Với người Việt Nam, hẳn đa phần đều biết tới nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất nổi tiếng, thậm chí người nhạc sĩ tài hoa này đã tự khai phá cho riêng mình một dòng gọi là nhạc Trịnh.
Song bài viết này không đi sâu vào sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn, chúng ta bàn chi tiết hơn về một bài hát nổi tiếng của Trịnh Công Sơn đó là bài hát Gia tài của mẹ, mà người thể hiện xuất sắc nhất là ca sĩ Khánh Ly, đáng buồn là một ả ca sĩ sặc mùi bất mãn.
Nhưng Trịnh Công Sơn có như vậy không, nó lại là câu chuyện khác. Không biết vì lý do gì, hiện đang có một trends trên Tiktok đó là đang rầm rộ bật lại bài Gia tài của mẹ, đặc biệt xoáy sâu vào mấy câu.
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
…
Vâng, đó chính là câu “hai mươi năm nội chiến từng ngày”, xuất hiện trong bài hát. Có nhiều đứa thì gào thét, rằng: Đấy, thấy chưa. Đến Trịnh Công Sơn cũng nói đó là cuộc nội chiến. Ở chiều ngược lại, nhiều người cho rằng Trịnh phát biểu vậy là vô ơn khi phủ nhận xương máu cha ông.
Điều đầu tiên, chúng ta cần nhớ về nội dung của quy tắc đồng nhất trong logic, đó chính là sự vật/hiện tượng vốn là chính nó, ý tức giá trị mệnh đề nó không phụ thuộc vào người phát ngôn là ai.
Ví dụ như con mèo thì chính là con mèo (theo cách gán tên), không thể vì Chúa Jesus bảo nó là con chó thì nó phải là con chó. Hay như 1 + 1 = 2, nó không phụ thuộc vào người phát biểu là A.Eistein hay Chí Phèo cả.
Nên nhớ, Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ, mà một nhạc sĩ thì chưa hẳn quan điểm chính trị lúc nào cũng đúng. Vậy nên đoạn thời gian hơn 20 năm trường chính gian khổ của dân tộc (1954 – 1975) nó sẽ luôn là cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, khi cả nước chung một lòng đánh đuổi bè lũ cướp nước và bán nước. Nó vốn là như thế và sẽ luôn là như vậy, bất kể ai có phát biểu như thế nào đi chăng nữa.
Vậy, thứ chúng ta quan tâm ở đây là gì? Có phải chăng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang trong lòng mầm mống phản động?
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu về quan điểm sáng tác của Trịnh Công Sơn lẫn như bối cảnh/hoàn cảnh ra đời của bài hát Gia tài của mẹ. Nói cho những ai chưa biết, thì ngay trong dòng nhạc Trịnh có một chủ đề rất hay được Trịnh Công Sơn khai thác, đó chính là “nhạc phản chiến”.
Nhạc phản chiến, hiểu đơn giản là các tác phẩm của Trịnh Công Sơn, viết để phản đối chiến tranh, hoặc ông viết về 20 năm trường chinh của dân tộc chống đế quốc Mỹ (mà người ta hay gọi là Chiên tranh Việt Nam) dưới các góc nhìn khác nhau.
Chiến tranh là đau thương, là mất mát, đôi khi bật lên những hằn thù cay độc – bởi thế chẳng ai yêu thích hay mong đợi chiến tranh cả, trừ lũ lái súng vô lương lẫn bè lũ đế quốc tham tàn làm giầu từ máu xương đồng loại. Và vì “Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa”, nên nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn bắt nguồn từ tình yêu thương, là những bài tự tình dân tộc, nói về thân phận khổ ải của con người trong chiến tranh. Các ca từ trong các ca khúc phản chiến ca tụng tình yêu thương, chống bạo lực và chiến tranh, kêu gọi sự đoàn kết và xóa bỏ lòng hận thù.
Gia tài của mẹ là một trong số đó, có thể nói rằng tuy có 1 vài điểm nội dung không đúng trong bối cảnh lịch sử, nhưng đây xứng đáng là một nhạc phẩm hay. Nội dung bài hát nói về nỗi đau dân tộc, đất nước bị tàn phá khi chiến tranh xảy ra. Bài hát lên án lũ lai căng bội tình và bè lũ bán nước, nó dạy chúng ta rằng không bao giờ được quên gốc gác tổ tiên.
Gia tài của mẹ một bọn lai căng
Gia tài của mẹ môt lũ bội tình!
…
Có nhận định cho rằng, vì thái độ không thật sự nghiêng về bên nào của Trịnh Công Sơn đã gây nên sự nghi ngờ của cả 2 bên. Tuy nhiên, quan điểm chính trị cũng như sự hiểu biết về lịch sử của một nhạc sĩ thường có không ít hạn chế, và Trịnh Công Sơn cũng ko phải ngoại lệ.
Đối với MTDPGPMN, không quan tâm đến các ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn với quan điểm Trịnh không biết gì về chính trị, do chưa được tiếp xúc nên không hiểu hết tội ác của đám xâm lược. Vậy nên sau khi giải phóng, bài nhạc Trịnh nào hay sẽ được tiếp tục biểu diễn còn bài nào không đúng sẽ bị cấm.
Có một chi tiết cực kỳ quan trọng, đó chính là vào ngày 30/04/1975, thời điểm miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Trịnh Công Sơn đa lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài “Nối vòng tay lớn” (bài hát kêu gọi và nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968). Cũng chính ông là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh và kêu gọi:
“Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta… Ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam này… Những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả kết quả đó…
Hôm nay tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam, các bạn trẻ và Chính phủ Cách mạng lâm thời xem những kẻ ra đi là những kẻ phản bội đất nước… Chính phủ Cách mạng lâm thời đến đây với thái độ hòa giải, tốt đẹp. Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi mà ra đi cả. Đây là cơ hội duy nhất và đẹp đẽ nhất để đất nước Việt Nam được thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước suốt mấy chục năm nay.
Tôi xin tất cả các bạn, thân hữu và cũng như những người chưa quen của tôi xin ở lại và kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng miền Nam Việt Nam này…”
Điều đó chứng tỏ, khao khát sâu thẳm của Trịnh Công Sơn đó chính là chấm dứt chiến tranh, non sông trả về một dải gấm hoa và hòa hợp dân tộc.
Rừng núi giang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau
Mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm
Nối tròn một vòng Việt Nam!
Phải chăng chính bởi vì điều này mà bè lũ tàn dư của Ngụy quyền Sài Gòn căm thù Trịnh Công Sơn, luôn tìm cách sỉ nhục và tẩy chay Trịnh mỗi khi có thể.
Còn nhớ vào ngày 21/03/2008, khi hay tin có chương trình âm nhạc tri ân/vinh danh Trịnh Công Sơn, cộng đồng ba que ở California đồng loạt kêu gọi biểu tình, tẩy chay Trịnh Công Sơn: “Là một sự phản kháng mạnh mẽ của tập thể người Việt tị nạn cộng sản đối với những âm mưu vinh danh Trịnh Công Sơn, một tên cộng sản nằm vùng tiếp tay với cộng sản Hà Nội và phản bội công cuộc tranh đấu của đồng bào miền Nam Việt Nam”.
Từ Houston, bang Texas, ngày 22/03 Tổng hội cựu Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hoà trong một thông báo đã đưa ra nhận định “Trịnh Công Sơn là văn nô của cộng sản Việt Nam”. Vì lẽ đó, trình diễn ca nhạc Trịnh Công Sơn là tuyên vận, ru ngủ tinh thần đấu tranh chống Cộng của cộng đồng Người Việt Quốc gia tị nạn tại hải ngoại. Lý do họ đưa ra như sau.
– Ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trịnh Công Sơn công khai lên đài phát thanh Sài Gòn kêu gọi các nghệ sĩ ca nhạc hát bài “Nối vòng tay lớn” để mừng chiến thắng của cộng sản Việt Nam cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam.
– Sau năm 1975, Trịnh Công Sơn đã được chính quyền cộng sản Việt Nam đề cao, nâng đỡ, cung cấp nhà cửa và cho xuất ngoại qua Nga Sô, viết nhạc “Ánh sáng Mạc Tư Khoa” để ca ngợi Lenin và xã hội chủ nghĩa cộng sản quốc tế.
– Trịnh Công Sơn công khai viết trên tờ Sài Gòn Giải phóng tiết lộ đã vào mật khu Việt cộng để tiếp xúc công tác với Mặt trận Giải phóng miền Nam trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
Con người chẳng ai hoàn hảo cả, hầu như ai cũng đã từng có lúc nhận định đánh sai lầm về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong sâu thẳm họ suy nghĩ như thế nào và họ đã từng làm được những gì cho dân tộc, cho đất nước – đó mới là điều quan trọng.
Trịnh Công Sơn thực sự nghĩ gì về công cuộc 20 năm trường chinh gian khó của dân tộc, có lẽ chính ông mới rõ. Song trên hết, tinh thần và giá trị của các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn để lại cho dân tộc Việt Nam là hết sức to lớn. Minh chứng rõ ràng nhất, đó là ca khúc “Nối vòng tay lớn” vẫn luôn là bài ca mở đầu hay kết thúc cho nhiều buổi hội họp lớn nhỏ.
Bởi tinh thần của Trịnh Công Sơn gửi gắm trong bài hát vẫn chạm đến trái tim của hàng triệu người Việt: dù trong hoàn cảnh nào, người dân Việt cũng khát khao đoàn kết, kề vai sát cánh bên nhau để cùng kiến tạo một quốc gia độc lập, hòa bình, hạnh phúc.
Bàn tay ta nắm
Nối tròn một vòng Việt Nam!
Cuộc “nội chiến 20 năm” mà TCS nhắc tới là từ 1946-1965 nhé, vì bài hát này ra đời năm 1965, chứ ko phải nói đến giai đoạn 54-75. Vì thế bài phản biện này của ông là vứt đi. Dù vậy thì thế kỉ XX ở VN ko có cuộc nội chiến nào cả, tất cả đều là kháng chiến chống quân xâm lược, nên ông cần phải làm 1 bài phản biện khác nói về cuộc kháng chiến 46-65 thì mới đúng
Cái này là theo quan điểm của mình,mình nghĩ 20 năm nội chiến mà Trịnh Công Sơn nói ở đây là sự đấu tranh của các phe phái trong nước, tàn dư của chế độ cũ như việt tân , việt cách , đại việt….. Nhằm chống lại chính phủ Việt Nam lâm thời
Mình cũng nghĩ là chúng ta không nên phán xét Trịnh Công Sơn cũng vì ở trong thời kỳ đó, suy nghĩ của Trịnh Công Sơn khác, chúng ta chỉ là hậu thế nên chúng ta không thể phán xét, vì chúng ta k hề ở trong thời kỳ đó
Đây chỉ là ý kiến riêng mình thôi
Hihi
Có thật là Trịnh Công Sơn phát biểu trên đài phát thanh Sài Gòn ngày 30/4-75 ngay sau khi Dương Văn Minh từ chức ???
dù v nhưng chả có cái nào 20 năm cả
Ca khúc Gia tài của mẹ sáng tác trước năm 1967 (khoảng 1965) thì sao lại nói 20 năm trong ca khúc là giai đoạn 1954-1975 được? Tác giả nên tìm hiểu kỹ trước khi viết.
Tác giả bài viết dùng lời lẽ thiếu văn hoá khi nói ả ca sỹ, với đưa hình tượng tôn giáo chúa giê sự vào làm gì, rõ ràng đây là một con người độc ác và gây chia rẽ. Mong người như ông không nên có chứng kiến.