Triều đại Quang Trung dưới mắt các nhà truyền giáo tây phương(Đặng Phương Nghi)…

Triều đại Quang Trung dưới mắt các nhà truyền giáo tây phương

Triều đại Quang Trung dưới mắt các nhà truyền giáo tây phương
(Đặng Phương Nghi)
Những tài liệu mà chúng tôi xin trích dịch sau đây gồm những bức thư trao đổi giữa các giáo sĩ thuộc Hội Truyền Giáo tại Việt Nam và Trung Hoa cùng những bản tường trình của họ cho các vị Giám Đốc Giáo Hội, hiện được tàng trữ tại Văn Khố Hội Truyền Giáo Paris (Archives des Missions Etrangèrcs de Paris): Những tài liệu này đã được đóng thành tập và được xếp theo số thứ tự và đưới ký hiệu Tonkin và Cochinchine.
Những văn liệu liên quan đến Tây sơn từ năm 1787 đến 1792 ở trong tập Tonkin 692 đến 700 và Cochinchine 740 trở đi.
CHÚ Ý: Các giáo sĩ có một thành kiến không tốt với Tây Sơn, qui mọi tội lỗi chiến tranh cho Tây Sơn.
Kẻ Blầu (Kẻ Trầu ở Nghệ An), 23 7-1787, Thư của ông Thieband gửi ông Letondal.
… Xứ gần giáp giới Nam Hà này, nơi ông Le Breton và tôi ở, thuộc quyền cai trị của Nam Hà. Họ đặt những đội quân đồn trú tại nhiều nơi, Họ có mộ nhiều binh lính tại đây và dân còn phải cung cấp thực phẩm cho họ nữa. Quân trộm cướp không dám hành nghề…”
15-1-1788, thư của ông Eyet gửi ông Letondal.
… Chúng tôi hay tin quân phiến loạn Nam Hà đã chiếm được hai trấn Bắc Hà; quân chúng do người em nhỏ nhất của Tây Sơn cầm đầu sắp chạm trán với quân Bắc Hà (quân nhà Lê). Người ta đồn rằng trong quân đội (Tây Sơn) này có hơn 10.000 lính Bắc Hà. Tôi nghe đồn, nhưng không chắc chắn vì không hiểu rõ, rằng quân đội của phe phiến loạn gồm tới 40.000 lính Bắc Hà; điều này đúng hay không tôi không đám quả quyết. Người ta còn nói thêm rằng quân đội của phe phản loạn gồm hầu hết là người Bắc Hà, Những tin trên có chắc không? Chỉ có việc hai trấn Bắc Hà bị chiếm là chắc chắn..”
Ngày 6-7-1789, thư của ông Lefro gửi cho ông Blandin
Họ Trịnh và nhà Lê đã suy. Dường như họ không bao giờ có thể khôi phục cơ nghiệp được nữa. Tất cả các đại thần đã bị giết. Ông Coung Chỉnh hữu danh, người đã mang chiến tranh đến ngay tại xứ sở của ông đã bị xử trảm tại kinh thành, cùng với người con trai ông. Các tòa án không còn quan tòa. Những kể man rợ từ cao nguyên miền Nam đến không biết gì về thuật cai trị cả. Họ chỉ biết cướp phá quấy nhiễu mà không sợ bị truy nã. Họ đã lấy hết tiền bạc của vương quốc, tất cả các dược phầm của các y sư và dược tế sư. Họ đã bắt những kẻ cày ruộng tại thôn quê đi lính. Họ đã đốt phá một phần lớn các làng mạc và đã hành hạ dân chúng với thuế má và khổ dịch (bởi thế nên mới có đói kém, dịch hạch và số tử xuất người và súc vật tăng lên). Vua Chiêu Thống, kế vị vương của ông ngài là Cảnh Hưng đã cầu viện Hoàng đế Càn Long bên Trung Hoa. Càn Long đã gửi một số khá đông quân lính sang Bắc Hà vào khoảng cuối năm ngoái (1788) nhưng đoàn quân vừa yếu vừa quá mê tín dị đoan. Giống như vị hiền triết Hy Lạp đã nói: ‘Tôi mang mọi thứ theo tôi”, lính Trung Hoa mang theo cả điếu hút, bát đĩa và các hành trang phụ khác, đeo lủng lẳng ở thắt lưng họ. Họ vừa là lính vừa là lái buôn bồi bếp…
… Quân Thanh thoạt đầu đã đánh đuổi quân Nam Hà khỏi Kinh Thành. Vua Bắc Hà đã được đặt lên ngôi trở lại. Người ta đồn rằng hoàng đế Mãn Thanh đã biếu nhà vua một số tiền lớn, mà nhà vua cần món tiền này lắm. Nhưng các tướng nhà Thanh không được quảng đại như vậy. Chắc họ tưởng rằng vua Chiêu Thống sẽ biết ơn họ và sẽ đền bù công khó nhọc của họ. Nhưng ông vua nghèo cai trị một xứ nghèo như xứ này không thể thỏa mãn từng đó túi tham. Bởi vậy quân Tàu đã không động binh, chỉ nghĩ đến kiếm lợi với nhau và với dân Bắc Hà. Trong khi đó quân Nam Hà chưa bỏ cuộc. Họ đã tập trung gần nơi chúng tôi ở bên kia sông tại một nơi gọi là Vặn Làng (làng giáp ranh Thanh Hóa và Ninh Bình). Họ còn chặn tất cả những lối đi từ xứ Nam tới hai xứ Thanh – Nghệ. Nếu quân Tàu muốn đánh đuổi họ chắc cũng đuổi được họ một cách dể dàng khỏi vương quốc. Trong khi đó tân vương Nam Hà đã kịp hay tin quân Tàu tới và những chiến công của họ. Vì ông ta là người có can đảm và được coi như là một Alexandre tại đây, nên ông lập tức xuất chinh đem theo tất cả thanh thiếu niên và bô lão mà ông bắt gặp. Quân đội ông trông giống như một toán bệnh nhân ốm yếu hơn là một đoàn chiến binh, Nhưng không can gì! Những bính lính khốn khổ ấy đã tiêu diệt quân Trung Hoa hồi đầu năm.
Quân Tàu này cũng gây thiệt hại cho quân Nam Hà và cũng tỏ ra có chút giá trị. Chiến phẩm của họ gồm có bạc, quần áo, vải lụa.v..v.. đã vào tay quân Nam Hà và độ ba ngàn người của họ bị bắt làm tù binh. Sau trận đó quân Trung Hoa đã lên đường trở về nước. Có thề tin chắc rằng Hoàng Đế Mãn Thanh sẽ không được hài lòng lắm về chiến trận này và ông sẽ không đợi gì mà chẳng gửi sang đây đội quân khác được chỉ huy chỉnh bị khá hơn. Trong khi đó dân chúng đáng thương đang chết đói mùa này tháng 10 (âm lịch) năm 1788 đã bị mất vì đại hạn vào mùa hè năm trước. Gạo cũ còn lại của mùa trước thì bị vơ vét vào kho lương địch thành thử ngay cả lái buôn cũng chết đuối [có cả bệnh dịch nữa]. Vị tân chúa tể của chúng tôi ít mê tín hơn chủ tể các thể kỷ trước. Họ đã cướp phá chùa và họ đốt những ngôi chùa danh tiếng nhất của các cựu vương Bắc Hà…
Ngày 5-7-1789, thư của ông Eyot gửi cho ông Blandin (trang 728-360)
.. Người ta thu thuế không ngừng và thuế nặng quá đáng đến nỗi nhiều làng ‘xiêu đi’ [nguyên văn]. Lúc bấy giờ thì quân địch vào nhà và cướp đoạt tất cả cái gì vừa mắt chúng. Đó là số phận của những làng đáng thương không đủ sức nộp thuế. Dân Bắc Hà bất hạnh của chúng ta còn phải chịu sự tham lam vô bờ bến của quân địch và của người Bắc Hà trốn phe địch nữa, nếu không có 1 trận lụt làm mất mùa tháng 10 khiến dân chúng lâm vào 1 cảnh nghèo khổ vô cùng [có làng mất đi 1/2 hay 3/4 dân sổ người còn thì bỏ đi] mùa thắng 5 đã chặn sự đói kém nhưng quân Nam Hà vẫn tiếp tục thu thuế. Vì tại nhiều nơi mùa gặt không được phong phú và vì nhiều làng chỉ trồng cấy 1 phần ruộng của họ hoặc vì họ đói quá không đủ sức cày hoặc tại chủ ruộng đã chết hoặc vì một lý do nào khác, nên chẳng bao lâu nữa đân chúng có thể lại rơi vào sự nghèo khổ.
… Hết đói kém lại đến bệnh tật …”
Kẻ Vĩnh (thị trấn thuộc Ninh Bình) ngày 6-7-1789, thư của ông La Mothe gửi ông Blandin
Đói kém… Vua đã ẩn tránh tại nhà một võ quan công giáo; ông này rước vua tới nhà một người nông phu công giáo, cha vợ của ông ta, và vua đã cải trang trong 3 tháng. Nhà vua [Chiêu Thống] đã được quân Trung Hoa đặt lên ngai vàng trở lại vào cuối năm ngoái, cha vợ thì trở thành thượng thư, người con làm đại thần.”
4-7-1789, thư của ông Le Roy gửi ông Letondal.
.. Chúng tôi rất đói khổ nhưng các ông ở Nam Hà còn khổ hơn…
Họ mong sẽ nhận được thư ông qua các tầu Pháp sắp tới Nam Hà trợ giúp vị vua bị lật đồ (Nguyễn Ánh)…”
Ngày 12-7-1789, thư của ông Sérard gửi ông Blandin.
…Chúa Trịnh thua. Lộn xộn sau khi quân Tây Sơn rút lui. Không một vị tướng nào có thể ngăn cấm dân chúng cướp bóc lẫn nhau, đánh nhau; đốt phá, không chịu nộp thuế cho vua hay cho chúa và như thế trong 4 tháng trời…”
…Sự nghi kỵ giữa các tướng sĩ, nhất là sự mê tín của vị vua trẻ tuổi [Chiêu Thống] đối với ‘thần’ mà ông thăng tước hay thưởng… [quân phiến loạn trở lại; vùa và Coũ Chỉnh thua] quân địch ngay khi đó đã vào kinh thành, đại tướng đã bị kết tội mưu phản đã bị xử trảm. Vua đã chạy vào rừng. Chuyện này xảy ra hồi năm 1788 khi chiếc tàu Pháp mang giáo sĩ đến [quân Tây Sơn có hay việc này và có bắn đại bác vào phía tàu… vua chạy đến hạm đội của ngài nhưng không thoát] vua đã chạy về phía bờ biển ở xứ nam về từ đó rút lui vào trong núi bằng đường bộ, vài chiếc tàu đã đi về phía duyên hải các trấn miền đông; đó là những chiếc tàu duy nhất không rơi về tay địch…”
quân Tây Sơn là ‘quân quảng’
quân Trung Hoa là ‘quân Ngô’ ”
…Nắng quá, mưa quá, bệnh dịch, cướp (?) Nhà nào có mấy người thì bắt đi linh cả, 6 người thì đi cả 6, nhà có 5 người thà đi cả 5 (không kỳ già nua, trẻ, yếu).. quân này nó lấy sự chém người ta như chơi vậy… Ngoài nước Nam bây giờ đang bắt làm thành lũy khó nhọc lắm; Trão xử Nghệ đã làm 3, 4 nơi, làm chỗ nọ rồi lại bỏ đi làm nơi khác, bắt cả thảy lên rừng đành gỗ, chớm củi, nung gạch, ganh đất ganh cát làm đền làm phủ (động gì thì chém)”
12-7-1789, thư của ông Sérard gửi. … ?
.. Từ 3, 4 năm nay, đói kém rồi đến trộm cướp, giết chóc, tàn phá vương quốc này, Tiếp theo nào là lụt lội, nào là hạn hán. Song đến lượt quân địch tàn ác đốt phá khắp nơi. Tình trạng khốn khổ đó chưa ai từng nghe thấy từ thời lập vương quốc này. Quả thật đấng thiên công vẫn chưa vui lòng khi để hàng bao nhiêu người chết vì chiến tranh, hỏa hoạn và đói kém tột độ, ngài còn tiêu diệt phần lớn dân chúng bởi dịch hạch. Có khi cả làng, có khi một phần làng bị tàn phá, nhà cửa không còn người ở, ruộng nương bị bỏ hoang không ai cầy cấy. Cả xứ hoang tàn; nơi nào cũng chỉ có khủng bố tang tóc và tiếng khí giới xô xát kêu lẻng xẻng. Đường xá đầy xác người, lúc nào trước mắt cũng chỉ thấy bình ảnh chết chóc, khủng khiếp. Hỡi ơi ! Bộ mặt đáng thương của cảnh vật ! Mà các tai ương đó xảy ra nhiều nhất tại giáo khu phía Tây của chúng tôi. Tại đây, khắp nơi đều bị quân địch bao vây và bàn tay đẫm máu của họ gần như không để sót cái gì.
… Trong khi đó vua Bắc Hà lang thang trốn tránh cả năm trời trong rừng núi không ai phò vua, bày mưu giúp kế. Sau cùng ông chạy sang Trung Hoa xin cầu viện và rước quân đội Trung Hoa sang đây. Quân Tây Sơn không chống nổi cuộc xung đột đầu tiên, họ tháo lui về các trấn miền trong, bỏ lại kinh đô Bắc Hà mà họ chiếm giữ được 1 năm cùng với tất cả các thành phố khác. Nhưng quân đội Trung Hoa do Toung Doc [Tổng Đốc Tôn Sĩ Nghị] (người cai trị hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây) chỉ huy lại không đuổi theo địch như người ta tưởng. Họ ở lỳ tại Kinh Đô Kẻ Chợ với vua Bắc Hà mới được phục hồi ngôi vị. Bị phỉnh bởi một hy vọng khôi phục hòa bình hão, họ đắm mình vào những cuộc truy hoan dâm đảng.
Trong khi đó tướng phiến loạn ở Phú Xuân [Quang Trung] được báo tin rằng quân Trung Hoa đã tới tiếp viện, quân Tây Sơn đã rút lui và vua chính thống đã khôi phục được gần hết Bắc Hà. Ông liền tập trung binh lính và tiến thật nhanh ra Bắc Hà. Quân Trung Hoa bị bại, một phần bởi khinh địch, một phần vì thiếu sự trinh sát nên thua một cách nhục nhã ngay cuộc xung đột đầu tiên. Họ tiếc tẻ mà vẫn phải bỏ lại của cải và làm giàu quân địch với khí giới hay vàng bạc của họ. Đó là do Thượng Đế đã ra tay trừng phạt dân Bắc Hà và quân Trung Hoa đấy. Thật vậy, quân phiến loạn làm sao so sánh được với đối phương của họ? và không có bàn tay Thượng Đế thì làm sao họ có thể đánh bại được địch thủ khi địch hơn họ về lượng cũng như về sức?
… Mọi người mong đợi vua chính thống Nam Hà từ 7 năm nay nhưng cho đến giờ không thấy bóng dáng ông đâu. Quân tiếp viện Trung Hoa có trở lại hay không cái đó không biết được và Chúa (Thượng Để) với lòng độ lượng đối với dân xứ này (tôi muốn nói cả Bắc lẫn Nam) cũng không chắc được quân man rợ đó sẽ tha một phân đâm chúng hai vùng này không ?…”
15-7-1789, thư của ông Nunsius Orta gửi ông Letondal
.. Tôi không thề không kề những sự bất hạnh của Bắc Hà sau chiến tranh với quân phiến loạn Nam Hà. Nhờ giết chóc và phá phách quân họ đã chiếm được phản đông Vương quốc này, rồi sau đó chiếm luôn Bắc Hà. Họ làm khổ dân chúng dưới ách của họ bằng không biết cơ man nào là thuế má và khổ dịch, không kề hàng bao nhiêu vụ đốt nhà và phá hủy làng mạc, Những tai ương đó còn được tăng gia nay bởi nạn đói kém; sau đồ dịch bệnh như dịch hạch tàn phá vương quốc này. Vô số người chết ngay cả trên đường xá.
Quân đội Trung Hoa tiếp viện vua Bắc Hà và vương quốc này đã bị tiêu diệt. Người ta đồn rằng một đội quân Trung Hoa khác sẽ được gởi sang từ Trung Hoa sang tiếp viện. Có rất nhiều giặc cướp ở biển cũng như ở nội địa làm cho vương quốc này thên điêu tàn; thuyền buôn Trung Hoa từ Tầu sang Bắc Hà bị chúng bóc lột; tài sản và hàng hóa của người Trung Hoa hoặc bị quân Nam Hà hoặc bị bọn giặc kể trên cướp bóc.”
Kẻ Đầm ngày 17-1-1790, thư của ông Sérard gửi ông Blandin.
Dịch hạch, chiến tranh, đói kém
Có những làng mạc xưa nay đông dân cư bây giờ không còn ai, có cả hàng huyện nữa như vậy: Thạch-Liêm, Bình-Lục, Thiên-Bản bị tàn phá và Gia Viễn (nay thuộc Ninh Bình) ở xứ Thanh gần như không còn ai nữa.”
Ngày 20-5-1790, thư của ông Eyot gửi ông Blandin.
Ba tai ương: Đói kém, dịch hạch và chiến tranh, đã sát hại nhiều người, người ta đồn rằng ‘khí địch’ hiện cai trị ở xứ Nghệ! Xứ này đã bị tàn phá nhiều. Biết bao người đã chết ở đó. Ngay đến cọp cũng ăn thịt mất 10 người trong 15 ngày; trong số đó có 1 nữ tu sĩ của chúng tôi.
.. Ông Letondal viết cho tôi rằng chúa Nguyễn hiện ở Nam Hà. Người ta đồn rằng quân Bồ Đào Nha giúp ngài trọng cuộc viễn chinh của ngài…”
28-5-1790, thư của ông La Mothe gửi ông Letondal
Thật vậy, Đức Adran đã trở về giáo khu của ngài như ông đã viết cho tôi nhưng đường xá từ phố Nam Hà này sang phố Nam Hà kia bị rgăn chặn nghiêm ngặt đến nỗi bây giờ chúng tôi cũng còn chưa biết …
Muốn cho tình hình được giải tỏa, phải có 1 cuộc cách mạng mới làm chấn động cả Nam Hà lẫn Bắc Hà. Đó là biến cố mà chúng tôi đang chờ đợi từ ngày nọ sang ngày kia, từ khi chúng tôi được tin chúa Nguyễn hay vua Nam Hà được người Bồ Đào Nha ở Ma Cao trợ giúp, nhưng tôi không dấu ông rằng nếu sự viện trợ quá ít hay kém cỏi mà chắc thế nào nó cũng vậy. E rằng vua Nam Hà sẽ lại thất bại trước khí giới, kinh nghiệm và lòng quả cảm của Tiếm Vương, tôi không nói đến Nhạc, người chiếm cứ miền Trung Nam Hà và hình như đã mất một phần đất chiếm lãnh của ông, mà tôi nói đến em ông ta, người đã khống chế được Bắc Hà và chiếm cứ một phần Nam Hà, nơi chúng tôi ngụ, giấp giới chỗ ở của Đức Véren và các giáo sĩ của chúng ta. Ông này (Nguyễn Huệ} còn ghê gớm và khó diệt hơn ông kia nhiều. Hiện ông chiếm cứ và đích thân cai trị vương quốc Nam Hà Phú Xuân nhỏ bé của ông…”
Ngày 28-5-1790, thư của ông La Mothe gửi ông Blandin.
Tiếm Vương Quan Trung yên hưởng kết quả của sứ tiếm ngôi, dầu lời đồn [ngược lại].. ông vẫn đấm chìm trong niềm hoan lạc và bình thản hưởng cái kết quả của những chiến thắng của ông tại Phú Xuân, và như chúa Sơn Lâm, tuy ra vẻ nằm ngủ nhưng sẵn sàng vồ mỗi nếu kẻ nào chọc tới nó.
Về phần dân Bắc Hà chúng tôi, chúng tôi chỉ có 1 cậu bé 6, 7 tuổi là con cả (Nguyễn Quang Thùy?) của Tiếm Vương, làm vua hay đúng hơn làm chúa, nhưng cậu bé đó có đại tướng và đạì thần biết kiềm chế chúng tôi và bắt chúng tôi vâng lời.
[Chiêu Thống có yêu cầu ẩn tránh tại nhà dân công giáo của cha Thành ở xứ Đoài, ông đã cải giáo chưa vậy ? ] ”
13-6-1790, thư của ông Le Raoy gửi ông Letondal
Theo như ông nói, thì chúng tôi không hay biết gì về cựu vương Nam Hà ở Dôúng Nai (Đồng Nai). Quân Nam Hà vẫn áp chế chúng tôi. Tiếm Vương đã toàn thẳng chúng tôi và để một người con khoảng 10, 11 tuổi cai trị chúng tôi. Bắc Hà đã thái bình nhưng người ta sợ rằng sự yên ổn này không kéo dài. Quân Trung Hoa bị bại trận năm ngoái có thể sẽ trở lại tấn công nay mai. Mọi người tin tưởng rằng mùa tháng 5 âm lịch sẽ phong phú nhưng gió không thuận mà mùa quá kém. Các giáo sĩ của chúng ta ở Nam Hà nói rằng họ đã mất mùa này và nạn đói kém đang phá hoại xứ họ. Có người đề nghị với Tiếm Vương Quang Trung nên ngược đãi giáo đồ Gia Tô nhưng khi đình nghị, các quan đại thần tâu với ông rằng dân Công giáo rất đông, có nhiều trong các binh đội, nộp thuế đây đủ và không làm bại ai cả. Nghe vậy, Tiếm Vương liền cả cười và nói rằng ông hy vọng đến tháng 6 dân Công giáo sẽ nạp đồng cho ông…”
Kẻ đầm ngày 18-7-1790, Thư của ông Sérard gửi ông Blandin.
…Gần cửa nhà chúng tôi, ở giữa làng này có 1 trại lính gồm tất cả lính huyện Thanh Liêm (nay thuộc Hà Nam). Họ để chúng tôi muốn làm gì thì làm. Trại của trấn thủ từ Hiến (nay thuộc Hà Nam) đem về Sở Kiện (nay thuộc Hà Nam) cũng tại huyện này, rất dễ chịu. Chỉ có tại xứ Nghệ là họ quấy nhiễu không nể nang ai.”
12-8-1790, thư của ông Sérard gửi ông Lelondal
Người ta nói nhiều về vua Nam Hà nhưng người ta chưa thấy ông ấy đâu, có lẽ ông còn ở Quảng Nam (Ciampa) và đường còn đài độ 8, 9 ngày đường núi mới tới kinh thành Nam Hà và ông phải cố gắng nhiều lắm nếu muốn đánh diệt quân phản loạn. Còn về vị chủ tề mới, ngày nào ông cũng gửi con ông ra Bắc Hà; ông có phong một người mới 7, 8 tuổi làm chúa ; ông du hành với một nghỉ trượng vương giả. Cách đây 5 ngày, ông rời kinh thành này về Nam Hà, với 30 con voi hộ giá.”
Kẻ Sở (nay thuộc Nam Định) ngày 20-9-1790, thư của ông Sérard gửi ông Blandin.
Bệnh dịch vẫn lây lan tràn ở nhiều nơi và vẫn giết hại nhiều người nhất là từ 2, 3 tháng nay. Sự trồng trọt tốt đẹp, từ thủ đô Nam Hà tới khắp Bắc Hà, tại tất cả đất đai dưới quyền cai trị của Tiếm Vương của chúng tôi, đang hứa hẹn một mùa màng phong phú thì lúa lúc đó, tôi xin nhắc lại, bị hư hại bởi một vụ đại hạn và lúa đã không lên mầm tại các đồng ruộng cạn và phần nhiều đã bị khô héo tận rễ. Cho nên thực phầm đắt đỏ liên tiếp. Hễ họ [dân đi đời] rỗi rãi, nghỉ ngơi một chút là họ chỉ nghĩ đến việc sửa đền và tổ chức những buổi tế thần của họ.”
Xứ Đoài (trấn Sơn Tây) ngày 20-10-1790, thư của ông Sérard gửi ông Blandin.
… Mới đây, ông Leroy đã nhờ đưa các thơ của chúng tôi cho một thuyền trưởng Trung Hoa đi với 4 chiếc thuyền nhỏ hộ tống (ông ta không dám mang theo 2 ‘sứ giả’ chúng tôi) và bỗng nhiên chúng tôi hay tin 4 thuyền đó bị bắt bởi bọn cướp biển Trung Hoa đã đầu hàng quân ‘phiến loạn’ và đã bị dẫn đến thủ đô Nam Hà. Người ta tin rằng Chỉnh dùng làm chiến thuyền đề tấn công vua Nam Hà hiện đang ở Do Nai vì tướng phiến loạn đang chuẩn bị cho mục đích đó.. Dân Trung Hoa càng ngày càng khó dễ và đòi hỏi một giá tiền quá đắt [cho công chuyển thư] đến nỗi không thề thỏa mãn họ được. [Có một kẻ mang danh vua Chiêu Thống nhưng thực ra chỉ là một kẻ bịp bợm]…”
Ngày 2-7-1791, thư của ông Sérard gởi ông Descourvières
… Khó mà cựu hoàng Nam Hà đánh bại nổi kẻ địch của ông. Về phần vua Bắc Hà thì đường như ông không thể khôi phục cơ nghiệp nổi bằng sức mạnh. Chỉ có thuế má và dịch vụ là làm dân chúng bị áp bức kêu ca và mong mỏi được giải phóng…”
Ngày 19-7-1791, thư của ông Longer gửi Đức Champenois
…Sự giao thông giữa Nam Hà và Bắc Hà gần như bị cắt đứt. Tiếm vương cai trị chúng tôi có lý khi sợ vua Nam Hà, hiện đóng tại Đồng Nai gửi một số người theo ông ra ngoài bắc lập đảng ..”
13-5-1791, thư của ông Le Roy gửi ông Letondal
… Chắc ông không kém ngạc nhiên khi hay tin rằng địa phận chúng tôi vừa cung cấp một thầy thuốc cho Quang Trung, Tiếm vương Nam Hà Thượng. Không có gì xác thực hơn. Không phải sự ham vui thể tục đã đẩy bạn đồng hướng của chúng ta đâu. Đó là lòng bác ái đấy ! Quang Trung cần một thầy thuốc người Âu đề chữa bệnh cho vợ ông Ông đã làm rộn cả giáo khu đề kiếm 1 người như vậy, ông Girard đã tự nạp mình cho kẻ thù của chúng ta. Tiếm vương, tiếp đãi ông nồng hậu. Tôi không biết rồi sau Tiểm Vương đó đối xử với ông ấy ra sao ?…”
Lữ Đăng, Bố Chính, 17-7-1791, thư của ông Sérard gửi ông Letondal
… Chánh hậu của Tiếm vương mất vào khoảng tháng ba và ông đã khóc bà một cách sầu thảm. Ông đã cử hành tang lễ vô cùng linh đình trang trọng cho bà vào cuối thắng sáu. Dân Nam Hà đồn khắp nơi rằng ông đã băng hà vì quá đau buồn. Họ nói rằng sự chuần bị tang lễ hết sức tốn kém phải làm cho cả ông lẫn phu nhân ông. Anh cả ông (Hoàng đế của tiền Trung Nam Hà, tức ông Thái Đức) cũng bị mắc lừa và tưởng rằng em ông là Quang Trung đã mất. Ông ấy dẫn đầu một đạo quân đến kinh đô Phú Xuân với mục đích chiếm thành phố này và sau đó cả Bắc Hà. Nhựng khi tới nơi ông được biết mình đã bị lừa và lại quay về. Ông hãy thử nghĩ xem Tiểm Vương của chúng tôi có thể vui lòng khi thấy anh hành động lập cập như vậy không? Người ta đồn rằng có thể ông sẽ đến cảm ơn anh ông nhưng có người cho rằng ông bận đi thăm chúa ‘Nguyễn’ ở Doũ Nai hơn và ông lo chuyện này hơn là trả thù anh ông. Bởi vậy nên ông ra lệnh đóng không biết mấy trăm ‘ghe sai’ hay chiến thuyền. Riêng huyện Bố Chính, nơi tôi cứ ngự từ 15 ngày nay đã phải đóng hơn 100 ghe. Dân khốn khổ và tất cả giáo đồ Gia Tô bất bạnh này đã mất 2 mùa liên tiếp, vụ thắng 10 và vụ tháng 5, và có lẽ sẽ mất luôn vụ tháng 10 sắp tới nên khó mà chịu nổi một gánh nặng như vậy. Số ván gỗ phải cung cấp cho việc này là 2.500 tấm, mỗi tấm phải dài từ 30 đến 35 thước và rộng vài phân và nếu phải đi mua thì mỗi tấm giá 15 quan. Ngoài ván gỗ, còn phải cung cấp các thuyền cụ và tất cả phải hoàu tất trong 2 tháng. Khí độc của rừng, nạn cọp vô và sự khó nhọc sẽ làm chết một số lớn đảm dân tội nghiệp phải đi chặt gỗ và lôi gỗ từ núi xuống đó.”
Làng Kẻ Seo (làng thuộc bắc Bố Chính – Quảng Bình), Bố Chính, ngày 1-5-1792, thư của ông Sérard gởi ông Blandi.
Không có giao thông giữa các xứ. Ông Girard được cử làm thầy thuốc cho Tiếm Vương, Phú Xuân. Có lẽ tôi sẽ phải kêu gọi đến ông Girard ở Phú Xuân để nhờ ông ấy giao thư cho thuyền Trung Hoa cập bến tại đó, hay yêu cầu ông ấy đích thân mang theo nếu Tiếm vương bắt ông ấy đi Quảng Châu mời người Âu Châu đến kinh đô buôn bán như ông đã dự định năm ngoái…”
Macao, 25-11-1792, thư của ông Girard gửi ông Boiret.
Ngày 7-3-1791, tôi được giới thiệu với Tiếm vương cai trị các tỉnh Nam Hà Thượng và Bắc Hà. Người vợ mà ông coi như vợ lớn (tả cung Hoàng Hậu họ Phạm, sinh ra Quang Toản?) bị bệnh trầm trọng. Người ta có nói với ông ấy rằng chỉ còn trông đợi ở các thầy thuốc người Âu Châu thôi. Bởi vậy ông sai một vị đại thần là một người Công giáo đã nhiều dịp giúp chúng tôi đắc lực đi tìm 1 giáo sĩ người Âu đến chữa bệnh cho vợ ông, Lúc đó tôi đang ở với Đức Verén.
Các quan đã khuyên Tiếm vương cho mời một người Âu vào cung. Sau lại yêu cầu tôi kê thuốc cho phu nhân Tiếm vương, nhưng bà ta từ trần. Ngày 29-3 năm ấy. Ngày 25-6 bà ta được chôn cất.
Tiếm vương gần như thành điên khùng. Ông ta muốn hành quyết 2 thày lang đã săn sóc vợ ông. May thay họ chỉ phải mang cùm thôi… Nên hiểu rằng tôi không còn ở đó (Kinh đô) nữa. Năm ngoái ông ta (Tiếm vương) muốn gửi tôi đi Macao kêu gọi người Âu Châu đến buôn bán tại vương quốc của ông. May sao chỉ có vai chiếc thuyền Trung Hoa, mà không một chiếc nào chịu chở tôi cả.
Năm nay có một cơ hội khác. Một chiếc tàu từ Áo Môn tới và một chiếc khác từ Ma Ni qua, vì bất bình công việc làm ăn của họ tại Đồng Nai, đến đất của Tiếm vương, nơi tôi ở, và đã bán cho ông ta 100.000 cân lưu huỳnh. Tôi đã bắt buộc phải du hành đi Macao. Tôi đã tới đó hôm 3-7… Người ta đã báo tin cho tôi rằng vua Chính Thống Nam Hà đã thắng một trận và đã đến hải cảng Touron (Đà Nẵng) tại xứ Chàm …”
Macao, 21-12-1792, thư của ông Longer gửi ông Blandin.
Ở đây người ta đồn rằng vua Nam Hà [Nguyễn Ánh] đã chiếm lại được vài tỉnh Nam Hà thuộc vương quốc của Tiếm vương Nhạc (Thái Đức). Người ta cũng nói rằng em Tiếm vương ấy, người cai trị Bắc Hà và Nam Hà Thượng đã chết vì bệnh và một trong những người con trai của ông lên nối ngôi.. Tuy nhiên những tin đó cần được xác nhận lại…”
Macao, 5-2-1793, thư của ông Langlois gửi cho ông Chaumont
Thư nhận được từ Bắc Hà ngày 15-1 mới đây do một sử giả mang theo từ tháng 6 xác nhận tin Tiếm vương cai trị Bắc Hà và Nam Hà Thượng đã mất. Các con ông còn nhỏ (người con lớn nhất mới 14 tuổi). Các quan của ông lại đánh lẫn nhau, đã có nhiều người bị giết trong những vụ lộn xộn về vấn đề kế vị. Chắc ông đã biết những tin ấy với nhiều chi tiết hơn…”
Macao, 10-2-1793, thư của ông Longer gửi ông Blandin
Ông La Mothe cũng báo cho tôi rằng: ‘ Cái chết của Tiểm vương Quang Trung, được giữ bí mật gần 2 tháng trời bây giờ mới được công bố bởi sắc lệnh bắt buộc toàn quốc chịu tang một vị Hoàng Đế anh mình như ông. Chúng tôi chưa biết ông mất vì bệnh gì …”

(còn tiếp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *