Những quy tắc này có vẻ rất cụ thể và một phần trong tôi tự hỏi liệu có lý do thực tế và lịch sử nào cho những quy tắc này mà mang ý nghĩa tâm linh được chồng lên theo thời gian hay không.
Có sử gia Trung Quốc nào có thể làm sáng tỏ lý do không?
Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi của bạn là “có”, đúng là có những lý do lịch sử và tâm linh cho hầu hết các quy tắc về phong thủy. Câu trả lời dài là với lịch sử lâu đời và đôi khi có nguồn gốc sơ sài, thật khó để xác định nguồn gốc của một số tín ngưỡng hiện đại cụ thể.
Có nhiều hình thức niềm tin về những địa điểm thích hợp cho các ngôi mộ, các tòa nhà và thành phố, vv. Suy nghĩ rằng người chết nên quay mặt về phía bắc (và do đó người sống nên quay mặt về phía nam) được tìm thấy trong Kinh Lễ (Brunn p.16) từ rất sớm, đó cũng là nơi ta tìm thấy những thông tin về cách xác định vị trí các thành phố. Quách Phác (275-324 CN) là một nhân vật có liên quan đến Sách An táng. (Tôi nói là liên quan đến vì có một người với cái tên đó, và các bản sao sau này của Sách An táng khẳng định rằng sách là do ông ta viết, nhưng không rõ liệu ông ta có thực sự viết phiên bản sách mà chúng ta đang có hay không. (Bruun p .22) Đây là một vấn đề phổ biến với rất nhiều văn bản) Chắc chắn có rất nhiều câu chuyện từ thời của ông về việc một khu mộ có thể dẫn đến thành công hay thất bại cho con cháu như thế nào. Rất nhiều bài viết ban đầu về phong thủy dường như nói về việc chôn cất, xây dựng đền chùa và cung điện hơn là những ngôi nhà bình thường. Điều này có thể là do những người biết chữ quan tâm nhiều hơn đến những việc như đạt được thứ hạng cao và những tòa nhà tương tự. Chắc chắn là vì việc chôn cất là một vấn đề tôn giáo gây tranh cãi. (Ebrey p. 215-219) Các Nho gia muốn loại bỏ những tập tục phổ biến như không chôn cất người chết trong nhiều năm chỉ để tìm kiếm đất chôn cất tốt hoặc chờ đợi ngày lành tháng tốt. (Một điều mà các nhà phong thủy có thể cũng sẽ khuyên bạn làm) Người ta cũng sẽ cải táng người đã chết. Tôi không có nguồn trích dẫn nào, nhưng không thiếu những câu chuyện về một người đàn ông được kể rằng anh ta sẽ đạt được chức vị cao nhưng sẽ chết trẻ nếu chôn cất cha mình ở mảnh đất này và sẽ sống lâu nếu chọn mảnh đất kia. Người này đã chọn mảnh đầu tiên, khi leo lên được đến chức vị cao anh ta đã cải táng cha mình ở địa điểm thứ hai và sống rất thọ. Rất nhiều Nho gia đã lên án niềm tin phổ biến này, rằng mọi người cố gắng kiếm lợi từ việc trì hoãn bổn phận hiếu thảo để chôn cất người chết. Tuy nhiên, ngay cả những nhân vật rất “chính thống” như Chu Hi cũng chấp nhận nhiều người thuê phong thủy (Bruun, 24, Ebrey 218-9)
Bruun cho rằng phong thủy “hiện đại” có từ thời nhà Tống. Điều đó có nghĩa là chính trong nhà Tống, tất cả những điều trên đã được hệ thống hóa thành trường phái Hồng Phạm Ngũ Hành (Phúc Kiến) và trường phái Ngũ hành chính thống (Giang Tây), mặc dù ông cũng cảnh báo rằng nhiều văn bản và hành giả sẽ rút ra một số truyền thống khác nhau mà không quá lo lắng về nó. (Bruun 27-29). Đây cũng là khoảng thời gian mà la bàn phong thủy “hiện đại” dường như đã xuất hiện.
Liên quan đến các tòa nhà (là điều bạn đã hỏi ????) tất cả các trường phái này đều liên quan đến cách sắp xếp các tòa nhà, làng mạc và mồ mả sao cho hài hòa với dòng chảy của khí (hơi thở hoặc hơi thở của thiên nhiên Bruun, 108 ), ngũ hành và âm dương nhằm mang lại lợi ích cho gia đình như sự thịnh vượng, hạnh phúc, trường thọ và sinh sản. (Bruun, 59) Ở một mức độ nào đó, bạn làm điều này bằng cách đặt mọi thứ vào đúng vị trí, nhưng bạn cũng có thể thúc hoặc làm chậm dòng chảy của các hành tố bằng cách đặt các thứ gần núi, nước hoặc xây tường hoặc làm bất cứ điều gì. Một số quy tắc này có tác dụng thiết thực trong việc bảo vệ làng mạc (hoặc nhà) khỏi lũ lụt, bão hoặc lãng phí đất canh tác. (Phạm Vi, tr.42)
Bruun và các tác phẩm khác nhau của Ronald Knapp có lẽ là những chỉ dẫn tốt nhất cho bạn về cách thức hoạt động của phong thuỷ trong thực tế. Bruun đặc biệt giỏi về khía cạnh phong thủy thời hiện đại.
Nguồn
Ole Bruun An Introduction to Feng Shui Cambridge University Press 2008
Patricia Ebrey “The Response of the Sung State to Popular Funeral Practices” in Ebrey, Patricia Buckley, and Peter N. Gregory eds Religion and Society in T’ang and Sung China. University of Hawaii Press, 1993.
Fan Wei “Village Fengshui Principles” in Ronald G. Knapp ed. Chinese Landscape: The Village as Place University of Hawaii Press, 1992
Knapp, Ronald G. China’s Traditional Rural Architecture: A Cultural Geography of the Common House. Honolulu, Hawaii: University of Hawaii Press, 1986.
Zhang Juwen. A Translation of the Ancient Chinese the Book of Burial zang Shu by Guo Pu 276-324. Lewiston: Edwin Mellen Pr, 2004.