tien-giang:-kho-khan-trong-trien-khai-“ho-tro-viec-lam-ben-vung”

Tiền Giang: Khó khăn trong triển khai “Hỗ trợ việc làm bền vững”

Bước đầu tổ chức phiên giao dịch việc làm, tạo việc làm bền vững cho lao động nghèo

Theo báo cáo, toàn tỉnh Tiền Giang còn hơn 3,7% hộ nghèo, trong đó có 1,27% hộ nghèo và hơn 2% hộ cận nghèo. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong thời gian tới, tỉnh xác định tổ chức nhiều nội dung. Một trong những nội dung được triển khai đó là thực hiện Tiểu dự án 4.3 về “Hỗ trợ việc làm bền vững”.

Mới đây trong Công văn số 1167, Sở LĐTBXH tỉnh Tiền Giang đã có báo cáo gửi Cục Việc làm nhằm báo cáo giữa kỳ tình hình thực hiện Tiểu dự án 4.3, “Hỗ trợ việc làm bền vững” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2023.

Theo đó, tỉnh đã phê duyệt đầu tư thiết bị công nghệ thông tin, máy tính, máy scan, máy in… và hạ tầng phục vụ hoạt động sàn giao dịch việc làm trực tuyến, xây dựng các cơ sở dữ liệu tại hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm các địa phương.

hỗ trợ việc làm bền vững

Sở LĐTBXH tỉnh Tiền Giang tổ chức phiên giao dịch việc làm thuộc Tiểu dự án 4.3 “Hỗ trợ việc làm bền vững” tại huyện Cái Bè. Ảnh: NN

Ông Nguyễn Bá Trước – Phó trưởng phòng Lao động – Việc làm và An toàn lao động (Sở LĐTBXH Tiền Giang) cho biết thực hiện Tiểu dự án 4.3, tỉnh đã triển khai nhiều nội dung.

Đầu tiên, thực hiện đầu tư phần mềm thu nhập thông tin, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, tình hình mất việc làm, thất nghiệp các chỉ số thông tin về thị trường lao động, các chức năng thu thập thông tin… thị trường lao động.

Theo báo cáo, kinh phí trung ương giao tỉnh thực hiện tiểu dự án 4.3 cho toàn giai đoạn là gần 13 tỷ đồng, trong đó, ngân sách của năm 2022 là hơn 1,1 tỷ đồng. Năm 2023 là kinh phí là hơn 3,8 tỷ đồng.

Cụ thể về xây dựng cơ sở dữ liệu Việc tìm người – Người tìm việc. Sở giao Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh triển khai nội dung này, nhưng do website của bộ chưa hoàn thiện, bảo trì nên chưa xây dựng kinh phí. Dự kiến kinh phí để triển khai nội dung này là 120 triệu đồng.

Hiện Trung tâm đang thực hiện thống kê, xây dựng dữ liệu về nhu cầu người tìm việc, nhu cầu tuyển dụng doanh nghiệp bằng các phần mềm hiện có, để phục vụ tư vấn giới thiệu việc làm, phân tích dự báo thị trường lao động.

Khó khăn triển khai các phiên giao dịch việc làm

Theo báo cáo, năm 2022 tỉnh được cấp kinh phí là hơn 2,7 tỷ đồng để triển khai các phiên giao dịch việc làm. Toàn bộ kinh phí được phân bổ cho Sở LĐTBXH và 11 huyện, thành, thị. Tuy nhiên đến nay mới giải ngân được gần 600 triệu đồng. Cụ thể sở tổ chức ngày hội việc làm với kinh phí là 533 triệu đồng, các huyện sử dụng 48 triệu đồng (huyện Chợ Gạo và huyện Gò Công).

Năm 2023, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phấn đấu kéo giảm thêm 0,2% số hộ nghèo so với năm 2022, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống mức 1,07% so tổng số hộ nghèo trong tỉnh.

Trong năm 2023 tỉnh dự kiến tổ chức Ngày hội tuyển dụng việc làm vào giữa tháng 7/2023 cho hàng nghìn lao động với số kinh phí đầu tư khoảng 300 triệu đồng.

Đối với các huyện, thị sở cũng đôn đốc các huyện tổ chức từ tháng 6/2023, phấn đối mỗi huyện trung bình tổ chức được 2 hoạt động phiên giao dịch việc làm, hoặc ngày hội việc làm.

Về nội dung thứ 3, Quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác đang gặp vướng mắc, sở chờ Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 46 để làm cơ sở xây dựng dự toán kinh phí thực hiện. Dự kiến kinh phí triển khai nội dung này là 6,1 tỷ đồng.

Nội dung thứ 4 là thu nhập, phân tích dự báo về thị trường lao động. Năm 2022, Sở sử dụng kinh phí hơn 1,7 tỷ đồng để thu nhập thông tin cung lao động. Năm 2023, Sở đã giao dịch trung tâm Dịch vụ việc làm thực hiện, trung tâm đã dự thảo kế hoạch thực hiện, hiện nay Sở đang nghiên cứu điều chỉnh nội dung chuyên đề, chuyên đề dự báo nhu cầu nhân lực đến năm 2023 và định hướng đến năm 2030.

tư vấn giới thiệu việc làm

Ngoài việc tư vấn giới thiệu việc làm trong nước, qua các phiên giao dịch việc làm lao động còn được tư vấn định hướng nghề nghiệp. Ảnh: NN

Về hỗ trợ kết nối việc làm, Sở cũng giao trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh triển khai và quyết định đặt hàng từ tháng 6/2023, dự kiến kinh phí triển khai là 40 triệu đồng.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Dân Quyền – Giám đốc trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang cho biết, năm 2022 đơn vị này không được phân bổ kinh phí tổ chức các phiên giao dịch việc làm. Trung tâm chỉ phối hợp với các địa phương được giao kinh phí để thực hiện hỗ trợ các phiên giao dịch.

“Chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn vì không có kinh phí để hoạt động, cán bộ đi cơ sở hỗ trợ địa phương tổ chức phiên cũng khá khó khăn”, bà Quyền nói.

Chia sẻ thêm về khó khăn trong triển khai, ông Nguyễn Bá Trước cho biết, do nguồn kinh phí phân bổ vào cuối năm 2022 nên quá trình triển khai chậm, chỉ thực hiện được hoạt động hỗ trợ giao dịch việc làm. Thêm vào đó, nội dung thu nhận phân tích, dự báo thị trường lao động là công việc đòi hỏi chuyên môn cao cần có phương pháp khoa học, trong khi đội ngũ hiện tại trung tâm năng lực đảm nhiệm công việc này hạn chế.

“Trước tình hình đó, Sở kiến nghị Bộ Tài chính sớm sửa đổi Thông tư 46, kiến nghị Cục Việc làm sớm hoàn chỉnh chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu Người tìm việc – Việc tìm người và sàn giao dịch việc làm trực tuyến để triển khai thực hiện.

Sở cũng kiến nghị đối với các hoạt động phân tích, dự báo thị trường lao động, kiến nghị Cục Việc làm tổ chức tập huấn, hướng dẫn thêm về nghiệp vụ cho các tỉnh”, ông Lý Văn Cầm – Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh đề xuất kiến nghị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *