Ngày 25/10/1945, KMT tiếp quản đảo Đài Loan từ tay quân Nhật. Tướng Trần Nghi được Tưởng Giới Thạch bổ nhiệm làm Chủ Tịch Đài Loan kiêm Tổng Tư Lệnh Cảnh Vệ.
Trần Nghi lúc còn ở trong Đại Lục thì làm việc hết sức chăm chỉ. Nhưng đến lúc cầm quyền tại Đài Loan, Trần bỗng thay đổi. Càng ngày, Trần càng suy đồi, cư dân ở Đài Loan thì càng bất mãn. Trần bị nhân dân chỉ trích vì đã làm ngơ trước sự tham nhũng của các quan chức khác. Dù rất thông thạo tiếng Nhật nhưng ông này từ chối sử dụng ngôn ngữ Nhật để giao tiếp với người bản địa Đài Loan. Thêm vào đó, Trần rất ít tiếp xúc với xã hội Đài Loan nên chả biết gì vễ những mâu thuẫn xã hội đang ươm mầm.
Trong lúc nhân dân bất mãn như vậy thì đã xảy ra một sự kiện. Trưa ngày 27/2/1947, cảnh sát đang trấn áp những kẻ buôn thuốc lá lậu tại 1 khu chợ ở Đài Bắc, một cảnh sát định tịch thu túi xách đựng thuốc lá của một phụ nữ lớn tuổi. Người phụ nữ này sợ hãi nên đã chống lại. Và cảnh sát rút súng bắn chết luôn. Thật ra việc này nó xuất phát từ mâu thuẫn giữa cư dân bản địa với chính quyền, chỉ trực chờ bùng nổ.
Tất cả những người xung quanh chứng kiến sự việc đã nổi cơn lôi đình và lao vào viên cảnh sát. Cảnh sát do bị tấn công nên đã bóp cò và 1 người nữa lại chết tươi tại chỗ. Sau đó viên cảnh sát này chạy về đồn, đám đông liền đuổi theo và bao vây đồn cảnh sát. Họ đòi các nhân viên trong đồn phải giao viên cảnh sát vừa bắn chết người ra để họ xử. Nhưng các nhân viên trong đồn lại từ chối, và họ còn bao che cho viên cảnh sát này trốn đến nơi khác. Thế là đám đông đứng ngoài nổi cơn điên, họ ném gạch đá rồi phá vỡ cổng đồn để lao vào. Các nhân viên trong đồn thì bắt đầu nổ súng loạn xạ vào đám đông.
Ngày 28/2, bạo lực bắt đầu lan rộng. Trần Nghi ra lệnh cho cảnh sát nổ súng vào đám đông đang mất bình tĩnh, hàng chục người chết và bị thương. Không dừng lại ở đó, làn sóng bạo động lan ra khắp đảo Đài Loan. Bó tay, Trần Nghi buộc phải tháo chạy khỏi Đài Loan.
Sau khi Trần Nghi tháo chạy, một chính quyền tạm thời được lập ra gồm 32 người, chủ yếu là các sinh viên và công nhân. Họ yêu cầu Tưởng Giới Thạch phải cải cách lại kinh tế Đài Loan và sắp xếp lại trật tự trên đảo. Nếu không làm nổi thì họ sẽ giao hòn đảo này cho Liên Hiệp Quốc quản lý.
Mọi chuyện vẫn rườm rà cho đến khi nhiều người bắt đầu có ý kiến: “Nên giao hòn đảo này cho CCP cũng được, hoặc là PLA nên hỗ trợ vũ khí cho hòn đảo để họ thành lập quân đội riêng”.
Nghe đến đây thì Tưởng bắt đầu nóng máu. Ngay lập tức, Tưởng bác bỏ tất cả các đề nghị của chính quyền mới bên kia đảo, cho tập trung quân đội và giao quyền chỉ huy cho Trần Nghi. Nhiệm vụ là tái chiếm Đài Loan.
Ngày 8/3/1947, quân đội đổ bộ lên Đài Loan. Chính quyền mới thì non trẻ, chưa có lực lượng vũ trang riêng nên đã bị đè bẹp ngay. Còn quân đội của Trần Nghi thì lại được trao quá nhiều quyền lực, đó là: Được phép bắn bỏ bất cứ ai chống đối. Cho nên nhiều tên lính đã giải tỏa thú tính trong người bằng cách xả súng vô tội vạ, vô số người vô tội đã bị lạm sát. Trong vòng hơn 20 ngày (8/3-31/3), đã có khoảng 2.000-4.000 người thiệt mạng.
Nhiệm vụ trấn áp nổi loạn đã xong. Nhưng chưa dừng lại ở đó. Bây giờ mới đến giai đoạn khủng khiếp. Trần Nghi cho tiến hành chiến dịch thanh trừng hàng loạt, bao gồm cả bắt giữ, tra tấn và thủ tiêu những đối tượng đã từng dính líu vào các cuộc nổi loạn đợt trước. Các trường học từng có sinh viên tham gia nổi loạn đều bị đóng cửa. Các công nhân và doanh nhân nào có liên quan đến bạo loạn cũng bị liên lụy luôn. Đây được gọi là sự kiện “Thảm Sát 228”, 228 là ngày 28/2.
Ngày 22/3/1947, Trần Nghi bị cách chức
Ngày 22/4/1947, Ngụy Đạo Minh được bổ nhiệm thay cho Trần Nghi
Ngày 11/5, Trần Nghi trở về Nam Kinh
Ngày 16/5/1947, sự kiện 228 kết thúc, ước tính có khoảng 30.000 người chết.
Tháng 2/1949, Trần Nghi bị bắt ở Thượng Hải. Tháng 4/1950 thì bị giải ra Đài Loan. Ngày 19/5, Tưởng đích thân viết lệnh tử hình Trần Nghi. Ngày 18/6/1950, Trần Nghi bị xử bắn. Lý do là định cấu kết với CCP nhưng lại bị phát hiện.
Trong suốt hơn 30 năm, KMT nghiêm cấm chuyện lật lại hồ sơ “vụ 228”. Nhiều thế hệ trẻ ở Đài Loan không hề biết việc này.
Mãi sau khi Đài Loan đã được dân chủ hóa bởi Tưởng Kinh Quốc thì vụ 228 mới dần được sáng tỏ. Đến năm 1992, những gia đình có người bị chết trong vụ 228 bắt đầu kiến nghị với chính quyền Đài Loan. Và tất cả cùng đồng ý lấy ngày 28/2 hàng năm làm ngày tưởng nhớ các nạn nhân vụ 228.
Năm 2017, lãnh đạo Đảng Dân Tiến là bà Thái Anh Văn thông báo giải mật toàn bộ 4.617 tài liệu với khoảng 1,37 triệu trang liên quan đến vụ thảm sát hàng chục ngàn người nổi loạn ở hòn đảo này. Tờ Taipei Times đưa tin bà Thái cũng công bố kế hoạch 3 năm nhằm điều tra vụ thảm sát và những diễn biến sau đó. Ngoài ra, còn có khoảng 990.000 trang hồ sơ hiện do 83 ban ngành lưu trữ sẽ được xếp vào diện chờ chuyển giao cho chính quyền Đài Loan và quá trình chuyển giao hoàn tất vào cuối tháng 6/2017.
Theo bà Thái, việc thu thập những tài liệu này rất quan trọng vì nó cho biết danh tính của những người liên quan, cũng như chi tiết về những biến cố khi đó. Rất nhiều người, nhất là hậu duệ của những người bị thảm sát ở Đài Loan đang hy vọng việc giải mật tài liệu sẽ làm sáng tỏ cái chết đầy uẩn khúc của người thân cũng như làm rõ nghi vấn về vai trò của chính quyền Tưởng Giới Thạch trong vụ việc.
Phát biểu trước thềm kỷ niệm 70 năm Sự kiện 228, bà Thái cam kết chính quyền Đài Loan sẽ điều tra vụ việc, công bố sự thật và truy trách nhiệm những người liên quan để thay đổi tình trạng“chỉ có nạn nhân nhưng không có thủ phạm”. “Chúng tôi sẽ không quên cũng như không che giấu. Tôi sẽ chỉ đạo các cơ quan tiếp tục phân loại các hồ sơ và sự thật nằm trong bóng tối suốt 70 năm sẽ được phơi bày”, CNA dẫn lời bà Thái phát biểu.
Trong nỗ lực xoa dịu những bức xúc của gia đình các nạn nhân Sự kiện 228, người đứng đầu cơ quan văn hóa Đài Loan Trịnh Lệ Quân đã thông báo từ ngày 23/2 sẽ dừng việc phát bài hát tưởng nhớ Tưởng Giới Thạch tại đài tưởng niệm ông ở Đài Bắc. Cơ quan này cũng dừng việc bán các bức tượng và văn phòng phẩm có hình ảnh của Tưởng Giới Thạch từ ngày 10/2.
Ngoài ra các gia đình có nạn nhân trong vụ 228 sẽ được chính quyền trợ cấp tiền bạc, tạo cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm, các em học sinh trong các gia đình này sẽ được cộng điểm trong các kỳ thi. Và cứ mỗi năm, chính quyền lại đến xin lỗi và động viên các gia đình này.
Nếu bạn nào đang ở Đài Loan hoặc đi du học, các bạn sẽ thấy có công viên tên là 228, công viên đó rất đẹp. Được xây dựng lên để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ 228.
https://www.google.com/…/dai-loan-giai-mat-vu-tham-sat-nam-…