Aristotle (384-322 TCN)
“Kết quả quan sát tinh tú cho thấy rõ ràng… Trái Đất hình tròn.”
Nổi tiếng với tư cách triết gia và khoa học gia, tư tưởng của ông thống trị suốt nhiều thế kỷ, gây tác động vô cùng mạnh mẽ lên cả tư duy Tây phương lẫn Ả Rập.
Ông cho rằng Trái Đất là một trong những ngôi sao bởi các chuyển động tròn của chúng quanh tâm và Trái Đất cũng chính là trung tâm của vũ trụ.
Ptolemy (100-170)
Trong thời đại của mình, Ptolemy là nhà thiên văn và địa lý có sức ảnh hưởng lớn nhất. Mô hình của Ptolemy đặt Trái Đất ở vị trí trung tâm còn các thiên thể khác quay xung quanh nó (khác với thuyết địa tâm của Cơ Đốc giáo ủng hộ thuyết địa tâm với ý tưởng Trái Đất phẳng).
Nicolaus Copernicus (1473-1543)
Vào thế kỷ XVI, nhà thiên văn học và toán học người Ba Lan, Nicolaus Copernicus đã thách thức quan điểm đang thịnh hành trên thế giới. Ông cho rằng không phải Trái Đất mà Mặt Trời mới là trung tâm của vũ trụ.
Năm 1514, Copernicus đã nổi danh về tài thiên văn. Ông cho “phát hành nội bộ” một bản chép tay, đề xuất một lý thuyết khác về chuyển động hành tinh, với Mặt Trời là nằm tại trung tâm vũ trụ còn Trái Đất và các hành tinh quay xung quanh theo trật tự cố định. Thêm nữa, Trái Đất còn xoay quanh trục, tạo nên cảm giác Mặt Trời, Mặt Trăng, sao và các hành tinh di chuyển hàng ngày.
Quan điểm mới về Thái Dương Hệ đã giải quyết thành công nhiều vấn đề của mô hình địa tâm. Nhiều, nhưng chưa phải tất cả, bởi bản thân Copernicus vẫn còn lúng túng. Ông buộc phải học theo Ptolemy, sử dụng ngoại luân để giải thích một số hiện tượng nhất định. Bất chấp các khuyết điểm, mô hình nhật tâm Copernicus vẫn chính xác hơn nên theo thời gian, được giới trí thức dần dần chấp nhận. Học trò của ông khẩn thiết muốn ông xuất bản công trình song phải đến lúc gần qua đời, Copernicus mới đồng ý.
Giordano Bruno (1548-1600)
Bruno là tu sĩ dòng Dominic, đồng thời là nhà tư tưởng cấp tiến. Ông bác bỏ thuyết vũ trụ địa tâm được Giáo hội xác nhận. Không những ủng hộ thuyết nhật tâm của Copernicus, ông còn đi xa hơn khi cho rằng vũ trụ vô hạn, bên trong có thể chứa rất nhiều thế giới như thế giới của chúng ta. Giáo hội bất bình trước ý tưởng phi chính thống này nên đã đem ông ra xử vì tội dị giáo. Ông bị thiêu trên giàn hỏa vào năm 1600.
Galileo Galilei (1564-1642)
Galilei là một nhà khoa học đa tài, những khám phá quan trọng của ông đã làm thay đổi hẳn quan niệm của chúng ta về vị trí của loài người trong vũ trụ.
Năm 1609, Galilei mê mẩn với một phát minh vừa mới ra đời: kính viễn vọng. Sự kiện ông phát hiện ra Mặt Trăng của Mộc tinh quay xung quanh nó Mộc tinh đã khiến lý thuyết địa tâm bị lung lay. Vì vậy, Galileo bắt đầu tin vào mô hình nhật tâm như Copernicus đề xướng năm 1543.
Tuy nhiên, Giáo hội Công giáo không thích thuyết nhật tâm. Năm 1616, Galileo bị đưa ra trước Tòa thẩm tra và bị yêu cầu rút lại những gì đã tuyên bố. Ông miễn cưỡng thuận theo nhưng vẫn tiếp tục công bố ý tưởng của mình và năm 1633 bị xét xử lần nữa. Sau lần này, ông bị quản thúc tại gia cho đến cuối đời.
Johannes Kepler (1571-1630)
Là nhà thiên văn học và toán học người Đức, đã dựa trên dữ liệu quan sát thiên văn để thiết lập 3 định luật về chuyển động hành tinh. Ông cung cấp bằng chứng củng cố thuyết nhật tâm, qua đó xây dựng nền tảng cho thiên văn học hiện đại, đồng thời đưa môn quang học hiện đại lên một tầm cao mới.
Năm 1596, ông viết sách tán đồng mô hình vũ trụ Copernicus mà không sợ Giáo hội phật ý. Ông cũng là người khám phá 3 định luật chuyển động về hành tinh.
Năm 1664, Giáo hoàng Alexander VII đã xuất bản một cuốn sách gồm toàn bộ những lời chỉ trích từ trước với các cuốn sách về hệ địa tâm. Năm 1757, Giáo hoàng Benedict XIV ngừng lệnh cấm các tác phẩm viết về hệ nhật tâm. Giáo hoàng Pius VII đã đồng ý với nghị định năm 1822 của Giáo đoàn điều tra linh thiêng cho phép in các cuốn sách về lý thuyết nhật tâm tại Roma.