Author: Jon Hawkins
Và dưới đây lại là những kĩ năng mà chốn học thuật không thể cung cấp cho học sinh.
————————–
Khi lên sáu, tôi thường hay tưởng tượng mấy mảnh ngũ cốc Cheerios đang la hét thảm thiết trong tô, cầu xin tôi đừng ăn nó khi tôi đang dùng bữa sáng. Khi tôi lên chín, tôi đã bắt đầu hỏi những câu hỏi sâu hơn về ý nghĩa cuộc đời – tại sao chúng ta lại tồn tại, và tại sao lại tồn tại một cái gì đó thay vì chẳng có gì tồn tại cả?Khi học tiểu học, những câu hỏi kiểu như vậy đã bị phớt lờ. Chúng bị gắn mác là vô nghĩa hay chỉ là thứ tò mò vớ vẩn của trẻ con. Những câu hỏi này còn bị cho là giả tưởng – vốn chẳng hơn gì những câu hỏi về các nhân vật trong chương trình ti vi, hay những người bạn tưởng tượng của tôi.Nhưng, tôi đã khá nông cạn, rằng với tuổi lên chín, những câu hỏi như vậy không hề vô nghĩa chút nào. Thay vào đó, nó còn phản ánh những câu hỏi mà nhiều vĩ nhân trên thế giới đã luôn trăn trở hàng trăm năm qua.Tưởng tượng của tôi về mấy mẫu ngũ cốc Cheerios, không hẳn là một khẳng định quái kì. Nó phản ánh niềm tin thuộc về Toàn tâm luận (Panspychism): niềm tin rằng mọi thứ tồn tại trong thực tại, từ sợi nguyên bào trong não bạn đến hạt cà phê, đều có ý thức hay khía cạnh tinh thần.Hóa ra, tôi đã thắc mắc một trong số những câu hỏi lớn về cuộc đời mà vẫn còn bỏ ngõ.Và khi 9 tuổi, tôi đã suy tư như một Triết gia.“Nghĩa vụ đầu tiên của một người, đó là phải biết tự suy tư cho chính mình” ― Jose Marti Sự tò mò trẻ con của bạn có tiềm năng nhiều đến vô biênTrong một buổi phỏng vấn với The Panpsycast, Giáo sư Stephen Mumford đã khẳng định rằng:“Triết học có cái nền nhà thấp, nhưng trần nhà thì lại vô cùng cao lớn”Với câu nói như vậy, ông ấy ý muốn nói là, ai cũng có thể tiếp cận và học tập Triết học. Ai cũng có khả năng suy nghĩ về ý nghĩa của thực tại – dù cho những suy tư này chỉ ở mức độ trẻ con.Dù cho khi bạn chỉ mới lên 6 tuổi và học tiểu học, hay sau này trở nên khôn ngoan hơn khi trưởng thành. Năm này qua tháng nọ, chúng ta đều ngồi lại bên nhau và tự hỏi: Cái gì khiến cho một thứ đúng đắn hay sai trái? (Câu hỏi này thuộc về một nhánh Triết học được gọi là Đạo đức học – Morality) Tại sao lại tồn tại thứ gì đó thay vì chẳng tồn tại gì cả? (Thuộc về nhánh Triết học Siêu hình học – Metaphysics) Chuyện gì xảy ra sau cái chết. (Thuộc về một nhánh gọi là Triết học Hiện sinh – Existentialism)Dù bạn có để ý hay không thì khi nghĩ đến những câu hỏi tương tự: bạn đã học tập Triết học rồi.Và, theo như Mumford đã chỉ ra: những loại câu hỏi kiểu này có những tiềm năng vô hạn. Hàng thế kỉ trôi qua, các câu hỏi này đã được tranh luận và diễn giải bởi một số những vĩ nhân có tầm ảnh hưởng hàng đầu thế giới.Kể cả câu hỏi “Có đúng không khi hi sinh một người để cứu năm người” đã được đẩy đến giới hạn lý thuyết của nó. Hàng trăm, nếu không nói là đến hàng ngàn bài nghiên cứu, báo chí và sách vở bàn luận về câu hỏi này.Và những câu hỏi rủi ro này mang lại những giá trị vô biên. Nói ngắn gọn, nó cho chúng ta thấy sự thật về thực tại là gì, và cái gì là quan trọng. Nó còn khuyến khích một sự chuyển dịch về giá trị, và giúp người khác sống trọn vẹn mỗi ngày.Rồi, nhưng dù vậy tại sao Triết học vẫn không được dạy ở trường?Tại sao, những giá trị của Triết học bị xã hội phớt lờ đi?
Có một vài lý do Triết học không được cho phép dạy tại chốn học thuật:
Chân lý, bằng mọi giáNhiều Triết gia có tầm ảnh hưởng luôn bắt đầu nhắm đến một tôn chỉ chủ chốt:Họ muốn khám phá ra chân lýDù chủ đề thảo luận là gì, Triết học được biết là phải tìm ra chân lý bằng bất cứ giá nào.Và họ sẽ làm bất kì cái gì và làm mọi thứ trong quyền hạn của mình để tìm cho ra câu trả lời – bất kể chuyện gì.Đương nhiên, điều này rất là rắc rối bởi một số sự suy xét triết học này là nguy hại đối với những người xung quanh. Ví dụ một số như: Những Triết gia tranh luận rằng “Phụ nữ chuyển giới không nên được phân loại là phụ nữ”, khiến cho các thành phần thuộc nhóm này vốn đã bị xã hội chèn ép lại còn thêm yếu thế. Peter Singer cho rằng ấu dâm có thể, ít nhất là trong lý thuyết, chấp nhận được theo phương diện đạo đức. Điều này gây nên làn sóng phẫn nộ và tức giận ở các nạn nhân của nạn ấu dâm.Trường học đáng ra phải là một nơi an toàn. Bây giờ trong năm 2020, hệ thống giáo dục ít quan tâm hơn về chân lý, mà chú trọng nhiều hơn về chất lượng cuộc sống, đảm bảo những trải nghiệm và cung cấp sự bảo hộ.Rất rõ ràng, rằng những suy xét Triết học kiểu này không thể có chỗ trong lớp học – vì chúng có thể sẽ khơi mào nạn bắt nạt và làm nặng thêm sự yếu thế, dù cho chúng có cần để tìm ra chân lý.“Hòa bình, nếu có thể. Chân lý, bằng mọi giá.” — Martin Luther
Cách MạngTheo Ask Philosophy, môn Triết bị tránh né trong trường vì nó có thể khơi mào một cuộc Cách mạng.Trường học, và những công việc làm công ăn lương mà hệ thống giáo dục dẫn dắt chúng ta vào, vô cùng cứng nhắc. Chúng khuyến khích ta làm như đã được bảo, tuân thủ nguyên tắc luật lệ và coi những lời giáo viên nói như là sự thật.Triết học, là con kì đà cản mũi đối với hệ thống này.Triết học nhắc bạn phải thắc mắc về tính đúng đắn của mọi thứ – từ những thứ bạn được bảo ban, cho đến cấu trúc xã hội mà bạn đang sinh sống.Triết học khuyên bạn phải đặt câu hỏi và thách thức những gì giáo viên nói, thậm chí hỏi tại sao giờ ăn trưa lại đặt là 12:30 phút chứ không phải giờ khác.Hệ thống trường học muốn duy trì cấu trúc và trật tự – vì lý do này mà tuân thủ luật lệ thì được thưởng, còn hỏi han một cách đầy ưu tư như Triết học sẽ bị trừng phạt.Những kĩ năng cuộc đời mà các trường học nên dạyCó vẻ như, việc phân đôi này của tôi đã sai lầm. Chúng ta không cần phải chọn giữa việc học Triết hay sự Toàn trị hay Cách mạng.
Có một vùng xám ở giữa, và đây là cách mà những trường dạy Triết học đã tham khảo.Những ngôi trường này đặt nên luật lệ với Triết học trong lớp. Họ có những buổi tranh luận để tìm ra chân lý – đồng thời với việc duy trì các nội dung bị cấm, luật lệ và giới hạn. Việc không làm ai đó bị tổn thương hay áp chế cũng được thực thi.Ví dụ về ấu dâm ở trên, thì việc tranh luận liệu ấu dâm có phù hợp đạo đức hay không được xem là đi quá giới hạn: chẳng có giá trị gì khi tìm ra chân lý của việc này, bù lại cái giá phải trả cho sự áp chế và bất công là quá lớn.Và tôi tin rằng, đây sẽ là hình thức được ưa chuộng của Triết học trong thế kỉ 21 này.Vì đã học qua môi trường học tập Triết học như vậy tại Đại học, khá rõ rằng hình thức Triết học như thế này mang lại những giá trị to lớn.
Những quan điểm độc nhấtTrẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, tin rằng thế giới này xoay quanh chúng.Nhưng Triết học có thể dạy cho chúng rằng, mọi người trên thế gian đều có những quan điểm cá nhân độc nhất: mỗi chúng ta là những thực thể có ý thức độc nhất vô nhị với trải nghiệm hoàn toàn khác nhau, mang theo bên mình những chân lý khác biệt.Khi bạn bắt đầu kiếm tìm chân lý, mọi quan điểm được đưa ra bởi mỗi người nên được xem như ngang hàng – vì mỗi quan điểm như vậy đều là những chìa khóa tiềm tàng mở ra những sự thật khách quan.Có thể so sánh việc này giống như trong tòa án: chúng ta đều phải xem lời khai của các nhân chứng đều có tầm quan trọng như nhau, vì mỗi người đều có những khía cạnh độc nhất và chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân của một vụ án.Triết học, vì thế, dạy cho chúng ta cách ngồi xuống, lắng nghe, và tôn trọng giá trị của những trải nghiệm, cuộc đời người khác.Triết học giúp cho trẻ em đạt được trạng thái Sonder (State of Sonder – sự thức tỉnh rằng ngoài mình còn có những cuộc đời khác). Hơn là ái kỉ về bản thân và tự cho rằng chỉ có ý kiến của chúng, quan điểm của chúng và trải nghiệm của chúng mới là quan trọng.
Triết học dạy ta những điều mà Google không thểTrái ngọt của Triết học đó chính là tư duy phản biện. Thay vì chấp nhận mọi thứ mà ta được bảo ban, nó muốn ta phải tự suy nghĩ cho chính mình.Và trong thế kỉ 21 này, điều này thực sự rất được ưa chuộng: kể cả trong thế giới việc làm hay trong cuộc sống hằng ngày.Trước hết, nó giúp bạn đánh giá khách quan và khám phá ra những điều mà bạn bị dối trá, hay bạn là nạn nhân của thứ Triết học giả tạo.Nhưng quan trọng hơn, Triết học cho ta những kĩ năng phản biện để suy nghĩ một cách logic và độc lập mà không cần ai giúp hay có những kiến thức gì trước đó.Theo The Guardian, đây là những kĩ năng mà rất ít người có. Thực tế thì người ta không suy nghĩ tích cực đâu – họ chỉ tìm câu hỏi trên Google rồi chấp nhận mọi câu trả lời được ghi trên đó.Bên cạnh đó, Triết học còn dạy bạn những điều mà Google không thể.Khi bạn đã có được “chiếc mũ Triết gia”, bạn sẽ bắt đầu tự hỏi về tính hiệu quả của mọi thứ. Và điều này sẽ mở khóa cho bạn khả năng để trả lời với những thứ tiềm tàng nội tại, tự làm chủ tư duy của mình – hơn là phụ thuộc vào thứ gì đó có vẻ như còn không phải là chân lý.Đây là kĩ năng rất đáng có trong thế giới việc làm. Dù sao thì, không ai muốn thuê một con robot không tư duy chỉ suốt ngày làm và chấp nhận nghe theo những gì mà nó được giao cho.Lời kếtLý do sự hạn chế giảng dạy Triết học trong chương trình đào tạo của trường học đã rõ. Giáo viên muốn duy trì quyền lực và cấu trúc hà khắc trong lớp, Triết học lại là thứ gây phương hại đến điều này.Nhưng tôi tin rằng sự lựa chọn một trong hai giữa Triết học và Bá Quyền là một sai lầm. Như đã nói vẫn còn có vùng xám chen giữa – và bằng cách chú ý hơn, chúng ta có thể học tập Triết học mà không gây nên hiệu ứng áp chế bất kì một nhóm người nào trong xã hội.Một số trường học còn giảng dạy Triết học tham khảo mô hình này.Triết học rất đáng – thay vì là khuyến khích bạn nghe rồi làm những gì được bảo, hay do cảm tính mách bảo thì nó mời gọi bạn tự ưu tư cho bản thân mình. Kể cả trong thế giới thực hay thế giới làm việc, thì tự nghĩ cho mình rất là quan trọng.Chính vì vậy, tôi mời bạn thử thách bản thân với một vài suy xét Triết học. Bằng cách nào đây? Bắt đầu bằng cách mà tôi đã tự làm như hồi 9 tuổi. Tự nghĩ cho mình và đặt câu hỏi – không quan trọng suy nghĩ của bạn có rộng lớn đến đâu.Làm vậy sẽ khiến bạn tiến gần hơn đến với chân lý của thực tại, và xa rời khỏi dối trá cũng như thứ triết học ngụy tạo.“Một cuộc đời không được khám phá là một cuộc đời không đáng sống” – Socrates