Tâm lý học và sự gắn bó

Lại nhân câu chuyện về tại sao chúng ta có rất nhiều hình thái của các mối quan hệ: lãng mạn, bi lụy, khổ đau… Thì mình xin chia sẻ về những trạng thái của mối quan hệ dựa trên tâm lý học dưới góc nhìn của Thuyết gắn bó.

 Các phong cách gắn bó

John Bowlby là nhà tâm lý học đã tiên phong trong việc nghiên cứu ra các phong cách gắn bó được thể hiện trong mỗi người:

1/ An toàn:

Là người có sự tự tin trong các mối quan hệ, sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ từ đối phương và cũng sẵn sàng trao đi sự hỗ trợ, an ủi khi cần thiết. Phong cách này sẽ duy trì được tính độc lập nhưng đối xử đầy yêu thương.

2/ Lo âu, ám ảnh:

Luôn sợ hãi khi bị từ chối sẽ làm cho người đó trở nên bám dính, đòi hỏi, gần như chạm ngưỡng ám ảnh và không muốn bị chia tách ra khỏi đối phương. Họ đến với mối quan hệ bằng sự đói khát cảm xúc thay vì tình yêu thương và sự tin tưởng thật sự.

3/ Chối bỏ – tránh né:

Lãnh đạm về cảm xúc, bề ngoài trông có vẻ độc lập và tập trung vào bản thân nhưng ẩn sâu trong đó là sự chối bỏ tầm quan trọng của những người thân yêu. Nếu đối phương buồn và muốn chấm dứt mối quan hệ, họ cũng không quan tâm.

4/ Sợ hãi – tránh né:

Một người thay đổi thất thường về cảm xúc, họ dễ rơi vào mối quan hệ bạo hành. Họ bị giằng xé giữa một bên là tìm kiếm sự an ủi từ đối phương, một bên là sợ tiến lại quá gần vì sợ bị tổn thương.

 Các mối quan hệ gắn bó. 

Nhà tâm lý học Mary Ainsworth đã tiến hành các thí nghiệm và nhận ra những người có phong cách gắn bó khác nhau khi ở trong mối quan hệ sẽ tạo nên mối quan hệ khác nhau. Những người có phong cách gắn bó an toàn có những mối quan hệ bình ổn nhất. Những người có phong cách kém an toàn hơn cần nỗ lực hơn để bồi đắp cho mối quan hệ.

1/ Phong cách lo âu ám ảnh + lo âu ám ảnh:

Những người có cùng phong cách này có thể là một mối quan hệ nồng nhiệt và có sự thu hút về cảm xúc mãnh liệt ban đầu, nhưng giống như những nốt nhạc trầm bổng, cuối cùng sẽ đẩy cặp đôi ra xa nhau.

2/ Phong cách lo âu ám ảnh + chối bỏ tránh né:

Đây là một mối quan hệ khó khăn trong việc củng cố cho bản thân để có mối quan hệ bền vững. Một người lo âu sẽ sợ hãi mình bị từ chối, do vậy người này phải trở thành người mạnh mẽ hơn để mối quan hệ có thể bền vững. Người chối bỏ tránh né sợ hãi sự gần gũi sẽ cần tiến gần hơn đến đối tác của mình.

3/ Phong cách lo âu ám ảnh + an toàn:

Trong mối quan hệ này, người an toàn có thể giúp đỡ người lo âu bởi cả 2 đều tìm kiếm sự thân mật, gần gũi. Người an toàn có thể giúp người lo âu trấn an. Nhưng về lâu dài, mối quan hệ có thể trở thành phụ thuộc nếu người lo âu không thật sự thay đổi.

4/ Phong cách chối bỏ tránh né + chối bỏ tránh né:

Mối quan hệ này khó kéo dài do cả 2 đều gặp vấn đề về cam kết. Đa phần cá nhân tránh né sẽ khao khát được kết nối với ai đó, nhưng nếu 1 người tránh né khác sẽ ít có khả năng lấp đi hố sâu này.

5/ Phong cách chối bỏ tránh né + an toàn:

Mối quan hệ này có tiềm năng vững mạnh, người an toàn có thể giúp cho người tránh né cảm thấy ít bị giam hãm hơn bằng cách trao cho họ không gian, điều này khuyến khích người tránh né thấy thoải mái, thư giãn, tận hưởng và học cách gần gũi.

6/ Phong cách an toàn + an toàn:

Đây là mối quan hệ hoàn hảo vì cả 2 bên đều dễ dàng chia sẻ sự thân mật, gần gũi và giao tiếp với nhau về những nhu cầu và mối quan tâm dễ dàng.

Chúng ta đều có thể có 1 hoặc 2 phong cách ví dụ vừa có cả lo âu và tránh né nên sẽ luôn cần điều chỉnh bản thân để sao cho phù hợp. Một mối quan hệ 2 người sẽ luôn dựa trên sự điều chỉnh của 2 phía. Hi vọng bạn hiểu thêm về mình và mối quan hệ của mình để có sự điều chỉnh cân bằng để có mối quan hệ theo phong cách an toàn. 

Tổng hợp: How psychology works.

Con gái đa phần là lo âu ám ảnh, mà tuýp người này lại hay dây vào mấy ông chối bỏ né tránh sợ hãi. Bởi vậy toàn là bi kịch tình yêu xoay quanh cái kiểu em cần yêu thương cần quan tâm mà anh ấy cứ vô tâm, Hoặc là, em lúc nào cũng khao khát tình yêu nhưng người em yêu lúc lạnh lúc nóng mà em ko bỏ được mqh này.

Uầy đó là chưa kể mấy cô lo âu chỉ bị thu hút bởi cái dạng người né tránh chối bỏ, vì chỉ có mấy người này mới cho dc cảm giác lúc lên lúc xuống, nghiện y chang nghiện xì ke. Người ta đối xử tệ làm bản thân mình thất vọng mà cũng đồng thời cho cảm giác kiểu dc quan trọng là ko bỏ được mqh này.

May mắn là ai cũng có thể trở thành người an toàn nếu biết học cách yêu bản thân hơn, độc lập về cảm xúc và tinh thần, độc lập về hạnh phúc của bản thân, học hỏi và thay đổi thì sẽ dần an toàn hơn thôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *