TOP 10 LOẠI RAU CỦ “ĐÁNG LƯU Ý”

10. Cà tím

  • Cà tím gần như không chứa các loại chất béo, vì vậy cà tím luôn là sự lựa chọn tốt trong quá trình giảm cân. Ngoài ra, chúng còn chưa các thành phần tốt cho tim mạch, chống oxy hóa, đặc biệt có kali giúp giảm nguy cơ đột quỵ và suy giảm trí nhớ. Vì vậy, loại rau củ màu tím này đáng được bạn “quan tâm” để đưa vào bữa ăn heo thì của bạn.
  • Tuy nhiên, không được làm nước ép cà tím (sống) vì rất dễ xảy ra ngộ độc khi cà chưa được nấu chín. Mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần.

9. Củ cải đường (củ cải đỏ)

  • Giống như cà tím, củ cải đỏ giúp ức chế tế bào ung thư và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Folate (vitamin B9) có trong củ cải đường giúp chuyển hóa các axit amin, củ cải còn có nhiều chất xơ và giúp hạ huyết áp, chất béo trung tính trong máu.
  • Không nên ăn quá nhiều loại củ cải này. Đối với người có huyết áp thấp thì không nên ăn loại củ này. Phụ nữ mang thai tuyệt đối tránh củ cải đỏ vì độc tính của nitrat có thể gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, chúng còn không phù hợp cho những người mắc bệnh sỏi thận, có vấn đề về dạ dày-ruột.

8. Măng tây xanh

  • Vì măng tây chứa nhiều vitamin A, B6, C và K nên sức khỏe tim mạch và khả năng miễn dịch sẽ được tăng cường và sắt giúp cho oxy trong máu được lan truyền khắp cơ thể. Ngoài ra chúng còn có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím nhờ vào chất glutathione.
  • Đặc tính lợi tiểu tự nhiên của cây măng tây đối với người khỏe mạnh (khi ăn quá nhiều) sẽ gây khô miệng và gây ra mùi hôi cho cơ thể.

7. Rau mầm cỏ linh lăng

  • Trong loại rau mầm này chứa rất nhiều các protein thực vật và chúng không cần nấu chín trước khi ăn (nhớ rửa sạch dùm tui). Mangan, vitamin C và vitamin K hỗ trợ rất tốt trong việc “cản trở” quá trình lão hóa và loãng xương.
  • Cỏ linh lăng có thể gây kích thích tử cung hoặc co bóp. Do đó, nên tránh sử dung khi đang mang thai. Và nếu bạn có sử dụng thuốc làm loãng máu, vitamin K trong cỏ mầm linh lăng sẽ khiến thuốc kém hiệu quả.

6. Cà rốt

  • Beta-carotene làm cho cà rốt có màu cam và khi chúng ta sử dụng, chúng được chuyển hóa thành vitamin A giúp da, mắt và tóc khỏe mạnh.
  • Loại củ nào cũng nên ăn có mức độ; và cà rốt không phải ngoại lệ. Ăn quá nhiều cà rốt có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc vitamin A (buồn nôn, rụng tóc, chảy máu mũi,…)

5. Các loại rau củ có lá xanh đậm (cải bó xôi, súp lơ,…)

  • Có thể nói các loại rau củ có màu xanh đậm giúp chống lại cảm lạnh; sắt, canxi, magie, kali và vitamin giúp tăng cường sức khỏe nhưng bông cải xanh đặc biệt hữu hiệu trong việc ngăn ngừa ung thư phổi, trực tràng, dạ dày và bệnh tiểu đường loại 2.
  • Những người đang mắc bệnh về thận, đái tháo đường và sau phẫu thuật không nên ăn cải bó xôi. Đối với người có vấn đề về tuyến giáp chỉ nên ăn các loại rau họ cải (nấu chín) 1-2 phần/ngày.

4. Cà chua

  • Cà chua được sinh ra với rất nhiều lợi ích. Cà chua có thể ngăn ngừa ung thư da, phổi, và làm giảm cholesterol đồng thời ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, chất xơ và các chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch như vitamin được chứa nhiều trong loại quả này.
  • Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều cà chua, hệ tiêu hóa của bạn có thể bị ảnh hưởng.

3. Ớt chuông (ớt ngọt)

  • Những loại quả này tốt cho sức khỏe với nhiều chất như lycopene carotene, vitamin,… Các tình trạng viêm nhiễm như viêm khớp, hen suyễn sẽ được kiểm soát bởi ớt chuông. Giống như một “siêu” củ quả, ớt chuông có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, phòng chống ung thư, làm đẹp tóc, da và giúp cho đôi mắt sáng khỏe (thị lực tốt hơn).

2. Khoai lang

  • Sở dĩ khoai lang được xếp ở top 2 vì chúng có mật độ dinh dưỡng với nhiều protein, chất xơ và hàm lượng carb phức hợp cộng với vitamin A, C chống ung thư, sắt, canxi, beta-carotene giúp giảm thiểu tình trạng trong các bệnh viêm nhiễm, bệnh tim và cao huyết áp.
  • Mặt khác, người mắc bệnh thận, tiêu hóa kém, bệnh về dạ dày nên hạn chế ăn khoai lang. Khoai lang khi được tiêu thụ (đặc biệt lúc đói) sẽ kích thích tiết axit dạ dày, làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

1. Hành tây, tỏi và lá hẹ

  • Là loại thực vật rất phổ biến trong việc tạo thêm hương vị của món ăn. Chúng có các đặc tính tốt cho sức khỏe bao gồm tăng khả năng miễn dịch, chống viêm. Trong đó tỏi được dùng để trị ho và cảm lạnh. Ngoài ra chúng còn có tác dụng cân bằng mức cholesterol, giảm HA và chống lại một số bệnh ung thư và bệnh thần kinh (như Alzheimer).
  • Đối với tỏi (thường là tỏi tươi), bạn nên lưu ý không nên ăn quá nhiều. Nó có thể khiến bạn chảy máu mũi, gây ra các vấn đề về dạ dày và mẩn ngứa.

Chúc các bạn có một ngày tốt lành 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *