Sau khi đọc qua một bài viết của Amia Srinivasan, tôi tự hỏi một người bình thường sẽ nhận thức và kết nối như thế nào với ham muốn tình dục của họ.
Quan điểm của Srinivasan là chúng ta đã sai khi đặt nặng vấn đề về đồng thuận trong tình dục. Chúng ta cho rằng tình dục chỉ là “muốn” hoặc “không muốn”, nó cho phép mọi người được thỏa mãn mọi ham muốn tình dục miễn sao nó không phạm vào sự đồng thuận: Hi.ế.p d.â.m và l.ạ.m d.ụ.ng là xấu, mọi thứ khác chỉ là “bản chất con người”.
Srinivasan cho rằng ta nên tìm về gốc rễ trong ham muốn tình dục của bản thân và nếu thứ ta tìm ra không mấy dễ chịu, việc thay đổi nó là điều hiển nhiên.
Một số phản đối quan điểm của Srinivasan, cho rằng bản chất của con người đơn giản là không thể giải thích được, chúng ta không thể kiểm soát được thứ gì làm chúng ta bị thu hút, rằng miễn sao ham muốn đó không gây hại, ta không nhất thiết phải hiểu rõ chúng.
Không chỉ vậy, việc chính trị hoá và chống lại ham muốn bản năng có thể gây nên hậu quả khôn lường, trong khi đó tâm trí con người vốn đã có thể kiểm soát được nó.
_____________________
rằng miễn sao ham muốn đó không gây hại, ta không nhất thiết phải hiểu rõ chúng.
Để hiểu rõ hơn vấn đề mà Srinivasan nói đến, hãy chấp nhận phản đề trên rồi tự hỏi : “Vậy thế nào là gây hại?”
Hiển nhiên những thứ như hi.ế.p d.â.m và ấ.u d.â.m là xấu, nhưng nếu như tôi chỉ có ham muốn với những người có mắt xanh, vậy liệu điều đó có làm hại tới những người mang màu mắt khác hay không? Chắc chắn là không.
Vậy tôi không bị bắt buộc phải bị thu hút bởi người mang mắt xanh, nhưng hãy giả dụ rằng ở cộng đồng của tôi, người mang mắt xanh là biểu tượng của ham muốn tình dục và cho rằng những người không mang mắt xanh thì là kém hấp dẫn? Rằng tôi chỉ thích người mang mắt xanh lam bởi vì tôi đã lớn lên và được nuôi dạy trong cộng đồng đó?
Hẳn sẽ là xấu nếu như xã hội chúng ta được sắp xếp như vậy. Thậm chí những người không mang màu mắt xanh có thể sẽ bị đối xử không công bằng. Nhưng chúng ta cụ thể sự không công bằng đó ra sao? Liệu ta có thể nói những người không mang màu mắt xanh trong hoàn cảnh này là bị hại? Nếu có thì họ bị hại bởi thứ gì? Liệu có thứ gọi là “quyền được người khác ham muốn” không? Hẳn là không.
Nhưng nếu không, thì những người không mang mắt màu xanh bị hại bởi thứ gì trong xã hội đó?
_____________________
u/Wittaus (11 points)
Một ví dụ cụ thể ở đây sẽ là “hưng phấn sắc tộc”(racial fetish).
“Cơn sốt vàng” – việc bị thu hút bởi người phụ nữ châu Á.
Một số phản đối quan điểm của Srinivasan, cho rằng bản chất của con người đơn giản là không thể giải thích được
Theo như luận điểm trên, ta coi rằng ham muốn với một dân tộc xác định hoàn toàn là không thể giải thích được, cũng như cách mà chúng ta bị hấp dẫn bởi vài nét ngoại hình, vậy nên chúng ta không chính trị hoá chúng.
Nhưng có rất nhiều cuộc tranh luận về tính độc hại của của “hưng phấn sắc tộc”. Nhìn vào cách những kẻ phi cá nhân hoá nạn nhân của chúng, trói buộc họ vào những ngờ vực tâm lý và bất an rồi lại thể hiện định kiến phân biệt chủng tộc. Zheng thể hiện nhiều điểm tương đồng với Srinivasan, rằng chúng ta phải có trách nhiệm với những ham muốn của bản thân chứ không chỉ chấp nhận chúng là một phần của bản năng.
Tuy là ta có thể nói:
miễn sao ham muốn đó không gây hại, ta không nhất thiết phải hiểu rõ chúng.
và loại bỏ “hưng phấn sắc tộc” đi, vẫn rất khó để tìm ra ham muốn nào là hại và ham muốn nào không.
Ví dụ, lập luận của Zheng có thể áp dụng với những trường hợp ham muốn với những người thừa cân, chuyển giới, khuyết tật. Một cách cực đoan, ta có thể nói những người bị hấp dẫn với phụ nữ không khác gì là đang thực hiện việc coi phụ nữ chỉ là một đồ vật thoả mãn ham muốn cá nhân. Vậy với lập luận này, vô cùng ít ham muốn là không gây hại.
Ta có thể thấy sự cần thiết trong việc cơ cấu triệt để lại hầu hết ham muốn tình dục, thứ mà chỉ số ít người có thể theo đuổi.
Nhưng vậy cũng có nghĩa là chấp nhận việc ham muốn tình dục dựa trên một thứ nền tảng như giới tính và xu hướng tính dục, cũng sẽ bị phản đối về mặt đạo đức.
“Robin Zheng (2016), ‘Why Yellow Fever Isn’t Flattering: A Case Against Racial Fetishes,’ Journal of the American Philosophical Association, 400-419.”
