TỰ CAO TỰ ĐẠI LÀ CÁI BẪY TƯ DUY CỦA KẺ THUA CUỘC

Trên đời này chúng ta có một tâm thế ứng xử tốt nhất trên đời đó là “đừng quá coi trọng bản thân và cũng đừng đánh giá thấp người khác. Mỗi chúng ta đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng vậy nên nếu như bạn quá coi trọng người khác, bạn sẽ tự mình chuốc lấy rắc rối ngoài kia mà thôi.

Nhiều người không phát hiện và khắc phục những điểm yếu của mình một cách kịp thời, luôn tự cao tự đại đồng nghĩa họ đang tự tay huỷ hoại cuộc sống của chính mình. 

——————————

1. Kiêu căng, ngạo mạn, luôn cho rằng mình là trung tâm của thế giới

Không biết tự khi nào, thế giới đã tồn tại kiểu người như thế này và có thể bạn đã gặp: 

Người đó mới đi du lịch một vài quốc gia mà tự lên mặt rằng đã hiểu hết toàn bộ thế giới.

Người đó chỉ đọc có vài quyển sách đã bắt đầu đi dạy đời người khác như thể mình biết hết chữ nghĩa trên đời này vậy. 

Khi người đó đi mua những món đồ hàng hiệu, người đó coi thường mọi thứ và những người mua hàng bên cạnh vì chỉ mỗi người đó biết lựa chọn hàng tốt còn người khác thì không… Những người này kiêu căng, ngạo mạn, luôn cho rằng mình là trung tâm của thế giới.

Ngặt nỗi, những người càng tự cao, cho mình là trung tâm vũ trụ giống như tự tìm rắc rối, phiền phức cho mình.

Nếu một người quá kiêu ngạo, thì sự kiêu ngạo đó sẽ như ngọn lửa thiêu đốt anh ta. Tôi đã đọc một câu chuyện được viết trong cuốn sách “Câu chuyện có thật về Nhậm Chính Phi”. Vào thời điểm đó, Huawei đã tuyển dụng một sinh viên mới tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh. 

Khi sinh viên tốt nghiệp này vào làm ngày đầu tiên, anh ấy đã hùng hồn viết “Cuốn sách vạn lời nói” cho ông Nhậm Chính Phi về chiến lược kinh doanh và cơ cấu tổ chức của công ty. Viết xong, anh tâm sự đang chờ hồi âm, cho rằng đầu óc thông minh và những hiểu biết độc đáo của anh nhất định sẽ được lãnh đạo trân trọng và quý trọng.

Thật bất ngờ, Nhậm Chính Phi đọc xong liền nói: “Nếu người này bị bệnh tâm thần thì nên đưa đến bệnh viện điều trị, nếu không bệnh thì đề nghị đuổi việc.” Trên thực tế, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh tự tin rằng bản thân mình đã đủ giỏi, nhưng nếu anh ta khiêm tốn và không quá tự cao, anh ta chắc chắn sẽ được trọng dụng.

Nếu bạn tỏ ra tự cao tự đại và coi mình là vĩ nhân thì ngược lại bạn sẽ thu hút sự chán ghét, ghê tởm từ người khác, cuối cùng bạn sẽ bị mất thể diện và công việc. Đây không phải là sự khôn khéo, mà là sự ngu ngốc.

Shakespeare từng nói: “Kẻ ngu cho rằng mình khôn, nhưng người khôn tự biết mình khôn.” Nhiều khi sự khoe khoang của bạn chẳng là gì trong mắt người khác, mà ngược lại, họ cảm thấy bạn như đang làm trò hề vậy. Chỉ bằng cách khiêm tốn, chúng ta mới có thể tiến bộ liên tục.

——————————

2. Những người tự cao thường kết cục không tốt

Tự cao tự đại thực ra là một cái bẫy tư duy đáng sợ. Một khi bị mắc kẹt bên trong, bạn có thể bị chôn vùi trong một cuộc sống đầy hứa hẹn và ảo tưởng mãi mãi.

Hãy nghĩ xem có bao nhiêu người đã cắt đứt sự nghiệp của họ vì tự cho mình là nhất, tự cao tự đại, không coi ai ra gì và cuối cùng bị hủy hoại.

Chàng trai tên Triệu Hoạt sau khi đọc một vài cuốn sách về kinh doanh liền cho rằng mình là người giỏi nhất nhưng sau khi dấn thân vào lĩnh vực này, anh ta chới với, 3 lần tuyên bố phá sản. 

Dương Tu ỷ vào kiến ​​thức uyên thâm nhưng không kiểm soát được chính miệng mình, đã buông lời chửi mắng bừa bãi và mất mạng.

Bạn thấy không? Những người phóng đại bản thân quá mức và quá tự mãn như thế này thường kết thúc thảm hại. Vì cái gì cũng có mức độ nên khi nhận ra đã đi quá giới hạn thì đã quá muộn. Như có câu: “Tự tin là một chuyện, nhưng tự tin mù quáng sẽ chỉ mang đến cái ch.ế.t.”

Khi một người quá tự tin, anh ta trở nên tự cho mình là đúng và lúc đó, anh ta có thể tiến rất gần đến cái chết lúc nào không hay.

Vì vậy, những người thông minh thực sự sẽ đối mặt với bản thân một cách lý trí, họ hiểu rằng mình chỉ là một người bình thường, cơm ngày ba bữa, không có năng lực hô mưa gọi gió, cũng không có khả năng hoạch định trước.

Socrates, người sáng lập triết học khi được người người khen ngợi, ông ấy cũng chỉ nói “Điều duy nhất tôi biết là sự ngu dốt của chính mình.”

Trong cả cuộc đời của một người, sợ nhất là sự hài lòng quá mức.

Hãy buông bỏ thói tự cao tự đại, bạn có thể sống tốt cuộc đời này.

——————————

3. Tự nâng mình lên mà hạ người xuống, đó là cách làm của kẻ hạ đẳng

Làm người, càng biết hạ mình, khiêm tốn, nhân hậu thì càng có phúc. Vì vậy, tâm lý tốt nhất để ứng xử trên đời là: đừng quá coi trọng bản thân và cũng đừng đánh giá thấp người khác. Mỗi người đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng, nếu bạn quá coi trọng bản thân mà cho mình cái quyền coi thường người khác thì bạn sẽ tự chuốc lấy rắc rối cho chính mình.

Có một câu chuyện như sau:

Tô Thức hay còn gọi là Tô Đông Pha, một nhà thơ nổi tiếng ở thời nhà Tống. Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi và đàm luận với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người ngồi kiết già đối nhau luận Thiền.

Đông Pha hỏi Phật Ấn: “Ngài thấy tôi thế nào?”. Phật Ấn đáp: “Rất trang nghiêm, giống một ông Phật”.

Tô Đông Pha nghe nói, phấn khởi lắm. Phật Ấn hỏi lại: “Ông thấy ta ra sao?”. Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay: “Giống một đống ph.â.n bò!”.

Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một keo, lòng rất sung sướng, về nhà hớn hở nói với Tô tiểu muội là cô em gái: “Này muội muội, hôm nay ta đã thắng được hòa thượng Phật Ấn được một keo”. Nói rồi, ông thuật lại chuyện đối đáp vừa rồi.

Tô tiểu muội phận nữ nhi nhưng cũng là một bậc tài hoa xuất chúng, nghe vậy bèn cười nói: “Trời, anh thua đậm rồi!”. Đông Pha tức giận mắng: “Ta làm sao mà thua? Nếu ta thua sao ông ấy không nói lại lời nào?”. Tô tiểu muội hỏi: “Vậy em hỏi anh, Phật quý hay phân bò quý?”. Đông Pha nói: “Đương nhiên là Phật quý rồi!”.

Tô tiểu muội nói: “Phật Ấn thấy Phật, còn anh thấy phân bò, thế có phải là anh thua không? Ấn lão hoàn toàn thắng còn gì nữa”. Đông Pha tiu nghỉu, biết mình đã thua một keo nặng.

Bạn thấy đó, người có tâm càng rộng rãi thì mắt họ nhìn đâu cũng thấy điều tốt đẹp, còn ngược lại thì chính là đã thua người khác rồi. Trong cuộc sống, việc quá coi trọng bản thân mà coi thường người khác là điều cấm kỵ nhất.

Phóng đại quá mức về vị trí của mình, quá tự cao sẽ không thể hiện được giá trị thực sự của bản thân trong cuộc sống. Chỉ khi bản thân không tự cao, không coi thường người khác, hòa đồng và vui vẻ giao tiếp thì mới có thể mỉm cười nhìn đời.

Vì vậy, bất kể khi nào và ở đâu, làm người luôn cần giữ thái độ bình tĩnh, điềm đạm và khen ngợi ưu điểm của bạn bè thay vì bới móc khuyết điểm của người khác để chà đạp họ. Đó là cách đúng đắn để làm cho bản thân trở nên hoàn thiện hơn.

Nguồn: Tạp chí Doanh nhân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *