Dì tôi, mất đi đứa con gái duy nhất của mình vào Tết Nguyên Đán 2005, bởi vì trong căn phòng thuê ở Bắc Kinh, bình nước nóng bị rò rỉ, mà em gái rơi vào hôn mê, đến khi được phát hiện, thì đã không thể tỉnh lại nữa rồi.
Lúc đó em gái mới tốt nghiệp đại học 3 năm, làm phóng viên ở một toà soạn nổi tiếng, nhận được lời khen từ lãnh đạo và đồng nghiệp, hơn nữa có cơ hội được điều đi nhậm chức ở HK, văn phong của em ấy nổi danh ít nhiều, chuẩn bị thử sáng tác kịch bản… Tóm lại tương lai xán lạn.
Sự việc xảy ra thế nào? Lúc đó vừa đúng mồng 3 Tết, bạn cùng phòng về quê, em gái một mình đóng cửa ở trong phòng, buổi tối sau khi đi ngủ, chưa từng tỉnh lại, đợi đến khi bạn cùng phòng trở về, em ấy đã không thể tỉnh lại được nữa.
Chú dì sau khi nhận được tin tức đau buồn, lập tức chạy đến thủ đô, nhưng không thể gặp được em gái còn sống nữa. Thử nghĩ mà xem, cứ như thế mất đi đứa con gái duy nhất, nỗi đau buồn trong lòng bố mẹ sao có thể bù đắp được.
Nhưng chú dì vẫn đưa ra quyết định khác với người thường.
- Không truy cứu trách nhiệm với chủ nhà. Bình nước nóng là do chủ nhà cung cấp, theo lí mà nói nên chịu trách nhiệm. Nhưng khi họ biết, chủ nhà cũng chỉ là người làm công ăn lương bình thường, còn có bố mẹ tuổi già sức yếu, chi tiêu thường ngày cũng nhiều, bọn họ không hề truy cứu bất cứ trách nhiệm gì với chủ nhà.
- Đối với người bạn cùng phòng, tương đương chủ nhà thứ hai, cũng không truy cứu trách nhiệm. ban đầu em gái đáp ứng lời mời của bạn, chuyển vào ở cùng, thực ra em ấy không thuê trực tiếp từ chủ nhà, mà chia tiền trọ với bạn, rồi bạn thống nhất trả cho chủ nhà. Chú dì cho rằng bản thân em ấy cũng có một phần trách nhiệm, nếu em ấy đã qua đời rồi thì cũng không muốn tạo thêm gánh nặng cho đồng nghiệp của em ấy nữa.
Đương nhiên, có lẽ sẽ có người nói, bản thân người đã khuất thiếu sót kiến thức thường ngày, phải chịu trách nhiệm lớn nhất. Nhưng mà bạn phải hiểu rằng, một cặp vợ chồng cao tuổi, con gái yêu quý duy nhất, trong thời kì tương lai xán lạn, trong độ tuổi thanh xuân phơi phới, mất đi như thế, đến lần cuối gặp mặt cũng không thể, có mấy người bố người mẹ có thể đưa ra quyết định lí trí trước nỗi đau tâm lí nặng nề như thế.
Họ không vì nỗi đau thương của bản thân mà tăng thêm trách nhiệm cho người khác, hơn nữa, tiền cũng không thể mang con gái yêu quý của họ quay về, không lún sâu vào nỗi bi thương mà khiến mọi người không thể giải thoát, chi bằng bỏ qua người khác, đây lẽ nào không phải sự lương thiện lớn nhất sao?
@子木
Một bác sĩ nữ Bắc Kinh viện trợ Tân Cương, lúc đó đã ngoài 50 rồi.
Cô phát hiện tỉ lệ mắc bệnh phụ khoa của phụ nữ Duy Ngô Nhĩ ở phía Nam Tân Cương rất cao, thế là xin viện trợ từ lãnh đạo và bạn bè ở Bắc Kinh, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Cục Y tế thành phố Bắc Kinh, cũng dẫn đến sự coi trọng to lớn từ Cục Y tế khu tự trị.
Nhờ có sự ủng hộ hiện kim của quỹ dự án Bắc Kinh và sự ủng hộ xe cộ thiết bị từ cục y tế khu tự trị, trong thời gian một năm, tại một huyện nào đó ở phía Nam Tân Cương, triển khai kiểm tra bệnh phụ khoa ở phụ nữ.
Nắng đỏ gay gắt, mùa đông lạnh giá, bệnh nhân không coi trọng, nhân viên y tế địa phương cũng không quan tâm, nhưng vị bác sĩ nữ này, kiên quyết dùng y thuật uyên bác của mình, truyền cảm cho tất cả mọi người bằng nhiệt tình nồng cháy trong lòng.
Nhóm kiểm tra đi đến đâu cũng đông nghịt người, cô ấy bận rộn từ sáng tới đêm đến nỗi thời gian ăn cơm, đi vệ sinh cũng không có, cổ họng khàn đặc nói không ra tiếng, lúc đó mẹ cô bệnh nặng qua đời, cô cầm điện báo khóc lóc như mưa, nhưng lại nói mình không thể rời đi, kiểm tra đang ở thời điểm then chốt, đi là hỏng ngay.
Tôi không thể nhịn được rơi nước mắt, sau đó con gái của cô đi đến tận nơi, muốn xem xem tại sao bà ngoại mất mà mẹ không về, kết quả cô ấy cũng bị cảm động, hỗ trợ mẹ làm.
Sau này tôi về Bắc Kinh báo cáo công việc với lãnh đạo của cô ấy, lãnh đạo cũng cảm động rơi lệ.
Vị bác sĩ nữ này thật sự là một người thuần khiết, một người thoát khỏi thú vị tầm thường, một người cao thượng, một người vì lợi ích của nhân dân, khiến tôi ghi nhớ cả đời.