TẠI SAO SÚNG ĐẠN LẠI QUAN TRỌNG VỚI NGƯỜI MỸ NHƯ VẬY?

Mình không phải công dân Mỹ. Từ góc nhìn của một người ngoài, mình cứ thấy là lạ khi có quá nhiều giá trị được gán lên cái quyền tự do vũ khí. Câu hỏi của mình là, tại sao?
Mình không định tranh cãi gì đâu, mình chỉ muốn hiểu hơn tại sao súng đạn lại quan trọng trong mắt nhiều người như vậy.


Tui sẽ cố gắng nặn ra một lý do mang tính triết học xíu – rằng phần lớn bản sắc của nước Mỹ gắn liền với tự do cá nhân và sự tự lực cánh sinh.
Đất nước này đã hình thành thông qua nhiều cuộc chiến tranh du kích, với những công dân được trang bị vũ trang, đây là điều hiếm thấy trong lịch sử.
Trong Thế chiến 2, cuộc xung đột đã trở thành bệ phóng đưa nước Mỹ lên hàng cường quốc thế giới, chúng tôi chưa bao giờ lo ngại bị xâm lược bởi vì luôn có ‘một khẩu súng trường đằng sau mỗi ngọn cỏ’.
Ngày nay, mọi người phủ nhận chuyện này và nói những lời như “quân đội có vũ khí hạt nhân!”.
Nhưng hãy nhìn mà xem, điều đó chẳng giúp ích được gì cho Ukraine. Hãy nhìn xem một bộ phận dân chúng được trang bị vũ khí nhẹ đã có ảnh hưởng lớn như thế nào trong việc chiếm đóng Iraq.
Tui không định biện hộ cho mặt trái của nó – là những cuộc tấn công hàng loạt nhằm vào người dân vô tội.
Nhưng tui nghĩ mọi người nên nghe phía này nữa, để có cái nhìn công bằng hơn.


Cũng là do lo ngại về viễn cảnh chính phủ có vũ khí còn người dân thì không. Hay nỗi sợ rằng kiểm soát súng đạn là bước đầu tiên tiến đến kiểm soát nhân dân. Nếu các bạn kiểm soát những người nắm giữ quyền quyết định cho cái ghế của bạn, hay có quyền bỏ phiếu cho luật, thì bạn kiểm soát được hết rồi. Ngoài ra, cũng có phần là do nỗi sợ nguyên thủy hơn về chế độ chuyên chế hay đại loại vậy, vốn đã được đánh tiếng từ 1776.


Người ta quên rằng súng đã được sử dụng tại Athens, Mỹ, vào những năm 1940-1950 để giải phóng thành phố khỏi tay các quan chức tham nhũng.


Đừng quên chiến tranh mỏ than tại West Virginia… Trận chiến Blair Mountain, khi mà chính phủ đã giao vũ khí cho hội Pinkerton được thuê bởi các chủ khu mỏ nhằm chống lại tổ chức liên minh của thợ mỏ tại West Virginia. Người ta đã chiến đấu bằng súng máy.


bởi vì luôn có ‘một khẩu súng trường đằng sau mỗi ngọn cỏ’.
Câu này chưa bao giờ được nói trong suốt cuộc chiến, người Nhật cũng phủ nhận luôn rồi.
https:/enwikiquoteorgwikiIsoroku_Yamamoto


Nhưng cũng là một danh ngôn bịa đặt khá ngầu đó mà.
Thực tế thì Mỹ không lo bị xâm lược là vì chúng mình nằm giữa hai đại dương bự ơi là bự.


Nếu như bạn sống ở những đô thị lớn:
Cảnh sát phản ứng rất chậm và tội phạm biết rõ điều đó. Tôi làm nhân viên y tế ở một thành phố lớn và thời gian giao pizza còn nhanh hơn thời gian cảnh sát có mặt tại hiện trường. Cảnh sát không ở ngay đấy để bảo vệ bạn mà chỉ làm công tác dọn dẹp thôi. Có lần tôi đang ở trong nhà mình thì có hai gã rẽ vào đường lái xe nhà tôi và đá vào cửa sau. Chúng đã vào được nhà trước khi điều phối viên nhấc điện thoại. Sau đó chúng bỏ chạy khi thấy khẩu súng ngắn của tôi. Tôi đã ở nhiều hiện trường vụ án, tôi biết điều gì sẽ xảy ra nếu người ta không có vũ khí và không thể tự vệ.
Còn nếu bạn sống ở khu vực nông thôn:
Có lẽ sẽ có một người lính được phân công canh gác một khu vực rộng bằng cả Delaware. Có nhiều vụ đột nhập ở đây, với lại, bạn còn phải đối phó với động vật hoang dã trong vùng: Gấu, sư tử núi, heo rừng, vv. Tưởng tượng rằng bạn đang ở sân sau và cuống lên bởi có một con sư tử núi đang lảng vảng gần đó mà xem. Hoặc chúng sẽ bò lên bàn của bạn luôn. Lũ gấu biết cách mở cửa nhà đó.


Chà, cảnh sát chỗ tôi mất đến 5 giờ đồng hồ để phản ứng về một vụ đột nhập trong đó bọn tội phạm có súng. Tôi sống ở ngoại ô cách đồn cảnh sát chắc khoảng 10 phút đi xe. Từ đó về sau, tôi hiểu rằng tôi phải tự tìm cách bảo vệ mình và đừng có chờ đợi gì ở lũ cảnh sát có khi còn bắn cả tôi hòng bảo vệ tôi. Với lại súng cũng thú vị nữa.


Chuẩn, có lần một thằng điên khùng đột nhập vào nhà tui và em gái tui đã phải trốn trong tủ. 1 tiếng sau cảnh sát mới tới. Vcl thật sự đấy, ngay cả UberEats cũng đéo có lề mề như vậy.
Từ sau lần đó, tui quyết định mua một khẩu về nhà.


Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng cảnh sát không có nghĩa vụ giúp đỡ bạn.


Để nói cho rõ hơn, là họ không chịu trách nhiệm hình sự hay dân sự vì đã không giúp.


Cứ tưởng tượng lính cứu hỏa xuất hiện trước một ngôi nhà đang cháy và bảo nhau rằng “Ôi sợ vãi nguy hiểm quá trời, thôi dọn đồ về đi!”


Suốt chiều dài lịch sử, có bao giờ tụi tui được nghịch với mấy món hay ho như kiếm kích gì đâu.


Chắc đây là câu trả lời hợp lý nhất tui từng nghe đó.


100% đồng thuận.


Do đó là một phần lớn của lịch sử và văn hóa chúng tôi rồi. Đặc biệt nhất là trong thời kỳ cách mạng và giai đoạn mở rộng lãnh thổ về phía Tây. Chúng là biểu tượng của tính cá nhân và sự tự lực tự cường.


Có lẽ mọi người đã quên mất, cách đây chỉ tầm 150 năm, sở hữu súng ở Mỹ có tầm quan trọng sống còn. Đấu tay đôi, đấu súng ở khắp nơi. Mở rộng biên giới và khai khẩn miền Tây là một phần KHỔNG LỒ trong lịch sử quốc gia này, chỉ mới cách đây có vài thế hệ mà thôi.
Chúng tui vẫn còn là một quốc gia rất non trẻ và trong mọi giai đoạn lịch sử, súng đã luôn hiện diện.


Bởi vì quyền sở hữu vũ khí cá nhân là nhân tố lớn mà nhờ đó nước Mỹ được thành lập và tồn tại. Hơn tất cả, nhóm Tổ phụ Lập quốc không tin tưởng vào chính phủ – kể cả chính phủ mà họ mới thành lập. Vả lại, nhân dân luôn là tuyến phòng thủ đầu tiên (cả về mặt bảo vệ lẫn nhau lẫn vệ quốc)… Thêm nữa, lực lượng cảnh sát tại các thành phố không đáng tin (ngoài các cuộc tuần tra nô lệ ở miền Nam) vào những năm 1838, còn quận trưởng cảnh sát thì “tuần tra” cả một khu vực lãnh thổ rộng lớn ở biên giới. Sau này cũng vậy, Tòa án Tối cao đã quy định rõ, nhiều lần, rằng nhiệm vụ duy nhất của lực lượng cảnh sát là thi hành pháp luật – không phải là bảo vệ và phục vụ chúng tôi.
Ngoài ra, súng là thứ vũ khí công bằng tuyệt vời nhất mà con người từng chế tạo. Chúng cho phép người ta tự vệ trước một cá nhân khác cao lớnkhỏe mạnhtrẻ trung hơn chính họ, hoặc có thể chống lại một nhóm đông đảo hơn đang đe dọa an toàn của họ hoặc gia đình họ.


Thiên Chúa tạo ra con người, còn Sam Colt làm chúng ta bình đẳng với nhau.


Tui rất thích phiên bản chế của câu này trong phim Hidalgo. “Chúa không khiến mọi người trở nên bình đẳng, công này thuộc về Ngài Colt”.


Nó là thứ duy nhất có thể giúp bà vợ cao 1m65 nặng 54kg của tôi chống lại thằng côn đồ muốn hại cô ấy nhân lúc tôi không có mặt. Cũng là thứ duy nhất giúp thằng già tôi đây ăn lại 3 thằng côn đồ khác.


Bởi vì một khi bạn từ bỏ quyền nào đó, thì chính phủ sẽ không bao giờ trả lại cái quyền ấy cho bạn đâu, và mình thì thà rằng có quyền đó mà không xài, còn hơn là đánh mất nó và rồi nhận ra mình cần nó.


Đất nước chúng tôi được hình thành bởi vì chúng tôi đã tách khỏi một đế chế hùng mạnh nhất hành tinh, và còn chiến đấu chống lại họ. Những văn bản có từ thời lập quốc đã nêu rõ rằng nhân dân có quyền trữ và mang vũ khí như một phương sách cuối cùng để gìn giữ đất nước tự do này. Nếu một người không “được” trao quyền sở hữu vũ khí, người đó đã mất tự do. Súng đạn là công cụ, tự chúng không có mục đích, tự chúng không giết chóc, nếu cậu nạp đạn và đặt khẩu súng xuống, chúng vẫn sẽ ở đó mãi cho đến khi có điều gì đó tác động.
Chúng tớ không cần phải dựa vào nhân viên chính phủ trang bị súng để bảo vệ nếu chúng tớ bị tấn công. Tớ có quyền sở hữu một vũ khí riêng và phản ứng trong trường hợp khẩn cấp, nhờ đó tự vệ hoặc bảo vệ người khác trong tích tắc. Tớ không bao giờ từ bỏ quyền đó, bởi bất cứ ai muốn tước quyền ấy khỏi tớ, là họ đang muốn hại tớ.


Ơn Lạnh đè đầu tụi tui, tụi tui đấm lại tụi nó. Tụi tui thích súng tại vì lỡ đâu còn bọn khác muốn cưỡi cổ tụi tui thì sao.


Sống ở Georgia và nếu không nhờ nó thì chắc giờ đã chẳng còn sống mà cào phím. Mình ủng hộ những quy định nghiêm ngặt hơn về súng ống, nhưng cấm hẳn luôn thì nực cười.


Có một khẩu súng và không cần dùng đến nó vẫn tốt hơn là lúc cần thì không thấy nó đâu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *