Đó là muốn chết nhưng không chết được.
Hồi còn đi thực tập, tôi có gặp một bệnh nhân ở khoa thần kinh, người đó là nam, 21 tuổi, bị cụt cả hai chân, toàn thân không thể cử động được, gia đình thuộc dạng khá giả, bệnh nhân được nằm ở phòng bệnh VIP, mỗi ngày sẽ có 3 cô y tá thay phiên nhau chăm sóc, trên người anh ấy mang ống thông tiểu (đi vệ sinh qua ống), còn có cả ống thông dạ dày (ăn uống), ngày nào cũng ngẩn ngơ nhìn lên trần nhà mà không nói lời nào.
Mỗi tháng sẽ thay ống thông tiểu và ống thông dạ dày 1 lần, tôi chưa thay cho anh ấy bao giờ, nghe thầy tôi nói rất khó để đưa ống thông dạ dày vào, cứ rút ra là lại chảy máu, còn mỗi lần thay ống thông tiểu sẽ phải nhờ tới bác sĩ tiết niệu đến giúp đỡ. Không giống như những bệnh nhân khác, anh ấy không những không rên rỉ vì đau mà còn im lặng, anh ấy có thể kêu, có thể nói, chỉ là anh ấy không muốn mà thôi.
Tay anh ấy có kim tiêm truyền, là loại kim truyền tĩnh mạch, 3 4 ngày sẽ thay một lần, mỗi ngày chỉ cần lắp bộ truyền dịch với kim tiêm là được, không cần bất kỳ kỹ năng quá chuyên nghiệp nào. Tôi đảm nhận việc thay chai dịch truyền cho anh ấy, tôi là người khá ít nói, rất ít khi chủ động bắt chuyện với người khác, thế nhưng tôi rất đồng cảm với anh ấy, vậy là mỗi ngày tôi đều cố gắng trò chuyện với anh, mới bước vào phòng tôi sẽ nói “Tui đến rồi nè, nay lại là 3 chai dịch truyền nha”
Sau đó tôi quay người lại nói với y tá phải thường xuyên xoay người rồi lau rửa cho anh ấy, nếu không sẽ bị lở loét mất, đến lúc đó có chữa cũng khó. Những người này nhận lương cao hơn những y tá chăm sóc bệnh nhân bình thường nên làm việc cũng khá nghiêm túc, cứ nửa giờ họ lại quay sang xem bệnh nhân đã đi đại tiện chưa, có cần dọn hay không, nhưng tôi vẫn không ngưng được việc nhắc nhở họ…
Rồi một ngày nọ, khi tôi đang truyền dịch cho anh ấy như thường lệ, tôi mới nói hôm nay trời đẹp quá, con cá 7 màu nhà tôi vừa mới sinh con ~ Sau đó tôi ký vào thẻ truyền dịch và cúi xuống nhìn anh ấy. Tôi bắt gặp anh ấy đang nhìn tôi! ! ! ! Ôi, tôi gần như phát khóc!!! Đây là lần đầu tiên tôi và anh ấy nhìn nhau, mọi lần tôi thấy anh ấy đều nhìn lên trần nhà, thậm chí còn không chớp mắt.
Anh ấy thực sự rất đẹp trai, có lông mi rậm và làn da cực kỳ trắng, mỗi ngày y tá đều bôi son dưỡng cho anh ấy, khác hoàn toàn so với những bệnh nhân với đôi môi bong tróc và nhợt nhạt khác. Sau đó chúng tôi nhìn nhau như thế khoảng 10 giây, tôi cứng cả họng, sau đó nghe tiếng thầy đang kêu ngoài cửa, tôi vội chạy đi, xấu hổ che mặt lại.
Những lần sau đó khi tôi đến truyền dịch cho anh ấy, ánh mắt anh ấy lại nhìn tôi, tôi càng nói chuyện nhiều hơn, không biết có phải là ảo giác hay không mà mỗi lần nhìn anh ấy, tôi cứ có cảm giác anh ấy đang mỉm cười.
Tôi chưa bao giờ thấy cha mẹ anh ấy, chưa bao giờ. Cuộc sống hàng ngày của anh ấy là nằm đó, ngày ăn ba bữa bằng thức ăn được xay nhuyễn, thậm chí anh ấy còn không biết mình đang ăn gì, mỗi ngày đều phải đối mặt với 4 bức tường.
Cuối tháng tôi phải chuyển sang bộ phận khác, chiều hôm đó tôi đến gặp anh ấy, tôi ngồi bên giường nói chuyện với anh rất nhiều, tôi nói sau này nếu có thời gian tôi sẽ đến thăm anh ấy, anh cũng phải mau khỏe nhé, chú cá con 7 màu của tôi đã lớn lắm rồi…
Sau đó, khi tôi đứng dậy chuẩn bị rời đi, chàng trai phía sau cuối cùng cũng nói được câu đầu tiên – “Giúp tôi với”
Tôi bị sốc, tôi cứng hết cả người, sau khi bình tĩnh lại, tôi rất vui vì cuối cùng anh ấy cũng có hy vọng vào cuộc sống và nhờ tôi cứu anh ấy!
Câu tiếp theo: “Hãy cho tôi được chết”
Cái chết chính là sự cứu rỗi đối với anh ấy, nhưng anh ấy lại không chết được, gia đình anh chưa từng đến đây để thăm anh có lẽ vì họ nghĩ rằng sự chăm sóc tốt nhất từ bệnh viện chính là tình yêu dành cho anh, thực ra cái anh ấy cần là sự cứu rỗi bằng một cái chết thật thanh thản.