“Thế giới mới nhiệm màu” (Brave New World) là một quyển sách tuyệt vời ra sao nhỉ?

Tôi không thể quên được quyển sách này. Nó ảnh hưởng đến tôi nhiều quá đỗi. Mọi người nghĩ sao về nó? Đặc biệt là đoạn thoại về tôn giáo ở cuối tác phẩm, thật sự rất xuất sắc. Mọi người thấy thế nào? Tôi nghe bảo là Aldous Huxley thật ra không phải là một tác giả thành công cho lắm, điều này có đúng không? Tôi thấy phong cách viết của ông ấy rất tuyệt. Tôi sẽ tìm đọc những quyển khác của ông nữa. Cảm ơn mọi người…


Tôi giảng dạy môn Đọc và Viết Chuyên sâu của Đại học Bang California cho đối tượng học sinh cấp cuối trung học, tôi cũng đã đọc và giảng dạy tác phẩm Thế giới mới nhiệm màu bảy lần trong vòng bốn năm vừa qua, như một phần của khóa học…
Một trong những hoạt động của chương trình giảng dạy cho tác phẩm này là yêu cầu học sinh đọc một đoạn trích trong lời tựa của nhà vănnhà phê bình văn hóanhà giáo dụcnhà lý luận truyền thông người Mỹ Neil Postman trong tác phẩm Giải trí đến chết (Amusing Ourselves to Death) xuất bản năm 1985, trong đó ông đã nói rằng “Điều mà Orwell sợ hãi là những kẻ cấm đoán sách vở. Còn điều mà Huxley sợ hãi là rồi đây chẳng có lý do gì để cấm đoán sách vở, bởi vì không một ai còn buồn đọc chúng. Orwell sợ hãi các thế lực sẽ tước đoạt thông tin của chúng ta. Huxley lại sợ hãi những kẻ nhồi nhét cho chúng ta quá nhiều để rồi chúng ta trở nên thụ động và ích kỷ. Orwell sợ hãi chân lý sẽ bị giấu diếm. Còn Huxley sợ hãi chân lý sẽ chìm sâu giữa biển thờ ơ. Orwell sợ rằng chúng ta sẽ trở thành một thứ văn hóa bị giam cầm. Huxley thì sợ chúng ta sẽ trở thành thứ văn hóa tầm thường, mải miết say mê những thứ ngang ngửa những phim ảnh gợi dục, những cuộc chơi trác táng, những trò ném bóng. Như Huxley đã nhận xét trong Brave New World Revisited (tạm dịch: Thế giới mới nhiệm màu: Nhìn lại), những người theo chủ nghĩa tự do và duy lý, một mặt, luôn mang trong mình sự cảnh giác với một chế độ độc tài, mặt khác, “đã thất bại trong việc nhận ra những khao khát gần như vô hạn của con người đối với các nhân tố gây xao nhãng”. Trong tác phẩm 1984, Huxley nói thêm, con người bị khống chế bởi cơn đau hành hạ. Trong Thế giới mới nhiệm màu, con người lại bị chế ngự bởi khoái cảm. Nói ngắn gọn lại, Orwell sợ hãi những điều chúng ta căm ghét sẽ phá hủy chúng ta. Còn Huxley sợ rằng những gì ta yêu quý sẽ hủy diệt chính mình”
Mỗi khi tôi cảm thấy hoài nghi về vai trò của mình trong hệ thống giáo dục trường công, và nghĩ về sự thật rằng một phần lớn người Mỹ không bao giờ đọc một quyển sách nào khác sau khi tốt nghiệp – phần lớn người Mỹ chỉ đọc có 4 quyển sách một năm, theo một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew – đồng thời suy ngẫm về cách thế hệ thanh thiếu niên (hay ít ra là những cô cậu mà tôi tiếp xúc) tương tác với những thông tin và sản phẩm giải trí mà chúng tiêu thụ, tôi lại thấy bản thân mình càng đồng tình hơn với ý kiến của Postman rằng tiên đoán của Huxley về một tương lai phản địa đàng đang ngày một gần hơn…


Em đã luôn chờ đời được trò chuyện với ai đó có hiểu biết sâu sắc về quyển Thế giới mới nhiệm màu. Có lẽ thầy sẽ giải đáp được những thắc mắc của em ????
Em đọc tác phẩm này ngay sau khi đọc xong 1984, và em rất thích 1984. Khi em đọc Thế giới mới, em cảm thấy hơi hổ thẹn khi phải thừa nhận rằng em đồng tình với những lập luận của Mond hơn là John. Bây giờ, giả mà thầy hỏi em liệu em có chịu đánh đổi tự do của bản thân để được đến một đời sống xã hội xem chừng hạnh phúc và ổn định hơn, thì câu trả lời là không. Tuy vậy, thế giới mà Huxley tạo ra dường như cung cấp một đời sống tự do nhưng bầy đàn, hoặc một thế giới ít tự do hơn, nhưng giàu văn minh hơn. Trong trường hợp đó, em sẽ chọn thế giới của Mond.
Liệu có phải là em hiểu nhầm gì đó không, hay đó mới đúng là mục đích mà quyển sách gửi gắm? Khi đọc nó, em cảm thấy như em nên đồng tình với John mới phải, nhưng em không làm được. Em rất ham đọc, nhưng cũng cần một người để bàn luận với nhau, cho nên em rất hoan nghênh những ý kiến gợi mở.


Sau mỗi lần hoàn thành phần đọc hiểu tác phẩm này hàng năm với các học viên, tôi cũng thường có những suy ngẫm như vậy… Liệu có nên đánh đổi sự nguyên bản và tri thức để đổi lấy hạnh phúc và ổn định không.
Tôi lại nhớ về lời răn của Vua Solomon trong sách Giảng Viên: “Càng nhiều khôn ngoan, càng nhiều phiền muộn; càng thêm hiểu biết, càng thêm khổ đau”… Tôi muốn nghĩ rằng việc vật lộn với lựa chọn đó là một trong những mục đích của Huxley khi viết cuốn tiểu thuyết.


Ừa, tui hiểu mà. Tui cũng đọc Thế giới mới nhiệm màu và trên lý thuyết lẽ ra tui phải cảm thấy kinh tởm cái thế giới đó hơn mới phải, nhưng mà không. Đồng tình rằng về mặt tinh thần thì thế giới ấy rỗng tuếch, nhưng về vật chất thì nghe không tồi chút nào.


Thì đó là mục đích chính của tác phẩm mà nhỉ? Ổng tạo nên một xã hội vật chất đủ đầy và ai ai cũng thỏa mãn. Ngoại trừ việc đó đi ngược lại mọi giá trị mà chúng ta trân trọng nhất, như là tự do và phẩm giá. Sau đó ông ấy trao cho cậu một thế giới mà có được những điều này, nhưng bạo tàn và nhơ bẩn hơn. Thế là cậu đành phải tự hỏi lại toàn bộ nền tảng giá trị của xã hội mà ta đang sống.


Mình tin rằng Huxley đang cố gắng bày tỏ rằng đời sống con người cần có nỗi buồn, xung đột, đấu tranh, thì mới đích thực là con người. Nếu không, chúng ta còn gì đâu ngoài tồn tại?
Trong Thế giới mới nhiệm màu, tất cả những cảm xúc tiêu cực bị xóa sổ. Không có tình yêu, không có nhớ nhung khao khát, không có những cảm xúc hỗn loạn làm xáo trộn guồng quay của xã hội. Nhưng đó có phải là cuộc sống không? Liệu chúng ta có muốn sống hết đời, đến khi xuống mồ lại nói, “Tôi cảm nhận rất ít và hoàn thành rất nhiều công việc”?
Có thể nói rằng, không ai trong xã hội ấy thật sự hiểu hạnh phúc là gì, bởi vì họ chưa bao giờ cảm nhận được những cung bậc của cảm xúc con người. Cái sự thật rằng tự do và man rợ luôn ở đấy, nhưng không một ai cần, là một phần của sự trớ trêu đậm chất bi kịch này: Giữa hai lựa chọn vô cảm và lướt qua, hay cảm nhận sâu sắc và đấu tranh, thì người ta sẽ chọn vô cảm.


Mình thấy Huxley đã đúng khi chỉ trích Orwell. Kiểu kiểm soát chặt chẽ trong 1984 cần quá nhiều nguồn lực.
Đơn giản hơn hết là hãy cung cấp cho mọi người những thứ thuốc làm thay đổi cảm xúc và giải trí nhiều vào. Sau đó thì mặc sức mà tung hoành thôi. Cách tiếp cận Bánh mì và Rạp xiếc.


Ý tưởng này cũng hiện diện trong 1984 mà. Phần đông dân chúng không bị giám sát liên tục mà mù quáng tuân theo, bị tẩy não bởi những phim ảnh khiêu dâm, báo lá cải, những phim ảnh và tiểu thuyết rẻ tiền.


Đó là quyển sách phản địa đàng thông minh nhất từng được viết ra, cũng là quyển sách gợi nhiều suy tưởng nhất.


Cá nhân mình thấy nó còn rất mang tính tiên tri nữa, có rất nhiều điều tương đồng với xã hội ngày nay.


Thật không may là đối với tui, tui chẳng đồng cảm tí gì với các nhân vật, và chưa bao giờ cảm thấy xa cách với một quyển sách đến vậy. Đoạn kết kéo trải nghiệm đọc của tui lên được 1,5 sao, nhưng thực lòng mà nói, tui mừng vì đã lết được hết cái của này.


Đồng cảm thiệt. Chủ đề thú vị, nhưng không một nhân vật nào đủ thu hút và khiến mình đồng cảm để cùng khám phá thế giới cũng như các tư tưởng ấy. Quyển này kiểu như khai thác các ý niệm triết học hơn là tập trung xây dựng câu chuyện cho hấp dẫn, mình hiểu rằng có lẽ đấy mới là mục đích của quyển sách, nhưng nhân vật và cốt truyện với mình nó nhạt phèo à.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *