Nghệ thuật truyền đạt

Trên thế giới này, ngôn ngữ dũng cảm nhất không phải là bộc lộ toàn bộ thiện chí của mình ra cho tất cả mọi người xung quanh, mà sau cùng, khi đã đi ngắm nhìn biển rộng trời cao, đối mặt với nóng lạnh đời người, chúng ta học được cách dùng ngôn từ dệt từng sợi tơ lòng thành chiếc khăn ấm áp. Ngày đông rét buốt, dẫu rơi vào tuyệt cảnh đường cùng, ta vẫn có thể dịu dàng trao được tình người đượm lửa ấy cho nhau.

Keiichi Sasaki từng nói trong cuốn sách “Nghệ thuật truyền đạt, bí quyết thành công của người Nhật” một đoạn: “Phương thức tạo ra ngôn từ cũng tương tự như công thức nấu ăn. Chỉ cần tuân theo các bước chỉ dẫn, ai cũng có thể tạo nên hương vị gần giống với đầu bếp chuyên nghiệp. Dĩ nhiên, hương vị món ăn sẽ khác nhau ít nhiều dựa trên tay nghề người nấu, nhưng so với tự mình mò mẫm bắt đầu từ con số không, công thức sẽ giúp bạn nấu món ngon nhanh hơn gấp nhiều lần.”

Bởi vì gian truân trên đường đời vốn đã quá nhiều, thế nên chỉ một chút dịu dàng trong ngôn ngữ cũng có thể đem người ta xích lại gần nhau hơn. Nếu tịch mịch là bức tranh chỉ một kẻ vẽ nên trong đêm tối, thì bạn vĩnh viễn không biết, ánh sáng mà mình đem tới cho họ thông qua ngôn ngữ có ý nghĩa đến nhường nào. Rốt cuộc thì thiện chí thôi là chưa đủ, những suy nghĩ tốt đẹp ở trong lòng đều cần lời nói và hành động để bộc lộ được ra.
Bởi lý do đó, đứa con “Nghệ thuật truyền đạt, bí quyết thành công của người Nhật” đã được tác giả thôi nôi và nuôi nấng, với hi vọng mang nó trở thành cuốn sổ công thức nấu ăn giúp chúng ta có thể gửi gắm các gia vị đắng cay chua ngọt trong lòng tới người xung quanh. Hãy để những bữa cơm sau này giữa chúng ta trở thành điều tuyệt vời ngọt ngào nhất!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *