A: Jon Thekildsen, thạc sĩ khoa học, thạc sĩ quản trị kinh doanh từ đại học Århus (2004)
Hiệu ứng cánh bướm không phải là một thuyết, nó là một ví dụ tưởng tượng được sinh ra từ một thuyết khác.
Mọi thứ đều là kết quả của một nguyên nhân nào đó, và mọi nguyên nhân lại là kết quả từ các nguyên nhân khác. Nghĩa là: thế giới động lực học của chúng ta rất hỗn loạn và phức tạp. Thay đổi một nguyên nhân, và trong một chuỗi nhiều những nguyên nhân thì kết quả có thể sẽ thay đổi rất lớn theo cấp số nhân.
Nghe có vẻ rất là hợp lý về mặt khoa học. Theo một nghĩa nào đó, tất cả chúng ta đều được kết nối với các nguyên nhân và các kết quả trước đó. Hãy thử suy nghĩ xa hơn một tí, một con bướm ở Pháp sẽ có tiếng nói nhất định về việc một cơn bão ở Texas mở ra như thế nào.
Hiệu Ứng Cánh Bướm là một ý tưởng được sinh ra từ Lý Thuyết Hỗn Mang – liên quan đến các hệ thống động lực và làm thế nào mà những đặc tính dường như ngẫu nhiên và bất định của chúng trong thực tế lại bị chi phối bởi cơ học xác định phức tạp (Trans: nguyên văn là ‘Deterministic complex mechanics’ mình không biết dịch ntn cho phù hợp ạ @@) . Do đó rất nhạy cảm với bất kỳ sự thay đổi của những giá trị ban đầu, như cú vỗ cánh từ một con bướm.
Một điều thú vị là, cốt lõi của lý thuyết hỗn loạn nói rằng không có sự hỗn loạn như cách mọi người thường hiểu, chỉ có xuất hiện sự hỗn loạn/ngẫu nhiên