Trận chiến nào đã vươn tới tầm đỉnh cao nhất trong lịch sử quân sự Trung Quốc? (Phần…

Trận chiến nào đã vươn tới tầm đỉnh cao nhất trong lịch sử quân sự Trung Quốc? (Phần 1)

Trận chiến nào đã vươn tới tầm đỉnh cao nhất trong lịch sử quân sự Trung Quốc? (Phần 1)
Trả lời: Feifei Wang.
Link: https://qr.ae/pNyVve
——————
Có rất nhiều trận chiến nổi tiếng trong hơn 5000 năm lịch sử chém giết và thảm sát của chúng tôi. Tùy thuộc vào việc bạn định nghĩa “đỉnh cao” là như thế nào, mỗi người đều có những trận chiến “đỉnh cao” riêng của họ. Là một người tìm hiểu lịch sử chuyên sâu mà không có hệ thống rõ ràng, tôi lại thích chính trị, thuyết âm mưu, ám sát, lịch sử quân sự không phải thứ mà tôi hay tập trung lúc đọc lịch sử. Nhưng tôi nghĩ trận chiến vươn tới đỉnh cao nhất là trận Trường Bình giữa quân Triệu và Tần từ năm 262 đến 260 trước Công Nguyên.
Có một vài điểm rất độc đáo khiến tôi thấy trận chiến này rất thú vị.
Cuộc chiến đã diễn ra như thế này: Như chúng ta đã biết có 7 nước tồn tại ở cuối thời kỳ Chiến Quốc: Tề, Sở, Hàn, Triệu, Ngụy, Tần, Yên. Nước Tần có tham vọng muốn thống nhất Trung Quốc (Đúng hơn là họ muốn chiếm hết lãnh thổ nước khác và việc thống nhất Trung Quốc khi đấy chỉ là việc tất yếu diễn ra khi họ đạt được tham vọng ấy)
Họ bắt đầu bằng việc tấn công Hàn, một đất nước nhỏ và yếu trong số 7 nước và lại còn nằm ngay cạnh Tần, giữa Tần và Triệu, 1 đối thủ khá mạnh đối với Tần. Tần đã dùng tướng Bạch Khởi để lãnh đạo chiến dịch này. Bạch Khởi có lẽ là 1 trong những vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự Trung Quốc. Trong sự nghiệp của mình, ông đã chiếm hơn 70 thành, chưa thất bại ở trận chiến nào. Nhưng chúng ta sẽ bàn về ông sau.
Đầu tiên, ông ta chiếm thành Dã Vương, bao vây quận Thượng Đảng, cô lập với phần còn lại của nước Hàn, Lo sợ trước sức mạnh quân Tần, Hàn quyết định dâng phần đất đó cho Tần, nhưng người dân Thượng Đảng rất, rất ghét Tần, ghét đến mức họ quyết định kêu gọi quân Triệu đến giúp họ. Ở lúc này, Triệu có 2 lựa chọn:
1) Đem quân giúp Thượng Đảng và tuyên chiến với Tần.
2) Phó mặc số phận của Thượng Đảng cho quân Tần và quân Tần có thể rút ngắn khoảng cách với Triệu.
Vua Triệu biết rõ tham vọng của Tần và biết rằng chiến tranh là đều tất yếu sẽ xảy ra. Triệu quyết định đem quân giúp Thượng Đảng. Họ cử 1 tướng quân rất nổi tiếng là Liêm Pha. Liêm Pha là một tướng quân già, rất kinh nghiệm nhưng cũng rất bảo thủ.
2 bên đánh nhau một vài trận, Triệu thất bại và phải rút lui về thành cố thủ, tận dụng những bức tường thành có sẵn (tiền thân của Vạn Lý Trường Thành sau này) để phòng thủ. Và Liêm Pha đã cố thủ ở đây được 2 năm 6 tháng trong khi Tần cố gắng chiếm giữ.
Việc tấn công trực tiếp không thể giúp quân Tần chiến thắng, thế nên họ bắt đầu chiến dịch ngoại giao. Đầu tiên họ mời sứ giả nước Triệu tới kinh đô Tần và nói với họ rằng Tần đang muốn hướng đến một thỏa thuận. Sứ giả nước Triệu được tiếp đãi rất nồng hậu, khiến 5 nước khác có ấn tượng rằng Triệu và Tần không hề căng thẳng vì trận chiến này một tý nào. Sau đó Tần sử dụng những gián điệp ở trong nước Triệu phao tin rằng:”Liêm Pha đã già và không dám ra trận nữa, Tần chỉ sợ mỗi viên tướng trẻ Triệu Quát thôi”.
Triệu Quát là con của viên tướng nổi tiếng Triệu Xa. Và đó là viên tướng được vua Triệu ưa thích. Vua Triệu không hài lòng về chiến thuật phòng thủ của Liêm Pha, ông ta đã thua vài trận trước và bây giờ chỉ biết trốn dưới bức tường thành suốt thời gian qua! Bỏ qua mọi lời can ngăn của các quan lại, vua Triệu quyết định thay Liêm Pha bằng Triệu Quát, cho anh ta kiểm soát hơn 45 vạn quân. Triệu Quát tỏ ra là 1 tướng quân non trẻ và bốc đồng, nắm rất ít kinh nghiệm thực chiến, thay đổi rất nhiều nhân sự, dỡ bỏ công sự phòng thủ và chuẩn bị đem quân đánh Tần. Triệu Quát dẫn hơn 40 vạn quân ra khỏi thành và cố gắng chiếm lai Thượng Đảng.
Quân Tần đã thiết lập cạm bẫy cho Triệu Quát. Quân của Triệu Quát đối mặt với quân Tần và sau khi quân Tần giả vờ rút lui, quân của Triệu Quát liền bị mắc bẫy. Anh ta không hề nhận ra rằng mình đã mắc bẫy, cứ tiếp tục đuổi đánh quân Tần,. Sau khi Triệu Quát cách xa hậu cần gần 12km, Tần liền dẫn hơn 2500 cắt đứt con đường nối giữa quân của Quát và hậu cần của anh ta. Vậy là giữa quân của Quát và thành lũy nơi chứa nhu yếu phẩm của anh ta có hơn 5000 quân Tần. Quân lính trong thành không dám ra ngoài, thế nên quân của Quát đã bị bao vây ở mọi phía và không thể phá vòng vây.
Họ rốt cuộc phải phòng thủ ở trong thung lũng, và bị bao vây trong 46 ngày. Hãy dể ý răng khi Triệu Quát đem quân ra ngoài, anh ta mang theo quân hậu cần vì không có ý định ở lâu trong trận chiến. Tôi có thể ước chừng 1 binh lính có lượng lương thực chỉ đủ 1 đến 2 ngày. Vậy là hơn 46 ngày, quân Triệu bị tấn công liên tục từ khắp các hướng, họ không có lương thực trong suốt cuộc bao vây (Có vài sách ghi chép rằng họ không có đồ ăn trong 46 ngày), và càng về sau, sự hy vọng về 1 lực lượng tiếp viện ngày càng giảm.
Bản thân nước Triệu không còn đủ quân tiếp viện để đối phó với Tần nữa. Vua Triệu cố gắng tìm kiếm sự trợ giúp từ các nước khác nhưng gần như không có hồi âm. Vì họ đã nghĩ rằng Triệu và Tần vẫn đang thỏa thuận trong hòa bình. Cuối cùng Triệu phải đem toàn bộ quân còn lại đẻ cứu 40 vạn quân của Triệu Quát.
Tần cũng không nắm thế thượng phong về lâu, Tần phải giữ một lưc lượng lớn ở 1 điểm, ngăn chặn quân Triệu khỏi lực lượng hậu cần của họ. Biết rằng quân tiếp viện của Triệu đang đến, vua Tần quyết định du ngoạn quanh lãnh thổ của mình, hứa sẽ trao thưởng cho những ai tình nguyện tham gia chiến trận. Vậy là “quân tiếp viện” của Triệu đã bị giữ lại bởi lực lượng dân quân nước Tần. Trong khi đó Bách Khởi tiếp tục cuộc bao vây.
Sau khi hết 46 ngày, Triệu mất 20 vạn quân, 20 vạn quân còn lại giết lẫn nhau để kiếm đồ ăn. Triệu Quát quyết định dốc hết sức lực cố gắng phá vòng vây, cuối cùng bị biến thành 1 cái xác bị dính đầy mũi tên như 1 con nhím. Không có chỉ huy lãnh đạo, không có lương thực, mọi người ăn tươi nuốt sống lẫn nhau, tuyệt vọng. Quân Triệu chỉ còn cách đầu hàng.
Bấy giờ Bạch Khởi có một vấn đề mới nảy sinh. Ông ta phải làm gì với 20 vạn quân địch đang đói khát đây? Quyết định sau đó của Bạch Khởi đã khiến ông trở thành 1 trong những hình tượng tàn nhẫn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông ta không có gì để nuôi sống những người đó, cũng không thể trả họ về với Triệu. Nếu như vậy thì ông ta sẽ lại phải chiến đấu với họ nhiều lần nữa. Ông ta quyết định giết hết bọn họ. Ngay cả ở thời cổ đại, có những quy ước nhất định:
– Các nước tham chiến không giết sứ giả.
– Đối xử tù nhân chiến tranh với sự tôn trọng nhất định. Giết những binh lính đã đầu hàng, không thể phản kháng ở số lượng lớn là 1 tội ác đáng khinh. Nhưng Bạch Khởi thấy rằng không thể có lựa chọn nào khác. Nếu ông ta muốn làm thì phải làm thật nhanh, không được để bọn họ phát hiện ra.
Vậy là ông ta bí mật yêu cầu quân lính mình đeo khăn trắng, khi đêm đến phải giết hết những kẻ không đem khăn trắng. Quân Tần giết hơn 20 vạn người trong 1 đêm. Ai mà có thể tưởng tượng được nó khủng khiếp như thế nào. Theo một số ghi chép, Bạch Khởi chôn sống 20 vạn người. Nhưng có lẽ đây là 1 dạng dã sử, và cũng không có bằng chứng khảo cổ rằng bao nhiêu người đã bị chôn sống, và việc này có lẽ rất khó để làm trong 1 đêm. Có lẽ việc quân Bạch Khởi thảm sát nghe thực tế hơn.
Bạch Khởi, với tâm trí của 1 kẻ điên, giữ lại 240 lính Triệu trẻ tuổi, trả họ về Triệu để báo tin tức rùng rợn này. Khi tin đến nước Triệu, mỗi gia đình đều có người chết. Bố mẹ, con cái, vợ của họ đều thương xót cho số phận những người chết.
Trận chiến này đánh dấu một điểm quan trọng trong quá trình thống nhất của Tần. Sau khi Triệu bị đánh bại, gần như không có nước nào đủ sức mạnh để một mình đối phó với Tần. Tuy nhiên, việc giết 20 vạn tù binh của Bạch Khởi khiến mọi người nhận ra rằng gần như không thể thỏa hiệp với Tần, chỉ có đánh hoặc chết. Điều này khiến Tần phải tốn nhiều công sức hơn. Tần phải mất hơn 30 năm để diệt nước Triệu (Năm 228 TCN), và 7 năm nữa để diệt các nước còn lại và lập ra nhà Tần năm 221 TCN.
Quay lại câu hỏi của chúng ta: Tại sao tôi lại nói đây là “trận chiến đỉnh cao nhất” trong lịch sử Trung Quốc. Với tôi, sự hấp dẫn nằm ở sự phức tạp trong diễn biến của cuộc chiến. Có rất nhiều yếu tố chính trị, ngoại giao, chiến thuật và cả tình báo ảnh hưởng đến kết quả cuộc chiến.
Tôi thích trận chiến này ở chỗ nó không phân định rõ người tốt kẻ xấu. Tần đang là 1 thế lực lớn mạnh và Bạch Khởi là 1 viên tướng xảo quyệt, thông minh và còn là 1 kẻ sát nhân không hề có luân lý. Vua Triệu còn trẻ và ngu ngốc, thay 1 vị tướng già, cẩn trọng với một tên trẻ tuổi bốc đồng, kẻ mà sau này đã khiến cho chính hắn và quân của mình bị giết. Nhưng liệu vị tướng già Liêm Pha có thể cứu Triệu với chiến thuật phòng thủ không? Có vẻ như ông ta không có kế hoạch nào khác ngoài việc trốn sau bức tường. Nếu tôi là vua tôi cũng mất kiên nhẫn lắm chứ.
40 vạn quân chết trong vòng 1 tháng! Bạn có thể tưởng tượng nó như thế nào không? Nó như kiểu cả cả thành phố Oakland bị chết vậy. Trong cuộc chiến, tổng số thương vong là 75 vạn người, cả Nam và Bắc. Trận Trường Bình kết thúc với 55 vạn (40 vạn quân Triệu, 15 vạn quân Tần) chết. Chúng ta giết hơn 2/3 số lượng thương vong trong hơn 1 tháng ở 2000 năm trước, không hề có sự trợ giúp của pháo và súng.
Chiến trận, sự bao vây, máu, không lương thực, không hỗ trợ, sự tuyệt vọng và cả việc con người ăn lẫn nhau. Tôi đọc những từ này mà vẫn không thể hiểu được. Điều gì đã khiến Bạch Khởi quyết định làm điều đó? Có phải ông ta ngồi trong lều, uống và nghe những tiếng la hét bên ngoài, hay ông ta đã ra ngoài và cùng tham gia thảm sát. Bạn sẽ nghĩ gì ở dưới góc độ là 1 anh lính nếu tướng quân của bạn yêu cầu giết những tù binh không hề có sức phản kháng? Và lại là hơn 20 vạn người? Sử sách ghi chép rằng người ta có thể nghe tiếng máu chảy như suối, cả dòng sông bị nhuộm đỏ cả tháng. Tôi nghĩ mà không thể hiểu liệu những con người tốt đẹp khác có thể hành xử như vậy không?
Tôi nghĩ đó lý do tôi thích lịch sử… “we all play our part, and things just play out the worst way possible.” (Phần này mình hiểu nhưng mà dịch khó quá, mọi người giúp với ạ)
*Chúng ta không biết Triệu Quát trẻ như thế nào, tuy nhiên các ghi chép vè anh đều mô tả anh là 1 người khá trẻ và thiếu kinh nghiệm, trái ngược với người già dặn, nhiều kinh nghiệm như Liêm Pha. Triệu Quát cuối cùng trở thành 1 trò đùa vì sự ngu ngốc của anh ấy. Bạn có nhớ rằng anh ta là con của 1 vị tướng nổi tiếng, Triệu Xa không? Anh ta đã học chiến thuật quân sự từ cha anh và RẤT YÊU THÍCH bàn luận về nó. Thậm chí, vua Triệu rất yêu thích Triệu Quát chỉ vì anh ta có thể NÓI. Anh ta có thể bàn chiến thuật trên 1 miếng bản đồ bé nhỏ không như bất cứ ai khác. Ngay cả cha ông cũng khôn thể theo kịp kế hoạch và hành động của anh (“Hành động” ở đây là di chuyển quân gỗ trên bản đồ). Thuật ngữ “纸上谈兵”(Chỉ thượng đàm binh, bàn chiến thuật trên giấy) liên quan đến Triệu Quát. Tội nghiệp…. Tôi đã chắc chắn rằng có lẽ anh ta là 1 người thông minh và dũng cảm, nhưng khi đối phó với Bạch Khởi, 1 người trẻ tuổi như Triệu Quát gần như không phải là đối thủ.
** Chiến thuật ưa thích của Bạch Khởi là chia nhỏ quân ra và sử dụng một cách cơ động. Ông đã chia quân của mình thành nhiều đội quân nhỏ, trong khi quân Triệu tập hợp hết lại ở Trường Bình. Bạch Khởi rất nổi tiếng với phong cách “di chuyển” này. Ông chỉ huy quân lính di chuyển xung quanh, tấn công kẻ thù từ nhiều hướng. Và ông ta không hề lo ngại việc giết người. Tôi nghĩ ngoài là 1 kẻ điên khùng, ông ta có một cái nhìn rất thực tế về thời kỳ Chiến Quốc. Sau cùng, chúng ta không thể gọi thời kỳ này là “Chiến Quốc” 1 cách sáo rỗng được. Khi bạn buộc phải đánh nước này hôm nay, nước kia ngày mai, và lại là nước này trong tháng sau, thì chiến thuật tốt nhất là tiêu diệt chúng trong 1 lần. Trả tù binh về nước kẻ thù thì 3 tháng sau hay 3 năm sau sẽ lại phải chiến đấu với họ tiếp. Tôi nghĩ ông ta có hơi thái quá với chính sách “giết cùng diệt tận” hơn 20 vạn người, tuy nhiên việc đưa ra quyết định này của ông ta cũng không hề bất ngờ mấy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *