TRỌNG NAM KHINH NỮ: CÓ ĐÁNG TRÁCH KHÔNG?

Trong xã hội thời xa xưa phụ nữ có 1 thân phận khá thấp trong xã hội và không được coi trọng, chưa kể chịu rất nhiều khổ cực. Tuy xã hội hiện tại vấn đề đó được cải thiện hơn rất nhiều nhưng không ít phụ nữ vẫn bị nhiều thiệt thòi, vấn đề trọng nam khinh nữ còn xảy ra ở rất nhiều nơi.

Từ quan niệm trọng nam khinh nữ

Việt Nam là nước bị ảnh hưởng mạnh bởi tư tưởng phong kiến và Nho giáo. Nó ăn sâu bén rễ vào đời sống nhiều thế hệ. Có câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” với ý nghĩa là “một con trai thì là có nhưng mười con gái vẫn là không có”, thể hiện cách đánh giá con là nam hay nữ trong Nho giáo. Theo đó, các gia đình hay dòng họ từ xưa và thậm chí cả ngày nay vẫn có tư tưởng coi trọng việc sinh con trai.

Nếu không có con cháu trai nối dõi vẫn bị xem là tuyệt tự và khi bố mẹ hoặc ông bà chết đi sẽ không có người cúng và nơi thờ cúng. Thế nên phần lớn các gia đình hiện nay vẫn phải cố đẻ cho được con trai.

Trong cuốn sách Muôn Kiếp Nhân Sinh 2 cũng có viết về vấn đề này thông qua cách kể về vấn nạn tại quốc gia Assryia. Tác giả Nguyên Phong đã mô tả rằng :

Bởi phong tục trọng nam khinh nữ mà ngay từ khi vừa lọt lòng, đứa con gái đã làm cha mẹ nó không vui. Việc nuôi dưỡng con gái ngoài sa mạc không dễ dàng gì, luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Chúng tôi luôn bị đe dọa bởi sự tranh chấp giữa các bộ lạc để kiểm soát các tuyến đường giao thương hay các ốc đảo có nguồn nước. Quanh vùng luôn có nhiều băng cướp sẵn sàng giết người, cướp của, bắt cóc phụ nữ để bán cho các chợ buôn nô lệ

Đến bạo lực trong gia đình

Việt Nam là nước bị ảnh hưởng mạnh bởi tư tưởng phong kiến và Nho giáo. Nó ăn sâu bén rễ vào đời sống nhiều thế hệ. Có câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” với ý nghĩa là “một con trai thì là có nhưng mười con gái vẫn là không có”, thể hiện cách đánh giá con là nam hay nữ trong Nho giáo. Theo đó, các gia đình hay dòng họ từ xưa và thậm chí cả ngày nay vẫn có tư tưởng coi trọng việc sinh con trai.

Nếu không có con cháu trai nối dõi vẫn bị xem là tuyệt tự và khi bố mẹ hoặc ông bà chết đi sẽ không có người cúng và nơi thờ cúng. Thế nên phần lớn các gia đình hiện nay vẫn phải cố đẻ cho được con trai.

Bình đẳng giới – lối thoát cho nạn bạo lực phụ nữ, trẻ em gái

Để xóa bỏ bất bình đẳng giới, đặc biệt là bạo lực đối với trẻ em gái và phụ nữ, Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và xây dựng gia đình văn hóa. Ngoài ra, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và các trung tâm tư vấn phòng, chống bạo lực giới trong gia đình cần nâng cao vai trò của mình, nên có nhiều chính sách, giải pháp thúc đẩy thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, tăng quyền cho phụ nữ, đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới.

Giới truyền thông phải đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, thực hiện các chương trình làm thay đổi những quan niệm lạc hậu về vai trò, giá trị của người phụ nữ.

Nam giới cũng cần thể hiện vai trò, trách nhiệm chia sẻ công việc trong gia đình và khẳng định có thể đảm đương vai trò của người phụ nữ trong gia đình; thay đổi nhận thức cho rằng, bạo lực đối với phụ nữ là chuyện bình thường.

Hơn ai hết, chính phụ nữ cần nâng cao tính tự chủ, quyết đoán để tham gia tích cực hơn nữa vào các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *