Câu trả lời là KHÔNG!
Không một ai chứng kiến vụ nổ ở Hiroshima bị “bốc hơi” theo nghĩa đen hay biến thành cát bụi. Đó vẫn là sự hiểu lầm được đồn thổi trên báo đài và các phương tiện truyền thông.
Quả bom nguyên tử ở Hiroshima đã phát nổ ở độ cao 608 mét và tạo ra một quả cầu lửa có đường kính 370 mét . Quả cầu lửa là một khối cầu không khí được đốt nóng đến phát sáng bởi các tia X tạo ra từ vụ nổ. Bất kỳ nạn nhân xấu số nào bị “tan biến” bởi vụ nổ đều sẽ ở trong bán kính này, nơi nhiệt độ gia tăng một cách chóng mặt.
Tất cả mọi thứ khác trong khu vực đều phải chịu một làn sóng nhiệt bức xạ cực mạnh (hồng ngoại), chúng sẽ khiến các vật dễ cháy sẽ âm ỉ và sau đó bốc cháy, nhưng chỉ trong chốc lát cho đến khi sóng xung kích chạm ập tới.
Về cơ bản, những người trong phạm vi khoảng 3,5 km sẽ “banh xác” ngay lập tức bởi sự tiếp xúc cơ học khi sóng xung kích chạm tới họ trong vòng chưa đến một giây. Rõ ràng hầu hết các nạn nhân đã hứng chịu một liều bức xạ khủng khiếp chỉ trong vài giờ ngắn ngủi, tính từ lúc cơn bão lửa khủng khiếp quét qua thành phố cho tới khi bức xạ lên đến đỉnh điểm. Bất cứ ai đủ gần với vụ nổ, tiếp nhập lượng bức xạ này đều đã bị thiêu đốt trước cả khi họ nhận biết chuyện gì đang xảy ra.
Lời đồn về việc hàng ngàn người đã bị “bốc hơi” sau vụ nổ xuất phát từ những bóng đen còn sót lại trên khắp thành phố Hiroshima – nơi ánh sáng dữ dội từ vụ nổ đã tẩy sạch bụi bẩn, sơn, địa y từ các bề mặt, và in bóng của các vật thể xuống mặt đất. Những dấu vết ghi lại số phận của các nạn nhân vào ngay thời điểm thảm họa xảy ra, với những hình hài đang di chuyển như chạy trốn, tạo ra ý nghĩ trong tâm trí của các nhà quan sát rằng các nạn nhân đã bị “bốc hơi”. Trên thực tế, họ chỉ đơn giản đang cố gắng thoát thân khỏi vụ nổ hoặc đang đi tìm cách chữa trị vết bỏng của họ. Phần lớn các bóng đen này được tạo ra bởi các vật thể vô tri bị cháy sém, và vẫn hiện hữu khi các nhiếp ảnh gia đến.
Hình ảnh trên có thể coi là một vết tích – bóng đen của một nạn nhân đã bị thiêu đốt bởi bom Hiroshima. Đây là dấu tích còn lại của một người đang đứng ở khu vực lối vào ngân hàng Sumitomo ở Hiroshima khi bom nguyên tử phát nổ. Nạn nhân này cũng có thể đã bị ngã (hoặc đang ngồi), vậy nên cái bóng của họ đã che chắn cho lớp nấm mốc trên thềm đá, khiến chúng không bị tẩy trắng bởi các tia cực tím phát ra từ vụ nổ. Chỉ vài tích tắc sau, người này đã bị cuốn bay bởi vụ nổ.
Với khoảng cách 260 mét từ trung tâm vụ nổ, có những người may mắn tìm được chỗ trốn bên trong các tòa nhà lớn (như ngân hàng) đã sống sót cho đến nay cùng những ám ảnh về hồi ức kinh hoàng sau vụ nổ. Họ kể lại rằng mọi người bên ngoài bị thiêu cháy khủng khiếp – thậm chí bốc cháy ra lửa, nhưng rõ ràng không bị “bốc hơi”.
_____
Bài viết được dịch bởi Page này dịch hết – Alinx