THẾ NÀO LÀ “GÓC NHÌN”?

Bạn cầm một ly Starbucks đi trên phố. Một người đi từ phía ngược lại, ánh mắt bỗng toát lên sự khinh thường.

Bạn đại khái hiểu được ý của anh ta:

“Ôi giời, con người hiện tại sống ảo quá, cầm một ly Starbucks là tưởng mình sang lắm. Uống Starbucks hay không không quan trọng, quan trọng là để người khác biết mình uống Starbucks.”

Bạn tiếp tục đi về phía trước, gặp được người bạn thương nhân mà mình đã hẹn. Anh ta trông thấy bạn cầm ly Starbucks, tỏ ra rất kinh ngạc, nhưng cũng không nói gì.

Bạn đại khái hiểu được ý của anh ta:

“Ôi giời, ông bạn kể cũng tiết kiệm, giờ vẫn còn uống Starbucks. Người ta sớm đã đổi sang uống cà phê đặc sản cao cấp từ lâu lắm rồi, mình thì vẫn uống loại cà phê đại chúng này, thì ra là địa vị cũng không quyết định được gu ẩm thực.”

Cùng một việc, hai quan điểm, vì sao? Đây chính là cái gọi là góc nhìn.

Đối với người thứ nhất, anh ta ngưỡng mộ, đố kị nên cho rằng người bình thường uống Starbucks trông rất giả tạo.

Đối với người thứ hai, anh ta khinh khỉnh, vì anh ta cảm thấy những người có quyền lực mà vẫn uống Starbucks thì là hơi kém.

Còn thực tế thì sao? Tôi uống đơn giản vì TÔI THÍCH.

Cái chữ “thích”, đối với người thứ nhất, nó là giả tạo; với người thứ hai thì nó lại là tầm thường.

Vì vậy, đừng tùy tiện dùng góc nhìn của mình để phán đoán cuộc sống của người khác, đặc biệt là với cái nhìn đầu tiên.

Góc nhìn của bạn: xa quá thì thành “coi thường”, gần quá thì thành “phóng đại”, hẹp quá thì sẽ thành “hẹp hòi” …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *