TỪ CÔ ĐƠN TỚI IM LẶNG

Gần đây, tôi đã một mình đi xem bộ phim về cái chết ở rạp.

Khi tôi tiến gần đến rạp — ánh sáng mờ ảo dưới bầu trời đêm tháng 11 — có một nhóm năm người đứng bên ngoài. Họ đang tán gẫu, hút thuốc lá, và có lẽ đang chờ một người khác. Bên trong, tôi thấy nhiều nhóm và cặp đôi khác. Nỗ lực kiếm tìm người giống như tôi — những kẻ cô đơn — đã không thành công. Như thể có một tấm biển bên ngoài viết, “Chỉ cho phép nhóm,” và chỉ có mình tôi không thấy nó.

Chẳng bao lâu sau, mọi thứ xuất hiện xung quanh tôi càng chứng minh cho việc tôi đang làm điều gì đó không bình thường . Cả bắp rang bơ cũng rẻ hơn khi được gọi là “menu cặp đôi.” Ghế “tình nhân” đã được bán hết. Đi xem phim một mình, theo suy luận của tôi, giống như vấp vào phòng vệ sinh của giới tính ngược lại. Không có gì sai trái về bản chất, nhưng ánh nhìn không quan tâm và các tiện ích không phù hợp sẽ đảm bảo bạn cảm thấy lạc lõng.

Vấn đề là, tại sao?

Tại sao một điều gì đó tưởng như ai cũng có thể tiếp cận — như việc đi rạp chiếu phim — lại khiến ta cảm thấy nặng nề và xa lạ khi chúng ta không tuân theo điều lệ xã hội ngầm của nó?

Một trong những lý thuyết của tôi là chúng ta thường nhầm lẫn giữa việc ở một mình với cảm giác cô đơn. Đó là hai điều khác biệt. Trong khi cảm giác cô đơn là nỗi buồn phát sinh khi chúng ta không cảm thấy được kết nối với mọi người xung quanh, thì việc ở một mình đơn thuần chỉ là trạng thái không có ai bên cạnh. Cô đơn là một cảm xúc cá nhân. Còn ở một mình là một hoàn cảnh trung lập.

Vì vậy, theo nghĩa này, cô đơn phức tạp hơn nhiều so với việc ở một mình. Chúng ta có thể cảm thấy cô đơn không chỉ khi ở một minh, mà ngay cả khi đã kết hôn, trong vòng bạn bè, hay giữa đám đông. Tuy nhiên, việc ở một mình chỉ xảy ra khi — và chỉ khi — chúng ta không có ai bên cạnh.

Và vẫn thế, chúng ta đã thu hẹp hình ảnh người cô đơn thành người sống một mình.

???? Vậy sự khó khăn ở đây là gì?

Vấn đề khi chúng ta nhầm lẫn giữa sự cô đơn và nỗi cô độc là chúng ta càng dễ cảm thấy cô độc khi một mình. Kết quả là, trạng thái ban đầu có thể là trung tính (hoặc thậm chí tích cực) của việc ở một mình lại biến thành mong muốn đau khổ về sự kết nối. Càng có nhiều kỳ vọng rằng chúng ta phải có bạn bè hoặc người thân đi cùng tại một nơi hay sự kiện nào đó, khả năng chúng ta cảm thấy cô đơn càng cao. Và một khi chúng ta chuyển từ việc ở một mình sang cảm giác cô đơn, chúng ta cũng mở khóa toàn bộ những định kiến tiêu cực và rủi ro sức khỏe mà nỗi cô đơn mang lại.

Quả thật, điều này đã xảy ra với tôi. Khi ánh đèn trong rạp phim tắt dần và tôi nhấm nháp bát bỏng ngô khổng lồ của mình, tôi đã không chỉ ở một mình nữa mà bắt đầu cảm thấy cô độc. Cảm giác tựa như đi vào lễ hội ẩm thực sau khi đã ăn tối: dù nhu cầu đã được thoả mãn, nhưng hoàn cảnh xung quanh vẫn gây ra sự “đói” nhân tạo.

Nhưng rồi, ngay trước khi phim bắt đầu, điều may mắn đã xảy ra. Một người vào rạp và ngồi phía sau tôi – hoàn toàn một mình. Vài giây sau, người khác nữa bước vào. Và người này, họ cũng tự ngồi xuống, cho thấy họ tới đây không có bạn bè đi kèm.

Mọi thứ đều trở nên rõ ràng. Tôi cảm thấy mình gắn kết với những người này. Sự hiện diện của họ làm tôi an tâm rằng đi xem phim một mình hoàn toàn bình thường. Nó nhắc nhở tôi rằng, sự cô đơn của mình giống như bộ phim tôi sắp xem: một ảo ảnh, một vở kịch, một sáng tạo nhân tạo.

Hơn nữa, cũng có lúc tôi đi xem phim với bạn bè và vẫn cảm thấy cô đơn. Cách đây vài tuần, tôi đã xem phim The Big Lebowski với vài người bạn, và nó ảnh hưởng đến tôi theo cách không giống ai. Cứ như thể chỉ có mình tôi cảm thấy u uất sâu sắc sau khi xem phim (thay vì cảm giác hài hước nhẹ nhàng).

???? Có bạn bè đi kèm không đảm bảo bạn sẽ cảm thấy gắn kết.

Ngược lại, việc không có bạn bè không có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy tách biệt. Thực ra, các nhà tâm lý học thường gọi trạng thái thoải mái khi ở một mình là “sự cô độc.” Đó là khi việc ta ở một mình trở thành điều kiện tiên quyết cho phép ta kết nối với điều gì đó lớn lao hơn chính chúng ta. Một cái gì đó siêu việt. Tôi thường thấy việc xử lý các sự kiện qua lăng kính của sự cô độc trước khi trộn lẫn chúng với ý kiến của người khác là rất quan trọng — đặc biệt khi nó liên quan đến nghệ thuật, thẩm mỹ hoặc ý tưởng sáng tạo.

Nó cho cuộc tương tác không gian để thở. Nó hiệu chỉnh lại não bộ xã hội của tôi.

Dường như xã hội chúng ta đã quá chú trọng vào việc luôn ở trong trạng thái kết nối đến nỗi chúng ta quên mất loại kết nối quan trọng nhất, nền tảng cho tất cả các loại kết nối khác – cụ thể là kết nối với chính mình.

Tôi đã có cái nhìn sâu sắc này trước đây, nhưng vào khoảnh khắc đó trong rạp chiếu phim, khi những dòng credit đầu tiên bắt đầu lướt qua, nó đánh vào tôi mạnh mẽ hơn bao giờ hết: Cô đơn không nhất thiết phải được giải quyết bằng việc gặp gỡ ai đó. Không hẳn vậy. Thay vào đó, đó là việc chống lại những định kiến và kỳ vọng — và nắm bắt khả năng mà người ta có thể hoàn toàn ở một mình mà không cảm thấy cô đơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *