Ans: Hieu Luu
***
Thế giới không hiểu gì về Triều Tiên, ngoại trừ Việt Nam.
Triều Tiên và Việt Nam trải qua quá trình giống nhau.
Cả hai đều cố gắng thống nhất đất nước. Việt Nam đã thành công nhưng Triều Tiên thì không. Lịch sử được viết bởi kẻ thắng cuộc (ND: sao mình ghét câu này đến thế). Việt Nam bây giờ, trong mắt quốc tế, là những con người kiên cường và quả cảm, trong khi Triều Tiên bị xem là kẻ bị ruồng rẫy.
Nhưng Việt Nam cũng đã từng chịu sự nhìn nhận đó, bị cô lập và bị xem là mối nguy hại. Đến tận tập niên 1990, Việt Nam vẫn bị quốc tế trừng phạt. Những quốc gia Đông Nam Á như Sin-ga-po và Thái Lan thực sự đánh giá Việt Nam là một mối nguy hại cho hòa bình khu vực. Người Việt Nam chỉ có thể nhập hàng hóa qua chợ đen. Người ta quên mất quãng thời gian đó như thế nào. Được gọi là chế độ bao cấp, người dân được chính phủ cung cấp lương thực thường chỉ có ít lạng thịt. Ngày nay, một số nhà hàng được phục vụ để giúp bạn mường tượng lại phần nào kí ức xưa.
Đã từng có thời, chính phủ cấm người dân viết nhạc trữ tình, với lý do làm cho con người trở trên sầu não. Nghe quen thuộc chứ? Nhưng tôi dám nói rằng nếu không có sự tuyên truyền mạnh mẽ và những quả đấm thép để điều hành đất nước ở Bắc Việt, đất nước Việt Nam sẽ không bao giờ trở thành một quốc gia thống nhất như hôm nay. Bạn có thể tin hoặc không, tâm lý học là thứ vô cùng mạnh mẽ.
Sau cùng, cả Triều Tiên và Việt Nam đều muốn thống nhất đất nước. Nam Triều và Nam Việt Nam đều đang và đã từng được chính phủ Mỹ hậu thuẫn nhằm thiết lập sức mạnh của mình lên khu vực này. Nam Triều đã từng tham nhũng và rối loạn, như Nam Việt Nam. Mặc dù vậy, nó đã bị lật đổ và thay thế bởi chính phủ độc tài của Pắc Chung-hy (Park Sunghye), người đã cho triển khai những chiến lược về kinh tế để biến Nam Triều trở thành một quốc gia mạnh mẽ.
Triều Tiên không tin tưởng vào Trung Quốc, giống như Việt Nam. Đó là lý do vì sao họ cho trả lui những người lính của Trung Quốc ngay sau khi kết thúc chiến tranh. Cả Triều Tiên và Việt Nam đều có chung một mối quan hệ với Trung Hoa. Dù dựa vào Trung Quốc, Kim Jong Un đang thể hiện sự chống đối. Trung Quốc đang có một quãng thời gian khó khăn để kiểm soát Triều Tiên. Và chỉ duy nhất một quốc gia hiểu được thế cân bằng đó chính là Việt Nam.
Một điều mà người ta không hiểu đó là về văn hóa đặc trưng của khu vực này, với sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Trong lịch sử, người ta tôn thờ lãnh tụ một cách sâu sắc. Vua hay hoàng đế được ví như Thiên Tử, và họ thường đạt được địa vị đó sau khi đã đánh bại ngoại xâm hay hoàn thành một sứ mệnh anh hùng. Người Việt Nam yêu quý và kính trọng Hồ Chí Minh bởi ông đã giải phóng họ khỏi sự đô hộ của người Pháp. Đền miếu được lập nên cho mỗi vị anh hùng dân tộc, và người dân hương khói cho họ suốt bao năm. Phần lớn người nước ngoài không thể hiểu được điều này. Họ nghĩ rằng gia tộc họ Kim là thứ khốn kiếp. Tôi không thể nói là điều này đúng hay sai, dù vậy, với góc nhìn của một người Việt, tôi có thể hiểu được điều này đến từ đâu.
Triều Tiên tương tự như Việt Nam thập niên 80, 90. Đấu tranh để được chấp nhận, đấu tranh để đưa đất nước đi lên. Người dân ở đó đang phải chịu đựng một cách không cần thiết bởi những sự cấm vận về kinh tế. Người ta cứ vô tình ma quỷ hóa họ. Tất cả là vì người ta không hiểu họ.
Triều Tiên, một cách tự nhiên, nhìn thấy sự đồng cảm ở Việt Nam và dễ dàng xem đây là một mô hình để học tập hơn là Trung Quốc.
Cả trong hội nghị Mỹ – Triều vừa qua, bạn có thể nhận ra điều đó trong cử chỉ của Kim Jong Un. Ông ấy thoải mái và dễ chịu khi chính thức đến Việt Nam hơn là Hoa Kỳ hay Trung Quốc.
Theo: Nguyễn Hoàng Khánh Hà
