Tỏi được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 8 (ND: Nguồn Wiki).
Ở Nhật, dòng chữ “rượu sake và những gia vị có mùi mạnh (tỏi, hành hoa, v.v…) không được phép mang vào” được khắc trên các phiến đá ở các ngôi chùa.
Mùi mạnh của tỏi được cho là kích thích Dục vọng, thứ mà bị cấm tại những nơi có yếu tố Phật giáo.
Ẩm thực Nhật Bản hiếm khi sử dụng các nguyên liệu như thịt hay dầu ăn, vì thế mùi của tỏi là rất nặng và thường chỉ được dùng trong các vị thuốc, chứ không phải trong nấu ăn. Bởi, mùi mạnh của tỏi sẽ lấn át và làm mất đi sự tinh tế mềm mại trong các món ăn Nhật.
Nhưng không phải 100% các món Nhật là không dùng tỏi nhé. Trong hình là món katuo no tataki (カツオのたたき), một loại sashimi với thành phần chính là cá ngừ kèm với tỏi. Đây là đặc sản ở tỉnh Kochi. Trong quá khứ, Kazutoyo Yamauchi, lãnh chúa vùng Tosa, đã ra lệnh cấm sashimi cá ngừ vì lo sợ ngộ độc. Những ai mà vẫn muốn ăn sashimi thì nướng qua phần bề mặt của miếng cá ngừ và coi như đấy là cá đã được làm chín. Vì thế món này có phần vỏ ngoài đã chín, nhưng bên trong rất mềm và ngon. Tôi thích món này lắm nên cứ thấy là tôi sẽ mua.
Nói chung là ở Nhật bây giờ họ cũng ăn tỏi bình thường. Và tôi cũng thích tỏi. Chẳng là có nhiều người (đặc biệt là chị em phụ nữ) có vấn đề với cái mùi này. Kiểu khi đi ăn mì, người ta sẽ hỏi: “Có thích cho tỏi dzô khum?”.
Tỏi không thường xuất hiện trong các món ăn Nhật Bản vì truyền thống ẩm thực của họ nhấn mạnh đến việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên và tôn trọng hương vị nguyên bản của thực phẩm. Lịch sử ẩm thực Nhật không dùng nhiều thịt, dẫn đến việc hạn chế sử dụng các loại gia vị mạnh như tỏi. Thêm vào đó, các gia vị như tỏi và tiêu chỉ được sử dụng với số lượng rất ít do chúng khá khan hiếm vào thời điểm đó. Với việc ưu tiên cá làm nguồn protein chính và quan niệm sống lành mạnh, ẩm thực Nhật Bản thường tránh xa việc sử dụng dầu mỡ và các loại gia vị mạnh.