(Nếu bạn đơn thuần muốn nghe câu trả lời thì nên đọc mục 1 thôi, còn từ mục 2 đến 11 thì là chuyên mục Adidas/Puma và những điều chưa kể)
TRẢ LỜI BỞI LYNETTE EL SHERIF – 23/7/2019
Cảm ơn Marco vì câu hỏi này, tóm lại thì, câu trả lời là:
1. Hai thương hiệu này được sinh ra từ xung đột của hai anh em ruột.
Sau khi làm việc cùng nhau nhiều năm tại công ty gia đình của họ (tên là Gebruder Dassler), Adi Dassler và anh trai Rudolf bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn với nhau. Họ tách nhau ra và phân chia tài sản vào cuối thập niên 1940s và thành lập hai công ty riêng biệt là adidas và Puma. Mối thù giữa hai nhà sáng lập đã kéo dài cả thập kỷ, cho đến một trận bóng biểu tượng vào năm 2009.
2. Adidas suýt được gọi là Addas.
Adolf “Adi” Dassler muốn đặt tên cho thương hiệu của mình là “Addas” sau khi đường ai nấy đi với anh trai mình là Rudi. Nhưng theo cuốn Sneaker Wars của Barbara Smit, việc đăng ký cái tên này đã bị từ chối do trùng tên với một công ty sản xuất giày trẻ em ở Đức. Chính vì vậy, ông bổ sung thêm nguyên âm “i” để tạo sự khác biệt. Tương tự, người anh Rudi muốn đăng ký cho công ty mới của ông tên là Ruda, nhưng cái tên này bị cho là không nhã nhặn và nặng nề nên thay vào đó, ông đặt tên cho thương hiệu của mình là “Puma”.
3. Jesse Owens là một trong những người đầu tiên quảng cáo cho Adidas.
Trước khi adidas ra đời (Thường được viết thường toàn bộ, trái ngược với PUMA với tất cả các chữ cái được viết hoa), Adi tập trung vào sản xuất những đôi giày đinh dùng trong thể thao, ít nhiều đều là đế bệt và có đinh tán chạy dọc khắp phần đế. Trong Thế vận hội Olympic năm 1936, Adi biết rằng các vận động viên Đức đều sẽ sử dụng những chiếc giày đinh của mình, nhưng ông quyết tâm để cho Jesse Owens – thời đó là một hiện tượng – mang chúng, dù biết rằng Jesse sẽ thi đấu với người Đức.
Sau khi thử đến đôi thứ 3, Owens thích luôn và nói rằng ông ta sẽ chỉ đi đôi giày đó, đôi đó hoặc không gì cả. Sau đó, Owens giành được về cho mình 4 chiếc huy chương vàng khi kết thúc giải đấu.
(Ảnh 1)
4. Biểu tượng ba dòng kẻ nổi tiếng đến từ thương hiệu khác.
Cả thế giới đều công nhận rằng ba sọc chính là thương hiệu của adidas, nhưng ít ai biết rằng biểu tượng này đã không phải của công ty Dassler cho đến năm 1951 khi ông mua chúng từ thương hiệu giày Phần Lan tên là Karhu. Smit (Ông viết sách Sneaker Wars ở trên – ND) viết rằng sở dĩ là ba sọc vì biểu tượng hai sọc đã được sử dụng tại Gebruder Dassler (Công ty gia đình thời hai anh em còn mặn nồng – ND) nên không được dùng nữa, còn bốn sọc thì trông có vẻ quá rối. Câu chuyện còn được kể lại là Karhu đã bán chiếc logo ba dòng kẻ này cho adidas để lấy hai chai rượu whisky và 1600€.
(Ảnh 2)
Khi adidas mở rộng thị trường sang lĩnh vực may mặc, họ sử dụng biểu tượng hình chiếc lá choẽ ba làm logo cho thương hiệu. Chiếc lá choẽ ba này trông giống cỏ ba lá và cũng phù hợp với mô típ kẻ sọc hiện có của adidas. Hans Fick, một nhà thiết kế tại Nuremberg, được nhắc tới nhờ có công kết hợp được hoạ tiết sọc vào logo chiếc lá.
5. Adidas sáng tạo ra dép đi tắm.
(Ảnh 3)
Theo như blog của adidas, đội bóng đá Đức đến đặt hàng ở công ty những đôi dép mà cầu thủ của họ có thể trong phòng tắm và phòng thay đồ để tránh khỏi bị bẩn vào năm 1960. Sau một vài thay đổi về thiết kế, Adilette được mở bán vào năm 1972. Cho đến nay, đây vẫn là một lựa chọn phổ biến cho các vận động viên và những “cư dân” sống trong ký túc xá.
6. Họ đã bán những bộ đồ thể thao (tracksuit mà ở VN hay gọi là đồ thất nghiệp :)) – ND) vào năm 1967.
Adidas bước những bước đầu tiên vào lĩnh vực may mặc với bộ Franz Beckenbauer tracksuit, bộ đồ được đặt theo tên cầu thủ bóng đá huyền thoại người Đức. Theo những báo cáo doanh số gần đây, bộ phận bán đồ thể thao của Adidas đã kiếm được gần 2 tỷ đô trong quý đầu tiên của năm 2016.
7. Adidas đã cho ra mắt một đôi giày thông minh vào thập niên 1980s.
Khả năng đếm bước chân là một trong những tiện ích tích hợp trong điện thoại thông minh và những thiết bị có thể đeo trên người khác ngày nay, nhưng năm 1984, adidas đã mơ về việc chế tạo ra một đôi sneaker có thiết bị đếm bước được khâu vào lưỡi gà. Đôi giày được gọi là Micropacer này biến mất vào năm 1987 nhưng được adidas mang trở lại vào 2014 để kỷ niệm 30 năm ra mắt.
8. Tí nữa thì adidas đã ký hợp đồng với Michael Jordan.
(Bạn nào mê giày hay chỉ cần để ý tới giày một chút thôi thì không thể không biết đến huyền thoại AJ của Nike và Michael Jordan với biểu tượng The “jumpman” nổi tiếng – ND)
Theo tạp chí phố Wall, Jordan muốn kí hợp đồng với adidas vào năm 1984. Các nhà phân phối cũng được cho là muốn kết hợp với Jordan, nhưng những CEO của adidas lại muốn những cầu thủ cao hơn (theo nghĩa đen) Jordan đại diện thương hiệu này. Converse sẵn sàng trả cho Jordan 100,000$ nỗi năm nhưng họ không có thêm ý tưởng mới nào cả. Trong khi đó, Nike thương lượng sẽ trả cho Jordan 500,000$ mỗi năm, điều này khiến Jordan đặt ngược lại vấn đề cho adidas để xem họ có thể “nhích thêm một chút nữa” không, nhưng cuối cùng thì adidas vẫn phải bỏ qua lời đề nghị này.
Việc bỏ lỡ Jordan đã từng và vẫn đang là một trong những sai lầm lớn nhất lịch sử của adidas, nhưng công ty này cũng có những pha xử lí cực kì thông minh. Kareem Abdul-Jabbal là cầu thủ bóng rổ đầu tiên đại diện cho thương hiệu, trong khi Stan Smith cũng góp phần tăng đáng kể doanh số sau khi ký hợp đồng với adidas và có cho mình một dòng giày được đặt theo tên của bản thân. Trong những năm qua, rất nhiều cá nhân khác thuộc mọi lĩnh vực của thể thao đã ký hợp đồng với thương hiệu này. Lịch sử được tạo nên vào năm 1986 khi lần đầu tiên adidas ký hợp đồng với Run DMC – một hợp đồng trị giá 1 triệu đô chưa từng có trước đó, mở đường cho những nghệ sĩ “không phải vận động viên” khác như Missy Elliot, Big Sean và Kanye West ký hợp đồng với họ.
9. David Beckham có hợp đồng trọn đời với adidas.
(Ảnh 4)
Cựu ngôi sao bóng đá David Beckham chưa từng chơi một trận đấu chuyên nghiệp nào kể từ 2013, nhưng anh đã, đang và sẽ mãi là thành viên trong gia đình adidas. Năm 2003, David ký một hợp đồng trọng đời trị giá 160,8 triệu đô với adidas – điều mà chưa từng có tiền lệ. Beckham nhận được trước một nửa số tiền, và bây giờ khi đã nghỉ hưu, Beckham vẫn được coi là đại sứ thương hiệu của adidas.
10. Bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu về thương hiệu và sản phẩm của adidas trên Internet.
Năm 2013, adidas ra mắt công chúng một kho lưu trữ để mang tới cho người hâm mộ một cái nhìn trực quan hơn về lịch sử thương hiệu. Trang web hoạt động giống như một bảo tàng trực tuyến và còn cung cấp hình ảnh của những mẫy giày và catalog cũ, những cuộc triển lãm có chọn lọc và hàng tấn thông tin về những sản phẩm và cá nhân đã góp phần đưa adidas tới ngày hôm nay.
11. Một trường học ở Anh đã cấm học sinh đeo adidas Stan Smiths.
(Ảnh 5)
Không kể đến nguồn gốc của nó, adidas Stan Smith đã là trụ cột của ngành thời trang nhưng sinh viên ở Thornleigh Salesian College (Bolton, Anh) không được phép đeo chúng. Một quy tắc về đồng phục đã được ban giám hiệu đưa ra vào đầu năm học 2016 quy định tất cả học sinh phải đeo giày da màu đen, đáng lẽ ra phải có cả phiên bản màu đen của Stan Smith được cho phép nhưng không. Phụ huynh đã rất buồn bã vì con em họ đã mang đôi giày này nhiều tháng trời và quy định mới này không được đưa ra cho đến 6 tuần cuối cùng của năm học. “Chúng tôi đang nói chuyện với từng phụ huynh một để giải quyết vấn đề đang xảy ra” – trích từ một tuyên bố của nhà trường. “Trong trường hợp gia đình các cháu quá khó khăn để tự mua giày thì nhà trường sẽ đề nghị hỗ trợ cho đến khi gia đình có thể tự mua được đồ… Chúng tôi có những tiêu chuẩn và kỳ vọng cao mà chúng tôi vô cùng tự hào và tập thể nhà trường đang không ngừng nỗ lực để đạt được.”
12. Adidas sẽ được mang vào không gian.
Y-3 (thương hiệu thời trang con của adidas) và nhà thiết kế Yohji Yamamoto đã gửi đi thông điệp vào tháng 1/2017 rằng những hành khách trên chuyến bay thương mại đầu tiên lên vũ trụ với Virgin Galactic (Bao gồm cả Leonardo DiCaprio và Richard Branson) sẽ mặc jumpsuits và boots đến từ thương hiệu này. Nguyên mẫu của bộ suits một mảnh và boots được làm từ da thật và nguyên liệu chống cháy, và team Y-3 vẫn đang tiếp tục thử nghiệm, cải tiến các thiết kế cho đến ngày ra mắt, tuy chưa được xác định vào lúc nào.