Tại sao nhiều nhà đầu tư bỏ qua Thái Lan và chọn Việt Nam để đổ tiền cho các Startup? Kỉ nguyên của Đại Thái Lan đã kết thúc rồi chăng?

Trả lời bởi: David Henderson, đã học tại Đại học Monash

Sáu năm trước khi chúng tôi tìm một nơi để phát triển startup của mình chúng tôi khoanh vùng danh sách của mình lại 3 nơi: Kuala Lumpur, Bangkok và Singapore. Trong số 10 nơi trên danh sách thì Việt nam (HCMC – TP Hồ Chí Minh) nằm ở tận đáy danh sách. Thái Lan đã là một hệ sinh thái doanh nghiệp đứng thứ 3 và có chiều hướng phát triển đi lên. Đã từng có hơn 500 doanh nghiệp khởi nghiệp và nơi đây có những mục tiêu tham vọng đạt 10.000 startup như thế trong vòng 5 năm.

Sau đó 4 năm (trước covid) và Thái Lan đã tụt xuống hạng 7 trên top 10 của Đông Nam Á. Số startup lúc này chỉ còn dưới 400 doanh nghiệp. Việt Nam đã đi theo hướng hoàn toàn ngược lại và bây giờ đang có doanh thu tăng trưởng tốt hơn. Kèm theo đó là sự bùng nổ của các doanh nghiệp khổng lồ hùng hổ trâu bò (Thái Lan không hề có). Bạn có thể đọc bài viết của tôi về việc tại sao tôi chọn Thái Lan trong bài báo này kèm theo những sự tích cực về nó (David Henderson – driving the fleet analytics for Asia – Human Asia (thehumanasia.com)). Không giống như những người khác, tôi không xấu hổ vì những gì tôi đã viết trong quá khứ (hãy xem về Thai Tatler ở phía dưới).

Tôi đơn giản là chỉ tham gia vào hệ sinh thái doanh nghiệp Thái Lan và thực sự chưa mở rộng tìm hiểu, tôi chỉ có thể bàn về trải nghiệm của cá nhân tôi và trải nghiệm khi nói chuyện với các nhà sáng lập khác từ người bản địa đến người nước ngoài tại hệ sinh thái doanh nghiệp Thái Lan.

Năm 2016, một hồi chuông báo động trong tâm trí tôi. Những gì tôi quan sát được khiến tôi lo lắng. Cái gì đây? Trong năm 2015 một loạt các startup tại Thái bắt đầu gọi vốn khủng – những doanh nghiệp như Pomelo, A Commerce, Eatigo, vâng vâng. Có một loạt các bài báo tại một tòa soạn lớn tên là Thai Tatler (các bài đăng này đã bị xóa hiện nay) bắt đầu dóng lên những nhịp trống của Chủ nghĩa dân tộc Thái. Nói gọn hơn thì nội dung của các tựa báo là thế này: “Chúng ta cần xây dựng một hệ sinh thái cho người Thái vì lũ ngoại quốc đang bắt đầu giàu lên và làm tiền”.

Tôi không rõ điều này có liên quan hay không, nhưng cùng lúc chính quyền độc tài quân sự Junta bắt đầu ra các đạo luật khó khăn cho người khác để lấy Visa và giấy phép làm việc. Đã từng có cả những cuộc bạo động tại các khu làm việc (Pun Space tại Chiang Mai chẳng hạn). Nhiều bạn bè tôi và các nhà sáng lập khác đã rút đầu tư và rời khỏi Thái Lan trong giai đoạn này. Các sự kiện startup bắt đầu có những chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi xấu xí len lỏi vào trong. Tôi còn nhớ thậm chí tôi bị mời để rời khỏi một sự kiện vì diễn giả khó chịu với người nước ngoài như tôi ngồi ở hàng ghế khán giả. Chuyện này đã không nên leo thang đến thế.

2016 tôi còn thấy sự triển khai của gần 30 Quỹ Đầu tư mạo hiểm từ gần 30 công ty lớn tại Thái. Thực sự các quỹ này chẳng đầu tư gì mà chỉ là chiêu trò quảng bá cho các công ty Thái. Những công ty đã làm như vậy như SCB Digital Ventures hoặc SCG Adventures hoặc đã đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Mỹ ở giai đoạn rất muộn màng hoặc vì những lý do chính kiến trong trường hợp sau này.

Đa số các quỹ đầu tư mạo hiểm nhìn nhận thị trường Thái Lan giống như là đã dừng lại rồi vậy. Tôi đã hỏi một nhà đầu tư mạo hiểm Nhật Bản và đây là những lý do mà họ nói cho tôi nghe:

“Chúng tôi lo ngại về sự đáng tin cậy của các nhà khởi nghiệp chủ chốt Thái Lan (là những kẻ đằng sau giật dây các phiên tòa xét xử những vụ moi tiền từ các nhà đầu tư. Họ không chịu thừa nhận, mua căn hộ và xe hơi riêng bằng tiền của nhà đầu tư là hành vi trộm cướp)

Chẳng tồn tại cái gọi là các startup nền tảng. Rất khó thực thi và nếu được thì cũng khá hiếm. Các công ty lớn tỏ thái độ vô cùng tàn bạo với startup và chúng tôi chẳng thấy bất kì câu chuyện thành công nào từ các công ty lớn khi làm việc cùng các startup cả.”

Đây không phải là tôi nói, và tôi cũng sẽ không tiết lộ rằng nhà đầu tư nào đã nói việc này. Thái Lan có một đạo luật vu khống rất khắt khe và sẽ có người cảm thấy bị xúc phạm. Khá đáng tiếc rằng những hành động nhỏ lẻ vậy lại sẽ làm hủy hoại danh tiếng của tất cả những người doanh nhân trên toàn đất nước.

Đã từng có một động thái thúc đẩy khích lệ lớn từ Chính phủ Thái Lan để vực dậy startup Thái. Nhưng chỉ với giám đốc của startup nào có dòng máu Thái mà thôi. Chắc là theo tôi ví dụ đi, startup của tôi DRVR là được đăng kí bởi người Thái với nhân viên là người Thái, đặt tại Thái Lan lại bị xem là ngoại đạo trong khi một công ty được vận hành bởi một thằng cháu của một siêu tập đoàn đặt trụ sở tại Mỹ, đăng kí ở Delaware và gần như không hề có hoạt động kinh doanh nào tại Thái với 90% nhân viên là người nước ngoài lại là một startup Thái vì người đứng đầu của nó là người Thái. Có lý chỗ nào đây?

Dần theo thời gian, hệ sinh thái khởi nghiệp ngày càng ít đa dạng vì ít có người nước ngoài nào muốn đầu tư và những người khởi nghiệp tại đây toàn là kẻ giàu có richkid. Thiếu những câu chuyện thành công từ những người bình thường nên người trẻ tại Thái quyết định tốt hơn hết là cứ lãnh lương 15000 Baht một tháng, làm một tuần 6 ngày còn hơn là khởi nghiệp với 0% cơ hội được đầu tư và phải bơi trong cái thị trường bị thống trị bởi các ông lớn.

Quay lại câu hỏi, tôi không rõ rằng ý của câu hỏi muốn nói là gì khi đề cập “Đại Thái” trong đây. FDI cho các startup và các khoản đầu tư doanh nghiệp thông thường ngày càng đi xuống tại Thái. Liên quan đến thị trường mà nói thì Thái Lan là một hạt dẻ khó dập vỡ để ăn cho các doanh nhân, kể cả người Thái. Bạn phải có mối quan hệ tốt. Nếu một nhà đầu tư chọn giữa một startup tại Việt Nam vốn có thị trường lao động mạnh mẽ sản xuất 60.000 kĩ sư công nghệ thông tin một năm hoặc Thái Lan với tình trạng già hóa dân số kèm theo sự tăng trưởng lụt đụt chỉ khoảng 2000 kĩ sư IT thì tôi biết là đồng tiền xương máu của tôi sẽ đi về đâu rồi đấy.

Nhìn chung doanh nhân Thái là những người mộ sùng cái gì đó. Có một thứ văn hóa sinh sôi giữa những người Thái đó là phải tôn trọng tiêu chuẩn xã hội và không đập đổ thì mọi chuyện sẽ Sabai Sabai. Việt Nam không như vậy. Người dân ở đó rất khát vọng và đói khát thành công. Họ không nghĩ họ thượng đẳng hơn người chỉ vì họ có làn da trắng mịn màng hay vì ông nội họ là chủ nhà máy sơn.

Người Thái Lan xứng đáng có những lãnh đạo tốt hơn họ đang có hiện tại, và người trẻ tuổi đang phải đối mặt với sự kiềm hãm nhiều thế kỉ nay. Đã đến lúc loại bỏ xiềng xích và bức phá tiềm năng.

Bình Luận:

Steve Raymond

Tôi đã sống ở Thái 5 năm (kể cả trong tù hai năm) và ở Việt Nam 21 năm rồi. Với người Thái, người nước ngoài luôn là “farangs”, trong khi những người Thái khác là anh chị em máu mủ. Ngược lại, tại Việt Nam người nước ngoài được xem như là bạn bè thân hữu đối với dân Việt (trừ Chính quyền ra) trong khi người dân Việt Nam với nhau thì lại là mối quan hệ cạnh tranh.

**Nguồn ảnh: **Oxford Economics / Haver Analytics

___________

Bài dịch của bạn Lê Cường được đăng ở group Quora Việt Nam (QRVN): https://www.facebook.com/photo?fbid=2025699090915101&set=gm.3016889021877547

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *