Thời kì đế quốc Anh cai trị đã giúp tiếng Anh được lan rộng khắp châu Á và châu Phi tới các thuộc địa của Anh. Đa số người Anh sẽ không học tiếng bản địa, vậy nên họ bắt dân bản địa học tiếng Anh. Và rồi kỉ nguyên của Mỹ bắt đầu sau Thế chiến 2 đại loại đã giúp phổ biến tiếng Anh hơn nữa.
_____________________
u/Skatingraccoon (1.9k points)
Ngày xửa ngày xưa, vương quốc Anh có một đế chế gồm nhiều thuộc địa trải rộng khắp thế giới và họ đã dạy tiếng Anh cho người dân ở đó. Điều đó đã khiến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ toàn cầu phổ biến hơn hẳn các thứ tiếng khác (các nước khác cũng có thuộc địa, nhưng không trải rộng bằng. Ví dụ, gần như toàn bộ vùng Nam Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha, trừ Brazil, nhưng đó là do các thuộc địa của Tây Ban Nha tập trung rất nhiều ở khu vực này – thế họ không có sức ảnh hưởng lên toàn thế giới.)
Và rồi đến thế kỉ 20, chúng ta có đài, phim ảnh và truyền hình và âm nhạc và nhiều cách để chia sẻ chúng ra thế giới, rồi văn hóa Mỹ và Anh trở nên phổ biến, nên nhiều người thích tiếng Anh, cả do thứ tiếng này dễ học và cũng để tận hưởng các phương tiện truyền thông này luôn.
Vậy đấy.
>u/dare_buz (705 points)
Tôi cũng muốn bổ sung là việc ngôn ngữ dễ học ra sao cũng giúp ít nhiều đấy.
Tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ của tôi nhé, nhưng tiếng Anh không chia giới tính cho từ, không có cách thể, không có động từ đi kèm để chỉ ai nói gì. Ngoài cách phát âm và đánh vần của một số từ thỉnh thoảng không đồng nhất thì tiếng Anh có vẻ như là một ngôn ngữ cực kì hiệu quả để sử dụng.
>>u/NemesisRouge (543 points)
Không chia giới tính cho từ
Là một người bản ngữ – một người lớn lên cùng tiếng Anh – với tôi, đây là một trong những cái khó hiểu nhất khi học ngôn ngữ châu Âu. Không những phải học từ đấy, mà còn phải xem từ này thuộc cái nào trong 2/3/4 loại từ. Không có quy luật tự nhiên nào với vài ngoại lệ giống “a/an”, mà tất cả đều tùy ý ấy.
>>>u/firelizzard18 (139 points)
Mình dùng “an” để tránh đọc nhiều nguyên âm liên tục. “A apple” nói kì lắm, nhất là khi chúng ta thường không nói âm “a”. “N” trong “an apple” là để giúp ngắt âm giữa các từ.
_____________________
u/HolyGig (309 points)
Otto von Bismark từng nói trong chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ rằng sự kiện đáng kể nhất của thế kỉ 20 là “người Bắc Mỹ nói tiếng Anh.”
Trong tất cả các cường quốc thực dân, Anh đã thành công trong việc tạo ra các thuộc địa đều nói tiếng Anh. Việc này là nhờ Anh có sức mạnh hải quân khủng nhất thế giới thời thuộc địa. Rồi sau này đến Mỹ với tư cách là siêu cường quốc duy nhất của thế giới trong thời kì đầu của toàn cầu hóa, kỉ nguyên thông tin và internet. Hiện nay tầm 40% GDP toàn cầu đến từ “anglosphere” – văn hóa quyển tiếng Anh
_____________________
u/Puncharoo (603 points)
Như mọi người đã nói đấy, do đế chế.
Nhưng hơn nữa, tiếng Anh giờ thành ngôn ngữ chung rồi. Phần lớn thế giới giờ có thể nói hoặc ít nhất là hiểu tiếng Anh. Tôi từng hỏi một ông Thụy Điển và ổng nói rằng lý do họ học tiếng Anh là vì không có ai nói tiếng Thụy Điển. Ai cũng nói tiếng Anh . Nếu họ không học tiếng Anh thì họ chỉ có thể nói chuyện với những người Thụy Điển khác thôi.
>u/twoinvenice (231 points)
Thế nên đi du lịch các nước Bắc Âu lúc nào cũng bị kì nhé. Tôi thích ngôn ngữ và muốn ít nhất là nói được tí ngôn ngữ địa phương, nhưng gần như ai cũng nói tiếng Anh nên nhiều khi tôi thấy hơi lố khi cố nói tiếng Hà Lan hay tiếng Thụy Điển một cách dở ẹc.
>>u/t-poke (226 points)
Không chỉ có ở Bắc Âu đâu. Ở Tây Ban Nha tôi cũng bị vụ này nhé.
Tôi học tiếng Tây Ban Nha cả 4 năm trung học, và dù đã học lâu lâu lắm rồi nhưng tôi vẫn nhớ đủ nhiều để đi du lịch. Xong tôi hỏi một người bằng tiếng Tây Ban Nha và họ trả lời bằng tiếng Anh. Giúp tôi tự tin ghê cơ.
Mà đấy, hồi tôi ở Phần Lan với Đan Mạch, tôi có thể cứ thế nói tiếng Anh với người khác cứ như đang ở Mỹ vậy. Còn chả cần hỏi họ có nói không mà cứ mặc định là có thôi. Nhưng mà làm cái này ở nước ngoài nó hơi sai sai.
_____________________
u/bubudumbdumb (485 points – x1 all-seeing upvote)
Theo mẹ tôi thì ngôn ngữ ngoại giao quốc tế ở Ý hồi những năm 50 là tiếng Pháp chứ không phải tiếng Anh, hồi đi học là mẹ học tiếng Pháp luôn. Sau giai đoạn này có thay đổi là nhờ NATO và việc xây dựng thị trường toàn cầu sử dụng đồng đô la Mỹ. Các lý do khác ngoài phát triển quân sự và kinh tế là sự ra đời của Hollywood và tiếng Anh trở thành văn hóa và ngôn ngữ của mọi người.
>u/djmacbest (141 points)
Người Đức đây. Ông bà ngoại tôi xuất thân từ gia đình quý tộc, ông tôi từng làm ở đại sứ quán Brussel trong giai đoạn cộng hòa sớm. Họ CỰC KÌ phản đối việc tôi học ngoại ngữ đầu là tiếng Anh thay vì tiếng Pháp. Với họ, tiếng Anh là ngôn ngữ xấu xí chỉ có tầng lớp thấp hơn dùng. Tôi nhớ ông bà còn viết thư cho họ hàng ở xa bằng tiếng Pháp cơ. Kì lạ thật
>>u/KountZero (57 points)
Tôi biết mấy quan điểm này chỉ mang tính chủ quan thôi. Nhưng cá nhân tôi thấy có những ngôn ngữ nghe “đẹp” cũng như các ngôn ngữ nghe “xấu”. Tôi là người Việt và tôi phải nói rằng ngôn ngữ của chúng tôi nghe rất kì, thậm chí là với tôi, nên tôi hoàn toàn hiểu nếu có người khác trên thế giới nghĩ một vài ngôn ngữ nhất định nghe cũng xấu xí. Và tôi cũng phải công nhận rằng tiếng Pháp nghe rất sang và sexy và ngọt tai. Nên ông bà bạn cũng có ý đúng đấy =))
>>>u/Clean_Window6542 (10 points)
Xấu hay không phụ thuộc vào người nói và văn hóa liên quan, chứ không phải là do chính thứ tiếng đấy. Ví dụ như tiếng Ả Rập đi, tôi thấy nó nghe rất học thuật và sùng đạo vì đức tin và tôn giáo xuất hiện trong mọi khía cạnh của thứ tiếng đấy. Tiêng Nhật được liên hệ tới anime và mấy cái bushido samurai truyền thống do cách nhìn nhận về nền văn hóa của họ. Tiếng Đức được liên hệ với sự hiệu quả, dù có nhiều từ vô cùng dài và rối rắm, do người dân và văn hóa Đức được coi là cần cù, chăm chỉ và làm việc hiệu quả.
Bạn thấy tiếng Việt xấu là do cách nhìn của bạn, đất nước Việt Nam vẫn còn nghèo. Họ đã trải qua chiến tranh nhiều thế kỉ liền và nền kinh tế của họ mới chớm phát triển thôi. Ảnh hưởng văn hóa duy nhất của Việt Nam với thế giới là ẩm thực, nghệ thuật hiện đại, âm nhạc và điện ảnh của họ vẫn chưa được lan rộng. Nên việc bạn cảm thấy vậy là bình thường. Bạn nghĩ tiếng Pháp tinh tế và gợi cảm á hả? Chờ đến lúc bạn đi Québec đi
>>>>u/thefoley2 (16 points)
Cũng có thể là họ không thích âm thanh của tiếng Việt thôi… tức là, âm thanh của ngôn ngữ không được hay với họ ấy. Như này thì giống ý họ hơn.
>>>>>u/Clean_Window6542 (-6 points)
Không, tôi là người Việt Nam đây, bất cứ ai không thích tiếng mẹ đẻ của mình lúc lớn lên đều không dùng tiếng Việt hoặc mắc phức cảm thấp kém.
Những người thế hệ hai sinh ra ở nước ngoài không được tiếp xúc với quê nhà của bố mẹ thường gặp vấn đề này và họ thường coi thường nguồn gốc của họ.
>>>>>>u/KountZero (12 points)
Vl assume hơi bị nhiều nha =)))) tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam nhé. Đến 10 tuổi thì sang Mỹ tức là tôi học hết lớp 5 ở Việt Nam, vậy là nói sõi và đọc được tiếng Việt nhé… lầu trên ông nói đúng đấy, tôi không thích âm thanh của ngôn ngữ thôi. Đấy là lý do tôi nói rõ rằng đây chỉ là quan điểm chủ quan. Dù ông có thể nói đúng mấy cái, rằng nhiều khía cạnh của sự xấu xí của một ngôn ngữ là do người nói, nhưng vẫn có thể coi một ngôn ngữ xấu xí/thô về mặt giọng điệu mà không liên quan gì tới người nói.
Một ví dụ rõ ràng là âm nhạc, với các ca sĩ chuyên nghiệp hát, chứ không phải những người còn non, thô.
Tôi không hiểu tí nào tiếng Pháp, nhưng nếu tôi nghe rap Pháp thì tôi thấy flow rất mượt và dễ nghe. Mặt khác, nếu tôi nghe rap Ấn Độ thì tôi thấy rất cringe và khó nghe, dù tôi cũng chả hiểu gì.
Tôi thực sự không hiểu lý do, nhưng theo góc nhìn cá nhân của tôi, và tôi biết có những người khác cũng vậy, rằng chắc chắn có những ngôn ngữ dễ nghe và cũng có những ngôn ngữ nghe “xấu” hoặc không mượt mà về mặt giọng điệu
>u/MickeyMatters81 (160 points)
Hồi những năm 1700 thì tiếng Pháp là ngôn ngữ ngoại giao còn tiếng Anh là ngôn ngữ kinh doanh
>>u/paterfamilias78 (91 points)
Và tiếng Latin là ngôn ngữ học thuật.
>>>u/___DEADPOOL______ (73 points)
Còn Nhật là pỏn dị
>>>>u/465554544255434B52 (21 points)
trải dọc chiều dài lịch sử đến giờ vẫn vậy
_____________________
u/bluelion70 (271 points)
Vì Anh và Mỹ là hai nước đế quốc mạnh nhất hành tinh trong 150 năm vừa qua, họ đã tạo ra thị trường toàn cầu mà phần lớn các nước tham gia hoạt động. Và vì tiếng Anh là ngôn ngữ của hai quốc gia phần lớn đóng vai trò thành lập các thị trường này và ép các nước khác tham gia, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc tế cho kinh doanh.
Thực chất, tiếng Anh không phải là “ngôn ngữ giao tiếp toàn cầu” nhưng nó là ngôn ngữ chính của giới kinh doanh, là một mảng mà đa số các nước tương tác với nhau.
>u/Infernalism (194 points)
Fun fact nè: Có tiếng Anh hàng không đấy. Gần như tất cả giao tiếp không lưu đều dùng tiếng Anh. Kể cả ở những nơi như Nga và Trung Quốc
>>u/ravepapi (73 points)
Ngành hàng hải cũng vậy
>>u/StockerRumbles (30 points)
Thêm nữa, tất cả các máy bay đều hoạt động theo giờ Zulu (hay UTC), múi giờ mà Anh dùng vào các tháng mùa đông, thay vì sử dụng giờ địa phương
_____________________
Dịch bởi Tuan Anh Nguyen