Tại sao tôi cứ hay “nước đến chân mới nhảy”?

(Phân tích và giải quyết dưới góc nhìn phân tâm học)

“Khi 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝘁𝗿𝗶̀ 𝗵𝗼𝗮̃𝗻 có một nhiệm vụ phải làm – dù là tự chọn hay do người khác yêu cầu – họ sẽ lần lữa không bắt đầu, hoặc nếu họ có bắt tay vào việc thì cũng sẽ nhanh chóng bỏ dở công việc và lẩn tránh luôn.

Sigmund Freud (cha đẻ ngành phân tâm học) sẽ coi những suy nghĩ đó là 𝗰𝗮́𝗰 𝗽𝗵𝗼̀𝗻𝗴 𝘃𝗲̣̂ 𝘁𝗮̂𝗺 𝗹𝘆́ – những chiến lược mà chúng ta sử dụng để đánh lạc hướng suy nghĩ và cơ thể của ta khỏi những nao núng trong lòng – một sự đau nhói từ bên trong. Chẳng hạn, khi đối mặt với nhiệm vụ viết bài luận, những người trì hoãn thường vô thức sử dụng phòng vệ 𝗖𝗵𝗼̂́𝗶 𝗯𝗼̉, một cách ngăn chặn ý thức nhận biết những sự kiện bên ngoài. Bạn có thể tự nhủ rằng còn cả một tuần trước hạn chót, vì vậy bạn không cần phải làm ngay. Và thế là bài luận bị quăng vèo khỏi bàn làm việc. Hoặc bạn có thể dùng 𝗛𝗼̛̣𝗽 𝗹𝘆́ 𝗵𝗼́𝗮 – một sự bóp méo nhận thức giúp chúng ta thoát khỏi tình huống ngặt nghèo. Bạn tự nhủ rằng bây giờ mình chưa có tâm trạng, hoặc bạn cần nghiên cứu thêm trước khi bắt đầu viết bài luận. Bạn vào Internet với ý định tìm tài liệu nghiên cứu, rồi ba tiếng sau đã xem “hài nhảm” trên YouTube rồi.

Nếu vấn đề chỉ nằm ở cách làm và khả năng tự kiểm soát, thì tâm lý học có nhiều những phương pháp để làm điều này, bao gồm chia nhỏ mục tiêu, xác định và đặt ra giới hạn thời gian cho mỗi bước, tự thưởng hay tự tưởng tượng về viễn cảnh khi nhiệm vụ đã hoàn thành… Tuy nhiên kiểu tiếp cận vấn đề thuần lý trí này chủ yếu là 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝗰𝗼̂𝗻𝗴! Vì phần lý trí của chúng ta muốn viết bài luận sẵn rồi, chỉ có phần vô thức, phi lý trí và khó kiểm soát của chúng ta mới là trở ngại […]

“Vấn đề không nằm ở việc bạn không có động lực làm việc, mà ở việc bạn tưởng tượng rằng mình cần phải có động lực.”

Phân tâm học đưa ra lời khuyên gì để đánh bại “con quỷ trì hoãn” này?

Thiên tài Tim Urban có một cách giúp ta hành xử lý trí hơn. Anh xem cái phần gây xao nhãng của mình như một con khỉ nghịch ngợm, sống vô lo vô nghĩ, không có ký ức về quá khứ và chẳng quan tâm đến tương lai. Con khỉ sẽ nói “Này! Lướt mạng trên máy tính vài phút chẳng sao đâu”, và với điều đó nó sẽ dẫn chúng ta đi vào “Sân chơi Hắc ám”, để chúng ta giải trí thoải mái (xem TV, chơi trò chơi điện tử, đi mua sắm) nhằm khỏa lấp thời gian và khiến chúng ta không chịu làm việc. Tuy nhiên, ngay cả khi ta đang làm điều này, trong ta sẽ tràn đầy cảm giác tội lỗi, lo âu, sợ hãi và nỗi căm ghét bản thân. Chỉ khi “con quái vật hoảng loạn” xuất hiện để nhắc nhở hạn chót của công việc thì con khỉ mới bị đuổi đi để chúng ta phải cuống cuồng làm cho kịp.

Theo Urban, điều cốt lõi là cần hiểu biết đầy đủ về con khỉ đó và những mánh khóe của nó. Vì thế nhiệm vụ đầu tiên là hãy cứ bắt đầu, dù thế nào đi nữa– và đây là giai đoạn mà con khỉ sẽ kháng cự quyết liệt nhất. Bạn sẽ thấy mình đang làm việc trong Rừng Tối (một nơi đáng sợ, đầy thử thách) trong khi con khỉ sẽ cố gắng lôi kéo bạn tới Sân chơi Hắc ám—một nơi vui vẻ, dễ chịu. Urban khuyên rằng, khi nó nài nỉ bạn như thế, hãy cứ phớt lờ nó và ở lại Rừng Tối, và sẵn sàng cho những khó khăn khó tránh khi bạn làm tới phần “khó nhằn” – lúc này, con khỉ sẽ nói “Ra khỏi Rừng Tối đi!”. Urban đảm bảo nếu bạn làm tiếp được thì bạn sẽ đạt được tiến bộ và trải nghiệm cái cảm giác hoàn thành công việc, điều mà con khỉ sẽ rất thích và xem như một “quả chuối tự trọng”. Điều này sẽ làm con khỉ sao lãng một thời gian, tốt nhất là cho đến khi ta sắp xong việc, khi con khỉ cũng thấy rằng đi qua Rừng Tối tới “sân chơi vui vẻ” thì dễ hơn là quay lại Sân chơi Hắc ám.

Nào kể chuyện như thế liệu có ích không?

Các nhà tâm lý và các nhà trị liệu tâm lý từ lâu đã thừa nhận về ảnh hưởng của câu chuyện đối với bộ não của con người. Vì vậy ngay cả khi lý thuyết của Urban “chỉ là một câu chuyện”, thì nó vẫn có thể là một cách hay để chúng ta suy nghĩ về sự trì hoãn ở một mức nhận thức cao hơn, ngay cả khi chúng ta đang lảng tránh. Đây là nghệ thuật của siêu nhận thức, nghĩa là suy nghĩ về việc suy nghĩ. Đây được cho là một cách rất hiệu quả để lấy lại sự kiểm soát đối với những hành vi vô thức, và là một trong những lợi ích hữu dụng nhất của việc thực hành chánh niệm.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *