Hiện tại tôi đang học môn Thiết kế sản phẩm, và có 3 cái deadline cần hoàn thành vào tuần sau nữa. Khối lượng công việc rất nặng nề, nên hôm nay tôi ngồi xuống để cố làm xong trước một ít. Nhưng rốt cuộc tôi nhận ra tôi không thể làm xong bất cứ cái gì nếu như tôi nghĩ rằng mình vẫn còn cả đống thời gian. Tôi làm bài vào buổi tối, nên thực sự là tôi sẽ chỉ có cuối tuần sau để làm xong tất cả mọi việc thôi. Tôi cảm thấy như đang bị chính bộ não của mình chơi khăm vậy. Có thể cho tôi xin lời khuyên được không?
“Một ít” là bao nhiêu? Làm sao bạn biết được là bạn đã sắp hoàn thành xong việc rồi?
Bất cứ khi nào tôi gặp phải một công việc nặng nề khó ước lượng, tôi thường cố chia nhỏ nó ra. Ví dụ: nếu tôi cần viết một bài luận dài ngoằng, thì các bước tôi làm sẽ là Nghiên cứu, Viết dàn ý, Viết nháp, Chỉnh sửa lại. Không phải lúc nào tôi cũng làm đúng y như thứ tự này, bởi vì sau khi nghiên cứu và bắt đầu làm dàn ý, có thể tôi sẽ nhận ra mình cần phải đi phỏng vấn vài người hoặc tìm kiếm thêm vài thông tin nữa. Nhưng đây cũng là khởi đầu không tệ.
Một khi đã có các bước rồi, mọi thứ sẽ trông như một nhiệm vụ nhỏ hơn, và khi đó tôi có thể bắt đầu.
>u/Kh0sh3kh7 (21 points)
Tôi đồng ý! Chia một nhiệm vụ lớn ra thành nhiều nhiệm vụ nhỏ và tự đặt ra deadline cho bản thân sẽ giúp ích rất nhiều. Nhưng mà tôi để ý một điều bản thân hay làm là tôi sẽ hay làm lơ những deadline nhỏ bởi vì “Mình có thể làm xong hết mọi thứ trước deadline thật mà”. Nếu bạn mắc phải lối suy nghĩ này, bạn có thể hẹn gặp giảng viên hướng dẫn của mình và nói, “Em định làm xong dàn ý vào thứ Sáu. Thầy/cô có thể gặp em để đảm bảo là em đang đi đúng hướng không ạ?” Thế là bạn sẽ có một deadline thật với một người khác đảm bảo rằng bạn hoàn thành đúng thời hạn một phần trong cả quá trình. Bạn cũng có thể làm vậy khi học nhóm.
>u/kureshii (11 points)
Nhân tiện thì, nếu làm theo cách này thì bạn vẫn có thể “nước tới chân mới nhảy”. Tôi đã từng làm xong rất nhiều bài luận ngay trước deadline và vẫn ngủ đủ giấc. Nhưng đó là bởi vì tôi đã nghĩ xong hết dàn ý, thu thập được hết các thông tin cần thiết, làm xong phần dẫn chứng, và căn bản là đã làm xong tất cả mọi việc nhỏ, chỉ còn mỗi việc viết ra cái bài luận hoàn chỉnh nữa thôi.
_____________________
u/blackbaloon (17 points)
Suốt cả đời tôi cũng làm thế này. Giờ tôi bình luận chỉ để theo dõi xem có ý gì hay để áp dụng theo không.
_____________________
u/propellerhead-web (25 points)
Thử ra làm việc tại một nơi công cộng mà ai cũng có thể thấy màn hình laptop của bạn thêm. Tiệm cà phê hay thư viện chẳng hạn.
>u/[deleted] (7 points)
Tôi đã từng nghĩ tới cách này rồi, nhưng luôn có thứ gì đó ngăn tôi lại. Chắc là tiếng ồn, vì tôi là kiểu người cần phải làm việc trong sự yên lặng tuyệt đối hoặc là những âm thanh có thể kiểm soát được (ví dụ như nghe những bài tôi thích).
_____________________
u/-63- (9 points)
Chắc là do bạn thích cảm giác bị adrenaline rush? (T/N: Adrenaline là hormone kích thích cảm giác chiến đấu hoặc bỏ chạy, thường được tiết ra khi bị căng thẳng, cảm thấy phấn khích, hoặc bị đe dọa). Bạn có muốn thử một môn thể thao nào đó không – như là chèo thuyền kayak, thể thao đồng đội, hoặc là đi tàu lượn siêu tốc chẳng hạn? Nếu mấy cái đó khó quá thì cứ thử đối diện với một nỗi sợ nào đó của mình xem. Nếu tôi nhớ đúng thì làm như vậy cũng có thể tiết ra adrenaline đấy.
Tôi không biết liệu việc tạo ra cảm giác adrenaline rush bằng một cách khác có thể giúp bạn bớt phụ thuộc vào việc để deadline đến tận phút cuối cùng không nhỉ?
_____________________
u/BobbyBobRoberts (29 points)
Tôi sẽ đi kiểm tra xem mình có bị ADHD không (T/N: Chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý). Việc đợi đến tận phút cuối cùng mới làm thường là một cách tự chữa bệnh vô thức. Sự căng thẳng của deadline thường tạo ra cảm giác giống như adrenaline rush, giúp cho bạn vượt qua được việc khó tập trung thường ngày và cố gắng làm việc để hoàn thành dự án. Thỉnh thoảng mới vậy thì không sao, nhưng nếu ngày nào cũng làm thế thì rất tệ đó.
Thêm nữa, vấn đề với việc để tới tận khi cạn kiệt thời gian mới làm chính là việc trễ hạn không thể tránh khỏi, hoặc bị chồng chất nhiều dự án với nhau, hoặc gặp phải vấn đề không lường trước được – máy in bị hỏng, xe bị xì lốp, ngộ độc thức ăn, đại loại thế. Bất cứ thứ gì cũng có thể gây rắc rối cho bạn, và đống rắc rối đó có thể chồng chất lên nhau rất nhanh trong môi trường đại học.
_____________________
u/AMaterialGuy (6 points)
1/ Hãy làm theo Luật Parkinson. Nó yêu cầu bạn phải cực kỳ kỷ luật và hết sức nghiêm khắc với bản thân để có thể làm deadline ngay lập tức mà không đợi đến tận phút cuối mới làm hoặc là làm chậm chạp để lấp bớt thời gian thừa. Việc làm xong sớm và cố giữ bản thân hoàn thành việc đúng hạn rất khó, VÀ đôi khi bạn cần phải bỏ mặc luôn một dự án nào đó, tôi nói thật đấy, đôi khi nên bỏ luôn một dự án để hoàn thành xong sớm TẤT CẢ MỌI THỨ CÒN LẠI.
2/ Tôi không khuyên bạn đến nơi công cộng, mà tôi khuyên bạn đến một nơi có thể TĂNG HIỆU SUẤT LÀM VIỆC. Nếu đó là nơi công cộng thì cứ đến đi. Nhưng hãy tôn trọng nơi đó với tư cách là nơi làm việc và KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ XAO LÃNG.
3/ Hãy tìm ra khoảng thời gian bạn làm việc hiệu quả nhất. Với tôi thì nó thay đổi theo năm tháng. Có thời gian nó từng là khoảng thời gian sau 8h tối, sau đó thì trong suốt nhiều năm liền, nó là lúc từ 10h sáng đến 2h chiều. Hãy tìm ra khoảng thời gian mà bạn làm việc hiệu quả nhất và thành công nhất, và GIỮ NÓ CHO KỸ VÀO.
4/ Tắt điện thoại và bỏ vào ba lô. Hãy dùng một tài khoản riêng biệt để xem pỏn hoặc lướt Reddit chứ đừng dùng chung với tài khoản hoặc cái máy tính bạn dùng để làm việc.
5/ Hãy tập trung tuyệt đối vào việc trở thành một nhà thiết kế sản phẩm. Đội cái mũ đó lên. Trở thành người đó đi. Hãy TẬP TRUNG HẾT MÌNH. Rồi hãy làm những gì bạn cần phải làm để đạt được mục đích.
6/ Ăn kiêng, tập thể dục, và tạo ra thói quen tốt: Bạn sẽ muốn có một chế độ ăn tập trung vào việc rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần.
Edit: Tôi thêm vào một chút xíu.
