Tôn Tử binh pháp viết rằng

” Dùng quân, gấp 5 quân địch thì đánh, gấp 10 thì vây, ít hơn thì tránh …”.

Ấy là binh pháp nói vậy, cũng thật chí lí, vậy mà chợt nhớ, năm xưa trận Trường Bình giữa quân Tần và Triệu. Bạch Khởi chỉ huy có 10 vạn quân Tần mà vây hãm quân Triệu rất ngặt, để Triệu đầu hàng đến nỗi 40 vạn quân đều bị giết sạch cả, chả phải Bạch Khởi làm sai binh pháp đó sao, hoá ra cái quyết định mọi chuyện còn ở lòng người nữa.

Dẫn lại đoạn đối thoại sau giữa Ngô Khởi và Nguỵ Vũ Hầu để các bạn thấy cái “nhân hoà” còn hơn cả “thiên thời, địa lợi” :

” Sau khi Nguỵ Văn Hầu mất, Khởi thờ con Văn Hầu là Vũ Hầu. Vũ Hầu thả thuyền xuôi dòng sông Tây Hà, ở giữa dòng sông, quay nhìn nói với Ngô Khởi:

– Đẹp thay! Núi sông hiểm trở! Quả là của quí của nước Nguỵ!

Khởi thưa:

– Giữ nước cốt ở đức chứ không ở chỗ đất đai hiểm yếu. Ngày xưa, Tam Miêu bên trái là hồ Động Đình, bên phải là hồ Bành Lãi, nhưng vì không trau dồi đức nghĩa, nên bị vua Vũ diệt. Đô thành vua Kiệt nhà Hạ, bên trái là Hoàng Hà, bên phải là Thái Sơn, Hoạ Sơn, núi Y Khuyết ở phía nam, núi Dương Trường ở phía bắc, nhưng chính vì sự bất nhân nên bị vua Thang diệt. Nước của vua Trụ nhà Ân, bên trái là núi Mạnh Môn, bên phải là núi Thái Hàng, núi Thường Sơn ở phía bắc, sông Đại Hà chạy dọc phía nam, nhưng vì chính sự không có đức cho nên bị Vũ Vương diệt. Do đó mà xem, thì giữ nước ở đức chứ không ở chỗ hiểm. Nếu nhà vua không lo tu đức, thì người trong thuyền đều là nước địch vậy.

Vũ Hầu nói:

– Phải!

Liền phong Ngô Khởi làm Tây Hà Thú, rất nổi tiếng. ”

(Các bạn cùng chung sở thích xem sử có thể kết bạn với mình để bàn luận nhé )
#kt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *