TỐNG NHỤC TÔNG: “NGHI LỄ TRỪ TÀ DÀNH CHO NGƯỜI CHẾT TREO CỔ VỚI LUẬT BẤT THÀNH VĂN KHÔNG NHÌN, KHÔNG GỌI TÊN VÀ KHÔNG QUAY ĐẦU…

Tồn tại cách đây hàng trăm năm “Tống Nhục Tông” hay còn có tên gọi khác ”Gửi bánh trưng nhân thịt” là cách nói ngụ ý về nghi lễ dành cho những người chết bằng cách treo cổ. Do loại bánh này của Đài Loan thường được ràng lại bằng những sợi dây, giống như hình ảnh người chết dùng dây để treo cổ.

Người Đài Loan tin rằng chết bằng cách treo cổ là cái chết kinh khủng nhất và người này khi còn sống chắc chắn phải có nhiều nỗi oan tình, khuất tất. Chính vì thế khi họ chết, oán khí sẽ tích tụ lại trên dương trần, trong các di vật để lại, oan hồn cũng sẽ đi phá phách mọi người, thậm chí là tìm người “thế mạng” để có thể đi đầu thai. Do đó mục đích của lễ Tống Nhục Tông chính là để đuổi tà ma và cầu siêu cho người đã khuất.

Trước đây nghi lễ này chủ yếu chỉ được thực hiện ở Chương Hoá, nhưng ngày này do sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, phong tục này đã được mở rộng tới nhiều thị trấn và thành phố chưa từng có tiền lệ như Viên Lâm, Tân Bắc vv…

Trước khi nghi lễ bắt đầu, các ngôi đền chùa sẽ thông báo cho cư dân địa phương biết lộ trình và thời gian, thường sẽ được tổ chức vào 21 giờ đến 23 giờ trong ngày. Vào khoảng 20 giờ tối ngày diễn ra nghi lễ, những người tham gia nghi lễ sẽ dựng rào chắn với những dòng chữ như “phía trước có pháp sự, xin đổi hưởng” ở ngã tư gần nơi nghi lễ bắt đầu, để tiện cho việc làm lễ được suôn sẻ.

Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho người dân xung quanh khu vực đó, họ sẽ dán một mảnh giâý nhỏ có hình dáng như lá bùa bên ngoài nhà để người dân xung quanh có thể biết và chuẩn bị đóng chặt tất cả các loại cửa và không đi ra ngoài vào khoảng thời gian pháp lễ diễn ra. Trong quá trình pháp lễ diễn ra trên suốt đoạn đường đưa tiễn nếu chẳng may bạn gặp phải thì điều duy nhất bạn có thể làm là đi theo dòng người, vì họ giải thích rằng điều đó có nghĩa bạn và vong hồn ấy có duyên, bạn nên đưa tiễn họ đoạn đường cuối cùng, theo tương truyền nếu không làm theo thì oan hồn đó sẽ theo bạn, và trong quá trình tiễn đưa không gọi tên bất cứ ai dù bạn có đang đi chung với người quen, tên người được gọi sẽ được chọn làm người thay thế. Sau khi pháp sự hoàn thành, hoả thiêu tất cả vật phẩm bên bờ biển, họ sẽ làm một lễ tẩy trần cho tất cả người đã đưa tiễn để bạn có thể an toàn rời đi. Thông thường sau nghi lễ mọi người sẽ ghé vào ngôi chùa nào đó để cầu bình an trước khi ra về.

Không phải ai cũng có khả năng tổ chức một buổi lễ Tống Nhục Tông, người thực hiện nghi lễ phải là những pháp sư cao tay hoặc đạo sĩ có kinh nghiệm lâu năm và chi phí cho một buổi lễ này là không hề nhỏ. Được biết để tổ chức một buổi lễ trừ tà tốn từ 50-60 nghìn Đài tệ (khoảng 40-50 triệu đồng), nếu nghi lễ do nhà chùa lo liệu, chi phí có thể lên đến 300 nghìn Đài tệ (khoảng 247 triệu đồng).

Nhắc đến nghi lễ này thì không thể không kể đến loạt sự kiện xảy ra tại Chương Hoá vào tầm tháng 8 năm 2009, cũng là tháng 7 âm lịch năm đó. Ở khu vực trung tâm của thị trấn đã dựng lên một bức tượng nữ với hình tượng những sợi chỉ dài thay cho cánh tay nhằm mục đích quảng bá ngành công nghiệp dệt may của thị trấn. Nhưng người dân trong vùng đối với bức tường này vô cùng phản cảm vì cho rằng nó làm ảnh hưởng đến phong thuỷ của trấn.

Trùng hợp thời gian sau, vào ngày 7 tháng 9, một cụ ông đã tử tử tại nhà riêng vì cháu gái bất hiếu và bệnh tật kéo dài. Nghi lễ tiễn đưa cũng đã được thực hiện nhưng không rõ do pháp sư pháp lực không đủ mạnh hay do oan khí của cụ ông quá nặng, chỉ ít ngày sau cô cháu gái 19 tuổi cũng đã tử tự theo cách này. Tiếp theo đó lần lượt là 2 cái chết tương tự của một lao động nước ngoài và một phụ nữ trung niên khác , điều trùng hợp là công viên nằm ngay sau hướng cánh tay của bức tượng, sau đó vào ngày 13 tháng 10 là một thai phụ cũng đã chọn cách này để kết liễu đời mình, chỉ vỏn vẹn trong vòng 1 tháng 5 vụ án mạng đã xảy ra cùng một cách thức. Do đó, mà người dân trong vùng đã yêu cầu phá bỏ bức tượng, đồng thời làm một nghi lễ cầu bình an.

Một câu chuyện khác xảy ra vào năm 2018, một đạo diễn và các nhân viên trong đoàn của ông ấy đã làm một đoạn phim tài liệu về nghi lễ này nhằm giúp những giá trị văn hoá của Đài Loan được mọi người biết đến nhiều hơn. Nó xuất sắc hơn cả những bộ phim ma tôi xem thời gian gần đây. Họ là những người tham gia và quay lại toàn bộ quá trình làm lễ, một anh quay phim sau khi chứng kiến quá trình thiêu đốt đã gửi thấy một mùi hôi của xác thối mà không ai có thể lý giải nó từ đâu ra, anh cũng cảm thấy cơ thể vô cùng khó chịu ngay sau đó. Điều đáng sợ hơn là sau khi nghi lễ kết thúc, đoàn phim trở về khách sạn nghỉ ngơi, họ bắt thẳng thang máy từ tầng trệt đến tầng 11, nhưng khi đến tầng 10 thì cánh cửa đột ngột mở ra, cảnh tưởng hiện ra trước mắt mọi người là một tầng lầu bỏ hoang, nhìn vào là biết đã rất nhiều năm không người sử dụng. Một nhân viên khách sạn đi cùng đoàn không rõ đã trông thấy gì mà hét lên ngày sau đó…Và còn rất nhiều câu chuyện khác liên quan đến tập tục này.

Chính vì những sự kiện ma quái trong quá khứ và hiện tại, năm 2018 đạo diễn Sư Hân Liêu đã cho ra đời bộ phim “Thòng Lọng Ma 1” và phần 2 nối tiếp năm 2020. Bộ phim dựa trên một nghi lễ thanh tẩy của tập tục “Tống Nhục Tông” phổ biến ở vùng duyên hải Chương Hóa, Đài Loan. Nơi các thầy tu Đạo giáo thanh tẩy linh hồn của một người đã treo cổ tự tử. Người dân địa phương tin rằng nếu nghi lễ không được tiến hành. Những người đã khuất sẽ ở lại tìm kiếm người thế mạng để họ có thể đầu thai. Nội dung phim khắc họa xung đột giữa các yếu tố hiện đại và truyền thống cũng như cuộc đấu tranh của con người trước số phận nghiệt ngã…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *