Sử Nguyễn chép trận này là võ công đệ nhứt thời Nguyễn trung hưng
Nên nhớ trước đó chúa Nguyễn Ánh chưa bao giờ thắng nổi hải quân Tây Sơn ?!
Một trong những người Pháp theo giám mục Bá Đa Lộc về chỉ huy hạm đội của Nguyễn Ánh tên là Mạn Hoè -Manuel từng tử trận vì hải quân Tây Sơn
Gia Định thành thông chí chép:
” Tháng 3 (Nhâm Dần 1782), anh em Tây Sơn là Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ dẫn 3 vạn quân thủy bộ vào lấy Gia Định.
Thuỷ quân của ta bày trận ở ngã bảy Cần Giờ, quân Tây Sơn nhờ thuận gió và thủy triều nên căng no buồm xông thẳng vào, quân ta không đánh mà tự tan rã, chỉ có chiếc tàu phương Tây của Mạn Hoè là chống cự được lâu. (Mạn Hoè là người nước Pháp, theo giúp rất hiệu dụng, làm quan đến Khâm sai Cai cơ quản đội Trung Khuông, được phong tước An Hoà Hầu, khi chết được tặng là Hiệu Nghiã công thần phụ quốc Thượng tướng quân, được tòng tự ở miếu Hiển Trung)
Nguyễn Huệ cho quân vây đánh đốt cháy tàu đó, Mạn Hoè chết, quân Tây Sơn thừa thắng phá luôn quân ta ở ngã ba Lôi Sạp (Soi Rạp), thẳng tiến Bến Nghé, quan quân phải chạy tan tác”
Trận Thị Nại diễn ra ở thế chẳng đặng đừng của chúa Nguyễn Ánh ,thành Bình Định,Quy Nhơn –trong đó phò mã Võ Tánh,ông Ngô Tùng Châu bị vây hai ba năm bỡi Thái phó Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng,quân Tây Sơn đang ở giai đoạn cuối quyết sống chết
Trước đó ,các năm Nhâm Tý 1792, Quý Sửu 1793 ,Kỷ Mùi 1799, chúa Nguyễn từng đánh với thủy quân Tây Sơn ở Thị Nại nhưng thua nhiều hơn thắng
Trở lại năm 1801
Lúc này ông Diệu có 3 vạn bộ binh bày cho lính làm một hệ thống lũy đất dài vây vây thành Bình Định ,chung quanh lại lập 90 đồn lính phòng thủ ngày đêm .Dưới đầm Thị Nái án ngữ thành Bình Định Võ Văn Dũng chỉ huy hai vạn thủy quân cùng 2.000 chiến thuyền
Thị Nại là một đầm phá nước mặn không sâu lắm có hiện ích khoảng 5.000 ha với bề rộng khoảng 4 km,dài 10 km trước cửa thành Quy Nhơn ,Bình Định
Thị Nạilà một địa danh có gốc từ người Chàm, tên là CriVinaya được phiên âm qua tiếng Hán Việt thành Thị Lị Bì Nại ,đọc nuốt âm là Thị Nại
“Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh
Em về Bình Định cùng anh”
Một số tư liệu nói chúa Nguyễn Ánh kéo ra Thị Nại 1.000 chiến hạm lớn nhỏ cho trận Thị Nại. Trong số đó có 5 chiếc mang được 46 khẩu đại bác, 18 chiếc khác mang được từ 20 đến 26 khẩu đại bác.Các tướng là Nguyễn Văn Thành,Nguyễn Văn Trương,Võ Di Nguy,Lê Văn Duyệt…
Ba chiếc tàu Pháp bọc đồng Phượng Phi (Le Phoenix), Long Phi (Le Dragon), Bằng Phi (Le Aigle) do ba ông cai đội Tây cầm lái chỉ huy là:Philippe Vannier ,Jean-Baptist Chaigneau ,Godfrey De Forçanz boc hậu bảo vệ chúa Nguyễn Ánh
Hải quân Tây Sơn có 2000 tàu chiến lớn nhỏ,có 54 tàu, 93 chiếc thuyền, 300 pháo hạm, 100 tàu buồm
Cụ thể:
-9 tàu loại 66 đại bác, mỗi tàu 700 thủy binh
– 5 tàu loại 50 đại bác, mỗi tàu 600 thủy binh
– 40 tàu loại 16 đại bác, mỗi tàu 200 thủy binh
– 93 thuyền chiến, loại 1 đại bác lớn, 150 thủy binh
– 300 xuồng gắn pháo, loại 50 thủy binh
– 100 tàu buồm kiểu Đàng Trong, loại 70 thủy binh.
Và vô số tàu nhỏ,xuồng nhỏ các loại khác
Đặc biệt Tây Sơn có những chiếc tàu Định Quốc 1000 tấn, trang bị từ 60 khẩu đại bác trở lên ,pháo đặt cả pháo ở mũi tàu và đuôi tàu, có thể chở được voi chiến.
Tức là thủy quân Tậy Sơn trội hơn quân Nguyễn
Cửa Thị Nại là cửa biển hẹp,Tây Sơn cho ba chiếc Định Quốc án ngữ dàn hàng ngang,sau là một hệ thống tàu ,thuyền,hạm dày đặc.Tây Sơn cũng cho bộ binh phòng thủ với đại bác hung hậu đặt hai bên núi Gành Ráng và Phương Mai bọc xung quanh đầm Thị Nại
Đó là rằm tháng giêng năm Tân Dậu (27/2/1801), gió nam thổi mạnh,hai bên xáp chiến
Từ phút đầu tiên đội tàu tiên phong của Nguyễn bị hỏa lực Tây Sơn phá nát ngay vòng ngoài cửa biển Thị Nai,không làm sao đi vô đầm được
Hai bên đánh nhau từ giờ Dần (3 -5 giờ sáng) đến giờ Dậu ( 7 – 9 giờ tối) thì quân Nguyễn mới vô được cửa biển ,thương vong rất nhiều.
Sau đó chúa Nguyễn đổi chiến thuật
Một cánh quân do Nguyễn Văn Thành đi đường bộ ban đêm kéo lên bờ tỉa gọn những pháo đài Tây Sơn đặt hai bên núi khiến hỏa lực khúc này ko còn hỗ trợ thủy quân dưới đầm nữa
Một nhóm thủy quân Nguyễn bắt được một chiếc thuyền tuần tiễu của Đô ty Nguyễn Văn Độ cùng đám lính tuần tra lấy được mật khẩu nên giả làm lính Tây Sơn, cải trang thành thuyền Tây Sơn vượt qua cửa phòng thủ tiến sâu vào bên trong đốt phá,bắn phá Tây Sơn
Tây Sơn phân vân,toàn bộ hạm đội của nhà Nguyễn được lịnh tổng tấn công.
Ba chiếc Định Quốc của Tây Sơn bị 60 chiếc thuyền Nguyễn bao vây và đánh chìm.
Gió nam thổi mạnh, thuận hướng gió quân Nguyễn dùng hỏa công đốt hạm đội Tây Sơn cháy lan từ chiếc này sang chiếc khác
Trận khốc liệt,pháo sáng ngời,đạn vang rền
Thủy sư đô đốc Võ Di Nguy (1745 – 1801) người cao lớn, miệng méo nhưng rất lớn tiếng,các linh mục Tây gọi là ông tướng to miệng-bị đại bác Tây Sơn bắn một phát bay đầu chết tại trận
Tướng chết,lính của Võ Di Nguy kinh hãi tính rút về. Lê Văn Duyệt chỉ huy 26 tàu chiến nhào lên hò hét thúc quân xông pha lửa đạn quyết tiến lên.
Lê Văn Duyệt (1764 – 1832) lúc này 37 tuổi nổi lên nhờ gan dạ.Ông rất nhỏ con nhưng lì thì không ai bằng
Chúa Nguyễn Ánh thấy thương vong lớn nên tính tạm lui quân nhưng Lê Văn Duyệt không nghe liều chết dẫn quân xông lên.Chính ông Duyệt dùng thuyền chứa diêm sanh đốt và đánh chìm nhiều tàu Tây Sơn
Lúc này gió nam nổi lên càng mạnh , thủy triều lên mạnh giúp đoàn thuyền 26 chiếc của Lê Văn Duyệt lao nhanh vun vút, tàu chiến Tây Sơn cháy hừng hực,lửa đỏ cả một vùng
Ba chiếc tàu bọc đồng Phượng Phi (Le Phoenix), Long Phi (Le Dragon), Bằng Phi (Le Aigle) hăng máu nhào lên tấn công quân Tây Sơn
“… Giặc giữ bảo cự chiến, từ giờ Dần đến giờ Ngọ, tiếng súng vang trời, đạn bay như mưa. Di Nguy bị bắn chết. Duyệt cứ mặc kệ, càng thúc đánh hăng. ” (Đại Nam Thực Lục )
Khắp nơi lửa cháy,đạn vãi như trấu,tiếng đại bác vang rến ,lửa bao trùm các chiến hạm Tây Sơn, cái thì nổ, cái thì chìm,cái thì tìm đường tháo thân
Người chết như rạ,thây nổi đầy đầm ,tiếng la hét kêu khóc vang cả một góc trời
Thiệt là bi thương ,đoạn trường
Kết thúc trận đánh thủy quân Tây Sơn bị tiêu diệt hoàn toàn chỉ trong một đêm
Trận này Lê Văn Duyệt nổi danh như cồn
Sách Đại Nam Thực Lục chép ông Duyệt là gương dũng cảm
“Duyệt thề chết, vẫy quân xông lên, giờ thân vào được cửa biển, dùng đuốc hỏa chiến thừa chiều gió phóng đánh thuyền đại hiệu của giặc. Quân Tây Sơn cả vỡ, chết rất nhiều. Dũng thua chạy. Thuyền Tây Sơn bị đốt cháy gần hết. Quân ta bèn giữ cửa Thị Nại. Người ta khen trận này là võ công to nhứt” (Đại Nam Thực Lục )
Hỏa công là đúng,sử Nguyễn không có thêu dệt.Tàu chiến Tây Sơn có chứa đầy thuốc súng nên cháy là khỏi cứu chữa,gió Nam rất mạnh
Không như trận Xích Bích khi thuyền chiến Tào Tháo bị xích chặt lại nên cháy một chiếc là cháy lan.Trận Thị Nại tàu thuyền Tây Sơn không hề buộc lại nhưng vẫn cháy là vì Nguyễn dùng rất nhiều thuyền nhỏ,nhẹ, chất đầy diêm sanh nương theo hướng gió liều chết mà xáp lá cà
Nên nhớ hồi năm 1792 quân Nguyễn Ánh cũng đã một lần dùng hỏa công đốt cháy hạm đội của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc trên đầm này để chiếm Quy Nhơn
10 giờ sáng ngày 1/3/1801 chiến trận ngưng tiếng súng,quân Nguyễn ít hơn đã chiến thắng Tây Sơn
Tuy nhiên chúa Nguyễn Ánh vẫn không sao giải vây thành Bình Định cứu Võ Tánh
Sau trận Thị Nại thì Trần Quang Diệu hiệp cùng 4000 quân còn lại của Võ Văn Dũng xiết thành Bình Định gắt hơn và Võ Tánh đã tự thiêu chết vào ngày 7/7/1801
Võ Tánh không trốn ,ông còn bày cho chúa Nguyễn Ánh bỏ Bình Định mà kéo quân ra chiếm đô thành Phú Xuân
“Không thể được. Ta phụng mệnh giữ thành này nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành mà hèn nhát trốn lấy một mình thì sau này còn mặt mũi nào trông thấy chúa thượng”.
Sau đó chúa Nguyễn Ánh đánh ra chiếm lại Phú Xuân,nhà Tây Sơn ở thời kỳ cáo chung
Sử Nguyễn ghi công ông Duyệt với trận Thị Nai,gọi là “võ công lớn nhứt” của Lê Văn Duyệt
Nên nhớ trước 1801 tướng Nguyễn Văn Thành có chức là khâm sai chưởng tiền quân điều bát chư đạo bộ binh, còn ông Duyệt chỉ mới là tướng nhỏ dưới trướng ông Thành với chức đô thống chế tả đồn quân thần sách (Lính kêu là Ông Tổng Đồn Tả)
Năm 1802, Gia Long đem quân ra Bắc, ông Duyệt làm khâm sai chưởng tả quân Bình Tây tướng quân,tức ngang hàng ông Thành
Năm 1823 Tả quân Lê Văn Duyệt được vua Minh Mạng ban ngọc đái với lời dụ: “Từ xưa hoàng tử, chư công chưa ai được ân tứ ngọc đái này, nay khanh đã nhiều công lao nên đặc biệt ân tứ vậy.”
Nói chung tui thấy các sử gia xưa nay,sử nhà Nguyễn chép đúng trận Thị Nại là dùng hỏa công và công trạng ông Lê Văn Duyệt được ghi nhận
Sau này dầu vua Minh Mạng ghét ông Duyệt sau vụ binh biến thành Phiên An,kết tội ông Duyệt tùm lum nhưng không vì thế xóa công trạng trận Thị Nại của ông .
Cre: Nguyễn Gia Việt