Trao thưởng 7 tác phẩm xuất sắc truyền thông số cải thiện an sinh
Chiều nay (31/10), Ban tổ chức Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024, gồm: Báo Kinh tế & Đô thị (KTĐT), Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) đã tổ chức trao thưởng cho cuộc bình chọn “Tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội trong nền kinh tế số”.
Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện của Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024. Trước đó, tháng 4/2024, 60 sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền được đào tạo kỹ năng lựa chọn đề tài an sinh xã hội, được đào tạo kỹ năng dựng tác phẩm Sopcast. Các buổi tập huấn đã mang đến kiến thức, kỹ năng mới mẻ cho các sinh viên về loại hình báo chí hiện đại và việc lựa chọn đề tài an sinh, xã hội.
Trao thưởng cho các tác giả có tác phẩm xuất sắc truyền thông số góp phần cải tạo an sinh. Ảnh: Duy Khánh
Sau tập huấn, Ban tổ chức Chương trình “Truyền thông Những cống hiến thầm lặng” năm 2024 phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức cuộc thi “Tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội trong nền kinh tế số”.Với những kiến thức, kỹ năng được trang bị tại lớp tập huấn, các sinh viên của Học viện đã tích cực gửi tác phẩm và tham dự bình chọn các tác phẩm.
Chỉ trong 2 tháng (ngày 15/8-15/10/2024), kể từ ngày phát động, có 26 tác phẩm của tác giả, nhóm tác giả được tập huấn gửi tham dự cuộc bình chọn.
Ban bình chọn (gồm đại diện Ban tổ chức Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024, đại diện Học viện Báo chí và Truyền truyền, các chuyên gia) đánh giá, tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả rất sống động, hiện đại, nội dung chất lượng và có góc nhìn sâu sắc về các vấn đề an sinh xã hội của cuộc sống…
100% tác phẩm của các em bám sát chủ đề, các tác phẩm được đầu tư thể hiện ở việc chia tác phẩm thành nhiều kỳ, lớp lang; nhiều em dành thời gian phỏng vấn chuyên gia, người lao động tại nhiều tỉnh, thành phố (Hà Nội, Cà Mau, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá…) và phản ánh được thực tế sinh động về đời sống, an sinh xã hội của nữ công nhân lao động, lao động phi chính thức, người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số và về sự tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của họ. Nhiều tác phẩm đi vào số phận của người yếu thế và thay mặt họ nói lên những kỳ vọng rồi cả các giải pháp của các chuyên gia hiến kế để cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số…
Kết quả, có 7 tác phẩm lọt vào vòng bình chọn chung khảo, trong đó có 4 tác phẩm được trao giải. Một giải nhất 10 triệu đồng; một giải nhì 7 triệu đồng; 2 giải ba trị giá 4 triệu đồng/giải.
Tác phẩm duy nhất giành giải nhất là tác phẩm “Cánh cửa việc làm dành cho người khiếm thính” – Nhóm tác giả Nguyễn Thị Thành, Nguyễn Mai Loan, Nguyễn
Nhân sự kiện trao thưởng, ban tổ chức đã tổ chức Tọa đàm truyền thông số – Khó khăn và thách thức cho tác giả không chuyên. Theo đó, các chuyên gia cùng các sinh viên báo chí đã thảo luận về nhiều vấn đề thách thức, rào cản khi truyền thông số. Qua đó, cũng đóng góp nhiều các ý kiến, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác truyền thông số trong giai đoạn hiện nay, nhát là truyền thông số cho nhóm không chuyên.