Thời Lê Trung Hưng ngoài Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có Trương Văn Hiến, người cha thật sự của phong trào Tây sơn với câu sấm truyền:
TÂY KHỞI NGHĨA BẮC THỤ CÔNG
PHỤ NGUYỄN PHỤC THỐNG
Nếu ai có trí huệ sẽ nhận ra được cuộc khởi nghĩa Tây sơn, quá trình sau đó giống như là một VỞ BI HÀI KỊCH với diễn biến kết quả đã được biết trước Y NHƯ CÂU SẤM TRUYỀN KHÔNG SAI MỘT LY, với dàn diễn viên tài năng như Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ, Lê Chiêu Thống v.v….
Tác giả câu Sấm truyền Trương Văn Hiến là người Nghệ An, văn võ song toàn, hiểu biết về phong thủy, sau ông vào Đàng Trong nương nhờ người anh em con chú con bác là Ý Đức Hầu Trương Văn Hạnh, người dạy dỗ Thế tử Nguyễn Phúc Luân (phụ thân của vua Gia Long).
Sau khi Trương Văn Hạnh vì đấu tranh quyền lực bị Quốc phó Trương Phúc Loan g.iết chết , Giáo Hiến sợ bị vạ lây nên di cư vào Quy Nhơn rồi trở thành Thầy dạy văn võ lẫn binh pháp cho anh em Nguyễn Nhạc. Ông không tham gia Tây sơn mà mất sớm
Mang theo hoài bão lớn tạo ra lứa học trò có thể diệt loạn thần phò giúp chúa Nguyễn thịnh trị trở lại, Trương Văn Hiến dặn các trò “hết lòng giúp chúa Nguyễn để phục hồi nền nhất thống”. Ông cũng dặn dò 3 anh em Tây Sơn rằng: “Các con là người của đất Tây Sơn, Tây Sơn khởi nghĩa sẽ lập nên sự nghiệp lớn ở miền Bắc và hết lòng giúp chúa Nguyễn để phục hồi nền nhất thống.” – Ý nghĩa câu sấm truyền chỉ như vậy.
Sau đó với lời khuyên của ông anh em Nguyễn Nhạc đã đổi từ họ Hồ sang Họ Nguyễn để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân.
…Các em đổi họ cho mau,
Từ Hồ sang Nguyễn ứng câu sấm truyền
“Thơm’ thành ra “Huệ” mới yên,
Binh thư, đao kiếm, côn quyền gia công…
Và các học trò tài ba của ông đã làm được theo trình tự
TÂY KHỞI NGHĨA BẮC THỤ CÔNG
Khởi nghĩa Tây sơn đã nhiều lần bắc tiến đánh bại Chúa Trịnh, Lật Vua Lê, đánh bại luôn quân xâm lược Mãn Thanh thu được công lao to lớn , được sự mến mộ của bao người ,
Do đó ba anh em được đền đáp công lao, thụ hưởng vinh quang khi lần lượt lên ngôi Hoàng đế Quang Trung, Hoàng Đế Thái Đức, Đông Định Vương Nguyễn Lữ.
PHỤ NGUYỄN PHỤC THỐNG ( giúp chúa Nguyễn khôi phục nền thống nhất )
Trước khi Tây sơn khởi nghĩa , Xiêm la là mối đe dọạ mạnh mẽ ở phía nam đối với các đời chúa Nguyễn , Tây sơn đã phụ giúp họ Nguyễn tiêu diệt bớt sinh lực kẻ địch.
Tây sơn đã phụ giúp họ Nguyễn đánh bại kẻ địch hùng mạnh là họ Trịnh đàng ngoài thống nhất đất nước, điều mà các chúa Nguyễn ao ước 200 năm.
Ngoài ra Tây sơn cũng đóng vai xấu trong lòng dân Bắc hà khi giúp họ Nguyễn lật luôn ngôi vua Lê , phụ giúp Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế chính danh như ông giải thích là lấy ngôi Hoàng đế từ Tây sơn ”tiếm ngụỵ” chứ đâu phải Hoàng đế họ Lê., nếu còn Hoàng đế họ Lê thì họ Nguyễn chỉ là Vương là Chúa thôi, chứ đâu làm Hoàng Đế Đại Việt được
Đồng thời Tây sơn cũng phụ giúp họ Nguyễn đánh bại quân Thanh, vì trong lịch sử Việt nam mỗi lần Nước Việt thay ngôi là Bắc quốc lại đưa quân xâm lược như thời Lê Hoàn thế họ Đinh, Họ Hồ thế họ Trần. Nếu Họ Nguyễn thế họ Lê dù không cầu viện họ cũng kiếm cớ đánh , do trước đó quân Thanh bị Tây sơn bị đánh bại rồi nên không kiếm chuyện với Nguyễn Ánh nữa, giúp họ Nguyễn lên ngôi êm thấm.
Các nhân vật diễn rất tròn vai, như Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh để cho Nguyễn Huệ lập công lên làm Hoàng đế Quang Trung- anh hùng dân tộc, hết suất diễn thì xuống , nhường đất diễn cho diễn viên Nguyễn Ánh tung hoành
Do được đạo diễn Tạo Hoá sắp xếp diễn tới cuối vở kịch nên hành trình hành động của nhân vật Nguyễn Ánh này như cầu viện Xiêm la, cầu viện Pháp càng tăng thêm kịch tính hấp dẫn của vở diễn.
Trong đó có nhiều cao trào kịch tích khó tin như :
Đoàn quân Nguyễn Ánh khi chạy trốn Tây sơn đi tới đâu để lại dấu chân , rất dễ bị kẻ địch phát hiện truy đuổi. Đêm đó Nguyễn Ánh đã khấn ” nếu số mạng quân ta chưa tận xin hãy lấp dấu chân đi để kẻ địch không phát hiện mà truy đuổi “. Sáng ra thì mưa rất to, toàn bộ dấu vết đều bị xóa sạch, vì tích đó mà về sau dân gian gọi nơi đây là Lấp Vò, nói trại từ ” lấp giò “, lấp dấu chân dấu giò , nay là huyện LẤP VÒ ( Đồng Tháp )
Như vậy các nhân vật Nguyễn Anh, Nguyễn Nhạc, Lê chiêu Thống , Nguyễn Hữu Chỉnh, Quân Xiêm, Tôn sĩ Nghị…. gióng như dàn diễn viên diễn cho ta xem theo kịch bản có từ trước, Các hành động được cho là yêu nước , bán nước, chính nghĩa, phi nghĩa dưới cái nhìn TỈNH GIÁC VÀ TRÍ HUỆ chỉ là diễn theo vở kịch mà kết quả đã có trước mang tên:
TÂY KHỞI NGHĨA BẮC THỤ CÔNG
PHỤ NGUYỄN PHỤC THỐNG
Theo: Tìm hiểu Lịch sử Việt Nam