Bấy lâu nay được học trong sách giáo khoa, em vẫn thắc mắc Khi xem các hình ảnh về trống đồng mà các họa tiết trên mặt trống ít có liên quan đến người việt nam, người ta giải thích rất mù mờ về các họa tiết đó. Vậy mà tương ứng với các họa tiết đó lại được tìm thấy tại các dân tộc khác(tày-thái-choang, Indonesia, bana…) vậy liệu rằng trống đồng có thật sự là một sản phẩm của người việt?
Ví dụ như các hình ảnh dưới đây cho thấy một lễ hội phục dựng ở phú thọ “giã” trống như vậy liệu có thật sự đúng? Bởi trống nó úp xuống giã thế này thì làm sao mà âm vang xa được? Và cứ giã thế này chắc chẳng mấy chốc mà hỏng trống. Trong khi người choang và lô lô lại đặt ngang trống để gõ.
Trong khi ở Việt Nam trống đồng nằm trong viện bảo tàng, bị xem là “cổ” và người ta loay hoay phục dựng lễ hội. Thì ở các nơi khác nó lại là vật sử dụng thường xuyên.
Theo học giả phương tây Charles Higham các xu hướng dân tộc chủ nghĩa đã che lấp những nghiên cứu về trống đồng. Vậy phải chăng những gì liên quan đến trống đồng chỉ là sản phẩm của tuyên truyền? Chính trị sử?
Mong được các cao nhân chỉ giáo ạ. Xin cảm ơn.