thấy ở Bel trong 4 năm đầu trung học, nhưng tới năm cuối cùng, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi. Bel bị ốm. Cô không còn là học sinh xuất sắc nhất trong khóa, cũng không “chạy đôn chạy đáo” giữa các câu lạc bộ nữa.
Trong những dịp hiếm hoi mà Bel tới trường, tôi thấy hai mắt của cô hõm sâu với quầng mắt thâm xì bên dưới. Tính cách sôi nổi và lạc quan của cô biến mất, nhường chỗ cho những hoài nghi, chỉ trích và tiêu cực. Vài năm nữa nhanh chóng trôi qua nhưng Bel vẫn “mắc kẹt” với căn bệnh của mình.
Trong khi đó, tôi có cơ duyên gặp gỡ Martin ở bậc đại học. Martin không phải là người thích giao lưu xã hội như Bel, cũng không phải người nổi bật nhất trong khóa chúng tôi.
Nhưng điều đặc biệt là Martin sở hữu một trí tuệ phi thường. Cậu ta luôn đạt thành tích xuất sắc ở mọi lớp học, là nhà sáng lập kiêm chủ bút của một tờ tạp chí đại học mới. Tôi đã nghĩ rằng một tương lai tưới sáng chắc chắn đang đón chờ Martin.
Vậy mà tới năm thứ 3, Martin không còn tới lớp nữa. Cậu ta cũng bỏ lỡ những cuộc họp nhóm để làm bài tập. Sau đó, tôi mới biết Martin đã phải nhập viện và được chẩn đoán mắc một căn bệnh về sức khỏe tinh thần.
Trở thành “kẻ mạo danh”
Nhiều người giống như Martin và Bel đang cố gắng “khoác lên mình chiếc áo mang tên người hoàn hảo”. Tuy nhiên, Gordon Flett, nhà tâm lý học tại Đại học York cho hay đó thực sự chỉ là một chiếc mặt nạ mà thôi. Đằng sau mặt nạ ấy, “họ cảm thấy mình như những kẻ mạo danh” và bị mài mòn về mặt cảm xúc.
Trên thực tế, nhiều người trong chúng ta cũng đang nuôi dưỡng và bồi đắp những đặc điểm của một “người hoàn hảo”. Những đặc điểm này thường là những điều khiến người khác ngưỡng mộ chúng ta và cũng khiến chúng ta thầm tự hào. Ví dụ, bạn muốn tóc của mình phải vào nếp và đúng kiểu trước khi rời khỏi nhà, hay dành nhiều thời gian hơn dự tính cho một dự án nào đó.
Những người hoàn hảo thường được cho là thành công hơn, khỏe mạnh hơn, tốt hơn và đương nhiên “hoàn hảo” hơn người khác. Thế nhưng, nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này hoàn toàn không đúng.
Thay vào đó, những người này có khả năng mắc nhiều bệnh về thể chất như đau nửa đầu, đau đớn kinh niên và hen suyễn, đáng báo động hơn là nguy cơ tử vong tăng 51%.
Tương tự, nghiên cứu cũng tìm ra những liên quan giữa sự hoàn hảo và cầu toàn với những vấn đề về sức khỏe tâm lý như lo âu và trầm cảm. Một bài báo xuất bản trên Review of General Psychology thậm chí còn cho rằng đây là một yếu tố nguy hiểm dẫn đến việc tự tử.
Đáng buồn thay, mặt tối của sự hoàn hảo lại thường bị ngó lơ. Trang The Cut cho hay, một phần có thể là do những người hoàn hảo có xu hướng che dấu những nỗi đau và tổn thương mà mình phải chịu đựng.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, áp lực phải trở nên hoàn hảo dường như lớn hơn bao giờ hết. Áp lực trông thật xinh đẹp nhưng vẫn tự nhiên, có một sự nghiệp thành công nhưng vẫn giữ được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống… Nhưng vấn đề là chúng ta đang phải đối mặt với một cơn khủng hoảng về sức khỏe tinh thần và cả thể chất.
Vậy làm thế nào để chúng ta loại bỏ yêu cầu trở nên hoàn hảo? Mỗi người sẽ tự có cách riêng để tìm lại con người thật của chính mình, nhưng tôi nghĩ những lời khuyên sau khá hữu ích với tất cả chúng ta.
1. Chấp nhận “sự hoàn hảo” không tồn tại
Rapper, nhà thơ, nhà sản xuất phim kiêm nghệ sĩ hùng biện người Mỹ Prince Ea (tên thật là Richard Williams) từng nói, định nghĩa chính xác của từ “hoàn hảo” nên là “một từ có 10 chữ cái dùng để miêu tả về thứ gì đó không tồn tại”.
“Bạn từng nhìn thấy một cái cây hoàn hảo chưa?”, ông hỏi mọi người trong video mới nhất của mình “The Prison of Perfection”. Mặc dù mỗi cái cây nghiêng theo những cách khác nhau hoặc có thể bị tróc vỏ nhưng chúng ta vẫn nhìn thấy vẻ đẹp ở chúng. Tuy nhiên, đối với con người, chúng ta dường như không nhận ra rằng tất cả chúng ta cũng đều rất xinh đẹp và tuyệt vời.
2. Hướng tới sự hoàn hảo ở bên ngoài bản thân
Gordon Flett khuyên những người hoàn hảo nên sử dụng các thế mạnh của mình để giúp đỡ người khác thay vì tập trung vào việc trở nên hoàn hảo ở mọi khía cạnh trong cuộc sống của mình.
“Khó có từ ngữ nào có thể diễn tả hết cảm giác bản thân trở nên tốt đẹp hơn thông qua việc làm tình nguyện và tạo nên sự thay đổi trong cuộc sống của người khác”, ông nói. Do vậy, hãy cố gắng tìm kiếm và tương trợ những người đang cần được giúp đỡ. Bạn sẽ cảm thấy vui sướng và đáng giá hơn bất cứ phần thưởng vật chất nào mà bạn có thể được nhận.
3. Chọn lối đi đúng cho cuộc đời mình
Prince EA cho rằng có hai “cánh cửa” mà bạn có thể chọn bước qua trong cuộc đời.
Cánh cửa thứ nhất đưa bạn hướng tới sự hoàn hảo và nhận nhiều sự ngưỡng mộ. Nhưng cánh cửa thứ hai lại cho phép bạn được là chính mình, và được người khác yêu quý vì chính con người thật của bạn.
Hai con đường đưa cuộc đời bạn rẽ theo hai hướng khác nhau, vậy nên hãy tỉnh táo và thật sáng suốt để lựa chọn lối đi phù hợp cho bản thân mình.
4. Ngưng trì hoãn
Thói quen thích trì hoãn sẽ đưa bạn tới hai kết quả. Một là, mọi việc đã quá muộn và bạn phải “vắt chân lên cổ” để hoàn thành nhiệm vụ. Hai là, bạn làm việc quá chậm và lỡ deadline. Dù rơi vào trường hợp nào thì công việc của bạn cũng đã không được hoàn thành đúng thời hạn, và bạn vẫn bị mắc kẹt trong cái bẫy của sự trì hoãn.
Vậy nên nếu muốn sự nghiệp khởi sắc, cuộc đời suôn sẻ, bạn nhất định phải loại bỏ thói xấu này. Tuy thay đổi thói quen trì hoãn không phải việc dễ dàng nhưng hãy kiên trì bởi có một nguyên tắc rằng, bạn làm một việc nhiều lần bao nhiêu thì nó sẽ trở nên dễ dàng hơn bấy nhiêu.
5. Chấp nhận những thiếu sót và sai lầm của mình
Tôi từng vô cùng xấu hổ khi bản thân gặp trở ngại về khả năng nói và diễn thuyết. Tôi đã luôn cố gắng để che đậy và giấu diếm điều đó. Nhưng vài năm sau, tôi không còn quan tâm quá nhiều về nó nữa.
Tôi nhận ra rằng, việc đó không phải điều gì quá xấu hổ như tôi từng tưởng tượng. Một số người chẳng hề chú ý tới nó, có người còn thường nhận xét rằng nó nghe thật kỳ lạ và hay ho.
Vậy đấy, có những khuyết điểm của bản thân khiến bạn cảm thấy tồi tệ và mặc cảm nhưng sự thực là, không phải ai cũng chú ý tới chúng, thậm chí nhiều người còn thấy thích thú nữa. Do vậy, hãy chấp nhận những thiếu sót, tự tin là chính mình và cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày bạn nhé!
6. Đừng ngại mắc lỗi
Bạn nghĩ có bao nhiêu phát minh được xem như hoàn hảo ngay lầm đầu tiên được tạo ra? Trên thực tế, nhiều phát minh nổi tiếng lại hoàn toàn được sáng tạo ra từ những sai lầm.
Hãy lấy máy in làm ví dụ. Một kỹ sự vô tình để chiếc bàn là nóng lên chiếc bút của mình, rồi lại sơ ý dùng chính bàn là đó để là quần áo. Vậy là mực trong bút phụt ra, khởi đầu cho phát minh về chiếc máy in.
Do đó, thay vì sợ mắc lỗi và bị chê cười, hãy dũng cảm thực hiện những điều bạn muốn và hiện thực hóa những ý tưởng của bạn.
7. Luôn kiên trì
Mỗi người nên nhớ rằng, thành Rome không phải được xây dựng xong chỉ trong duy nhất 1 ngày đâu. Các cụ ta cũng có câu “dục tốc bất đạt”, có nghĩa là làm quá nhanh, hấp tấp sẽ dẫn tới hỏng việc.
Thực tế cũng chứng minh, những người kiên trì đi từng bước nhỏ sẽ tiến xa hơn những kẻ nóng vội, muốn đi bước lớn. Vậy nên, bạn chớ quên rèn cho mình tính kiên nhẫn, suy nghĩ thấu đáo trước khi làm.
8. Thực hành cách sống “Kintugi”
Đây là một truyền thống thời xưa của người Nhật. Theo đó, khi có vật gì bị vỡ, họ sẽ gắn lại những vết nứt bằng các chất liệu có giá trị như vàng, bạc hoặc bạch kim. Những đồ vật bị vỡ này sau đó sẽ trở nên độc đáo, thậm chí còn có giá trị hơn.
Truyền thống này dạy chúng ta cách nhìn nhận về bản thân và cuộc đời mình. Thay vì xấu hổ về những khiếm khuyết của mình, chúng ta nên coi chúng là những điều khiến mình trở nên giá trị và khác biệt hơn so với số đông.
Đọc tới đây, bạn hiểu được sự hoàn hảo đích thực là gì hay chưa? Đó là khi chúng ta thừa nhận rằng sự hoàn hảo không tồn tại, do vậy hãy chấp nhận con người thật của mỗi người, ngừng tạo thêm áp lực cho bản thân và người khác. Bên cạnh đó, nếu thấy ai đó đang gặp trở ngại, hãy tới và giúp đỡ họ.
*Đây là bài chia sẻ của Ashleigh Wilson được đăng tải trên trang