Trận Paraitakene – 3,000 quân “khiên bạc” đánh tan 11,000 bộ binh kẻ thù mà không ch…

Trận Paraitakene – 3,000 quân “khiên bạc” đánh tan 11,000 bộ binh kẻ thù mà không chết lấy 1 người

Trận Paraitakene – 3,000 quân “khiên bạc” đánh tan 11,000 bộ binh kẻ thù mà không chết lấy 1 người.

Đó là đội quân khiên bạc (silver shield), họ là những cựu chiến binh mang trên mình tấm khiên dát bạc cứng cáp, từng theo chân Alexander đại đế chinh phục khắp thế giới cổ đại. Trải qua hàng trăm trận chiến lớn nhỏ và chưa từng thất bại hay thua trận lấy 1 lần…
Sau khi Alexander đại đế băng hà, các tướng lĩnh xâu xé đế chế của ngài như bầy chó đói giành nhau xác chết. Trên khắp vùng đất trải dài từ Hy Lạp cho đến Bắc Ấn Độ, nhiều quốc gia quân phiệt được thành lập và đánh chiếm lẫn nhau, kẻ nào cũng nhận mình là người kế thừa của Đại Đế. Trong đó lớn nhất là các vương quốc kế thừa: Seleucid chiếm trọn vùng Ba Tư, Antigonos chiếm vùng Tiểu Á và Levant, Ptolemac lấy vùng Ai Cập, Lysimachos và Kassandros chia nhau bán đảo Balkan.
Và đây là lúc mà đội quân tinh nhuệ nhất thế giới cổ đại này tỏa sáng hơn bao giờ hết!

Người trẻ nhất trong đội quân khiên bạc cũng đã ngoài 60, đa số gần 70 thậm chí già hơn, nhưng kỹ năng chiến đấu của họ thuộc hạng thượng thừa, là những bậc thầy của chiến tranh, với các kỹ năng chiến đấu và sức mạnh bất khả chiến bạisử gia Plutarch cho hay.

Ban đầu, họ theo chân Krateros, rồi Eumenes với hy vọng các tướng lĩnh trung thành với Đế Chế Macedonia này sẽ bảo vệ con trai Alexander đại đế (lúc này còn nhỏ tuổi) cho đến khi trưởng thành và nối ngôi.
Đội quân Khiên bạc này đã giúp Eumenes thắng hết trận này đến trận khác, đè bẹp vô số đối thủ chống đối.
Trong trận đánh Paraitakene (317 tcn) đẫm máu với xứ quân của Antigonos:
“Khi thiết lập đội hình phalanx, trông họ thật lão luyện và áp đảo với đội hình non trẻ của kẻ địch.
Khi tấn công mạnh mẽ vào đội hình kẻ địch, họ dễ dàng đánh tan tác bọn chúng, xáp là cà vô cùng dũng mãnh, giết vô số người mà kẻ thù không thể làm bất cứ ai trong số họ bị thương.
Hết hàng phalanx này đến hàng phalanx khác bị ghiền nát dưới chân những chiến binh khiên bạc, trận đánh càng kéo dài, đội quân khiên bạc càng giống những chiến binh bất tử trên chiến trường.

Quá khiếp đảm, những kẻ còn lại vứt bỏ khiên, vũ khí mà chạy bán sống bán chết. Bỏ lại hơn 5000 xác chết và 6000 người bị thương.
Cả đội quân đông hơn gấp nhiều lần sụp đổ trong chốc lát.” – ghi chép của Sử gia Didorus Siculus, Quyển XIX.
Ở trận này, có thể nói họ đã phục vụ trong quân ngũ 35-45 năm và tham gia vô số trận đánh. Khoảng cách của họ với những chiến binh thù địch là cả 1 thế hệ.
Trong trận Gabiene (316 tcn), 1 lần nữa họ lại dễ dàng ghiền nát đội quân tiên phong của Antigonos trên chiến trường.
Nhưng chủ nhân của họ, nhiếp chính Eumenes do quá chủ quan khinh địch nên phạm phải 1 sai lầm nghiêm trọng.
1 trận cát bụi nổi lên che khuất tầm nhìn cả 2 đội quân. Antigonos lợi dụng điều này để cho khinh kỵ vòng ra đằng sau kẻ thù. Để tấn công thẳng vào doanh trại Eumenes
Toàn bộ đoàn hậu cần của quân Eumenes bị chiếm, và quan trọng nhất “vợ con của những chiến binh khiên bạc và của cải cướp bóc được trong suốt 40 năm” giờ nằm trong tay Antigonos.

Antigonos đã gửi sứ giả sang nói chuyện với các chiến binh khiên bạc để đặt 1 thỏa thuận: “Phản bội lại những kẻ kế thừa vương triều Macedonia và giao nộp chủ tướng Eumenes cho hắn, đổi lại là gia đình và tài sản sẽ được giữ nguyên.”

Đội quân khiên bạc miễn cưỡng chấp nhận, Eumenes bị bắt và bị xử tử.
Giờ đây các chiến binh khiên bạc trở thành những kẻ phản bội và phải về dưới trướng Antigonos. Nhưng Antigonos cũng bắt đầu đề phòng đội quân này vì quá nguy hiểm. Ngoài chiến trường họ rất dũng mãnh nhưng khi ở nhà, họ là những kẻ kiêu căng, vô kỷ luật và tha hóa đạo đức.
Lo sợ họ sẽ phản bội lại mình giống cách họ làm với chủ cũ. Antigonos cho giải tán cả quân đoàn, thiêu sống chỉ huy của đội quân khiên bạc. Đồng thời chia nhỏ đội quân này ra thành nhiều nhóm nhỏ rồi giao cho họ những nhiệm vụ nguy hiểm không thể thực hiện. Để rồi kết thúc cuộc đời của những chiến binh bất tử này!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *