Tôi là người phụ trách việc giặt giũ trong nhà, tôi để ý là trên đồ lót của vợ và con gái tôi nhất định phải có một cái nơ. Cái nơ đó được gắn vào vì lý do gì vậy?

A: Nakai Akio

Về vấn đề này, tôi xin giới thiệu một khảo sát của người đứng đầu hội thảo nghiên cứu, Sasaki.

Có vẻ gần giống với Yoyogi, nhưng không phải Yoyogi mà là thầy giáo Sasaki.

Ảnh 1: Bài thuyết trình Về cái nơ được gắn trên đồ lót của phụ nữ.

Sasaki Ryosuke.

Trước tiên, hãy xây dựng giả thuyết nhé!

Giả thuyết đầu tiên đó là không phải nó chỉ là một thứ phụ kiện trang trí thôi sao?

▼ Giả thuyết 1: Thiết kế như một món đồ phụ kiện trang trí (ảnh 2)

・Hình ảnh Hello Kitty quen thuộc

・Hình ảnh Hello Kitty như bị thiếu cái gì đó khi không có nơ

Trích dẫn – Wikipedia

Nơ (ruy băng) là một loại vải dệt hình sợi dây. Nói chung, nó có hình dạng phẳng và dài. Được sử dụng để trang trí tóc và quần áo, hoặc làm trang trí quà tặng và giải thưởng.

(lược bỏ)… Vì vậy, khi tạo nhân vật và tượng hình cần phân biệt nam nữ , bên nữ có thể gắn thêm nơ (bên nam thường dùng cà vạt hoặc mũ (mũ lưỡi trai,…)).

Như vậy nơ tượng trưng cho nữ giới, và nó thể hiện sự nữ tính. Đồng thời, cũng có vai trò tạo sự chú ý để nam giới không nhầm lẫn.

Hóa ra là vậy.

Tiếp theo là tính tiện dụng? Có lẽ cũng có? Nhưng mà không thuyết phục lắm.

▼ Giả thuyết 2: Tính tiện dụng (ảnh 3)

Kể cả trong bóng tối thì nhờ có nơ mà chúng ta có thể phân biệt dễ dàng hai mặt trước sau. (Quần lót nam có gắn mác ở mặt sau, rất hữu ích cho việc phán đoán, nhưng vì nó được gắn vào bên trong nên có thể gây ngứa ở thắt lưng. Nhưng nếu là nơ, thì nó sẽ được gắn ở bên ngoài nên không phải lo lắng về điều đó)

▼ Giả thuyết 3 : Tiếp cận mang tính khảo cổ

Vào thời chưa có cao su, không chỉ đồ lót mà những thứ mặc ở phần hông thường được buộc bằng dây ở thắt lưng, vì vậy phần phía trước được thắt theo hình cái nơ. Tuy nhiên, với sự phát minh và sử dụng rộng rãi của cao su, kiểu thắt lưng vừa vặn với hông như bây giờ đã trở thành xu hướng chủ đạo. Chỉ là, cái nơ còn sót lại với ý nghĩa bày tỏ sự tôn kính đối với nền văn hóa thời bấy giờ.

(Tham khảo: Superman Transition)

Ban đầu, Superman mặc một chiếc quần lót màu đỏ bên ngoài chiếc quần tất màu xanh, vì vậy anh ta đeo một chiếc thắt lưng. Bây giờ, anh ấy không mặc quần (màu đỏ) nữa, nhưng có một cái dấu trên ở phần khóa của thắt lưng. Đây có thể hiểu là dấu tích của thời mặc cái quần (đỏ).

Ồô? Đã vào sâu vấn đề rồi!

Đừng đề cập đến siêu nhân.

Tôi thích cái giả thuyết này.

Nhân tiện, sau khi đưa ra những giả thuyết này, để kiểm chứng Sasaki đã gọi điện đến Wacoal (công ty sản xuất đồ lót), câu trả lời của họ là để trang trí như một món đồ phụ kiện mà thôi. Điều đó đã gây cho anh ấy một chút cảm giác thất bại nhưng anh ấy đã đưa ra kết luận dưới đây:

So sánh nó với hộp cơm Makunouchi (ảnh).

Phần cơm trong hộp cơm Makunouchi có một quả mơ muối ở trung tâm.

Một nửa là cơm và nửa còn lại là thức ăn, vì vậy kể cả không có quả mơ muối thì bạn vẫn ăn được.

Vậy thì, điều gì sẽ xảy ra nếu không cho quả mơ muối vào giữa cơm?

… cảm giác cứ thiếu thiếu cái gì đó,

và bạn đặt quả mơ muối trở lại,

…đã lấy lại được cân bằng.

Chắc chắn cái nơ trên quần lót cũng đóng một vai trò như vậy đúng không?

Cảm ơn nhóm trưởng Sasaki!

Anh đã vất vả nhiều rồi!

____________________________

Trans: Hồi đi học, giáo sư mình kể rằng mấy đề tài nghiên cứu như thế này ở Nhật rất nhiều, nhưng cũng chưa có cơ hội để tìm hiểu là người ta viết gì khi nghiên cứu về những đề tài này. Nhân tiện đúng lúc đọc được trên Quora nên mình quyết định dịch nó ra luôn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *