tinh-yeu-hoi-hoa-cua-chang-trai-tay-den-tu-nghe…-canh-sat

Tình yêu hội họa của chàng trai Tày đến từ nghề… cảnh sát

Cơ duyên đến với hội hoạ của chàng trai Tày

Hoạ sĩ dân tộc Tày:

Chân dung hoạ sĩ trẻ Âu Đình Kiên. Ảnh: NVCC

Chia sẻ về cơ duyên đến với con đường hội hoạ của mình, Âu Đình Kiên (sinh năm 1999, quê Bắc Kạn), hiện là hoạ sĩ tại Hà Nội, tâm sự, Kiên có ông nội là một chiến sĩ Cảnh sát giao thông. Như bao đứa trẻ khác, ngày bé Kiên rất tò mò về những đồ dùng lạ lẫm của ông như mũ Kepi, dây đai lưng và những bộ đồ gắn đầy huy hiệu lấp lánh. Thời điểm đó, Kiên bắt bố vẽ rất nhiều hình ảnh về chiến sĩ Cảnh sát giao thông rồi tập chép theo.

“Qua những lần học chép, tôi đã thích vẽ từ lúc nào không hay, tôi cứ vẽ theo bản năng như vậy từng ngày từng ngày từ lúc là một đứa trẻ 4-5 tuổi”.

Ông nội và bố Kiên là hai người đàn ông khéo léo nên anh được hưởng những năng khiếu đó từ 2 người.  Suốt 3 cấp học, Kiên luôn được đảm nhiệm việc vẽ báo tường và trang trí lớp học. 

Câu nói của bạn cùng lớp giúp chàng trai dân tộc Tày “rẽ lối”.

Hoạ sĩ dân tộc Tày:

“Ngày hạnh phúc “- tranh của hoạ sĩ Âu Đình Kiên. Ảnh: NVCC.

Giai đoạn ôn thi tốt nghiệp và lựa chọn nguyện vọng, Kiên có 2 lựa chọn cho riêng mình một là trở thành thợ lắp ráp ô tô hoặc là thợ sửa chữa điện thoại. Bởi lẽ thời điểm 2014-2017 tại quê hương Kiên mọi người bắt đầu chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh thay cho điện thoại bàn phím, và có rất nhiều cậu thiếu niên giống Kiên đều có ước muốn trở thành thợ sửa điện thoại hoặc làm chủ một quán net.

Nhưng mọi thứ bắt đầu thay đổi từ câu nói của cậu bạn Kiên – người học chung lớp với anh và có cùng sở thích vẽ.

“Hùng – bạn tôi hài hước, hay trêu ghẹo tôi nhưng đôi khi có những suy nghĩ chín chắn. Cậu ấy đã nói với tôi bằng giọng nói đầy nghiêm túc về việc tôi nên suy nghĩ tới chuyện theo học vẽ chuyên nghiệp“, Kiên nhớ lại.

Chàng trai dân tộc Tày đã suy nghĩ về lời khuyên của bạn và quyết định nói chuyện với gia đình mình. “Thực sự trước đó chỉ đơn thuần là tôi thích vẽ thôi chứ chưa từng tìm hiểu sâu hơn về ngành này. Và thật khó để giải thích cho bố mẹ hiểu về ngành nghề trong khi chính tôi cũng đang mông lung về nó. May mắn thay tôi có người thân luôn luôn ủng hộ”, Kiên bộc bạch.

Và kỳ tích đã đến với Kiên – một chàng trai miền núi đã thi đỗ vào lớp Sơn dầu – khoa Hội hoạ trường Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam, một ngôi trường mà ngay cả nhiều thí sinh thi lại nhiều năm cũng khó đỗ vào, vây mà Kiên đã đỗ ngay lần đầu dù không được ôn luyện bài bản như các bạn thí sinh thành phố.

Bứt phá và đạt thành tích ngoạn mục ở năm cuối Đại học

Hoạ sĩ dân tộc Tày:

Hoạ sĩ người dân tộc Tày Âu Đình Kiên (ngoài cùng bên trái) nhận bằng khen và chụp ảnh cùng thứ trưởng bộ VHTTDL Tạ Quang Đông. Ảnh: NVCC.

Ở môi trường mới tại Hà Nội, lúc ban đầu Kiên có chút bỡ ngỡ, khiến anh rụt rè, ngại giao tiếp với người lạ, lại thêm việc chưa quen đường sá, nên Kiên khá ít bạn bè. Khó khăn là vậy nhưng thời gian trôi đi, Kiên đã gặp và kết bạn được những người bạn thân thiện, họ đã giúp đỡ và làm Kiên thay đổi rất nhiều.

2 năm đầu Đại học, thành tích học tập của Kiên không quá nổi bật bởi anh thường vẽ theo bản năng, nhưng với nỗ lực từng ngày và như con ong siêng năng, cần mẫn tìm mật ngọt cho đời, Kiên đã chăm chỉ học hỏi để theo kịp bạn bè, để đến năm thứ 3 thành tích học tập của anh tốt dần lên, và nhận được điểm A đầu tiên (8,5 điểm thang 9,5).

Hoạ sĩ dân tộc Tày:

Tác phẩm “Tình huống giả tưởng”. Ảnh: NVCC.

Năm cuối Đại học là một năm đánh dấu ngoạn mục về sự phát triển vượt bậc của cá nhân chàng trai ấy khi anh đạt được học bổng cả 2 kỳ học của trường với học lực xuất sắc.

Hơn thế nữa, bài tốt nghiệp của Kiên cũng đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn về tay nghề cũng như phong cách, và được các thầy cô giáo chuyên môn đánh giá là khá tốt về mặt ý tưởng và cách thể hiện.

Nhìn lại chặng đường hội hoạ đã đi qua, Kiên tâm sự, hội hoạ đã mang lại cho anh một trải nghiệm, giúp anh có cái cách nhìn và góc nhìn khác về cuộc sống, anh có thể cảm nhận được nghệ thuật luôn luôn tồn tại xung quanh ta từ những điều đơn giản nhất. 

Hoạ sĩ dân tộc Tày:

Tác phẩm “Ngày vẫn thế”. Ảnh: NVCC

thế những tác phẩm của tôi xoay quanh cuộc sống đương đại, của chính tôi hoặc xã hội, nó có thể là câu chuyện của tôi nhưng có lẽ cũng là vấn đề chung của đa số mọi người. Bởi lẽ tôi là một phần của xã hội, những tác phẩm của tôi đơn giản chỉ là lột tả những gì đang diễn ra trong xã hội này mà thôi”, hoạ sĩ trẻ 9X nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *