TẠI SAO MỸ KHÔNG DÙNG CÁC BIỆN PHÁP QUÂN SỰ VỚI TRIỀU TIÊN ?
Tạp chí National Interest chỉ ra rằng, vào năm 1968, Triều Tiên bắt tàu tình báo hải quân Mỹ USS Pueblo và giam giữ thủy thủ đoàn gần một năm Năm 1969, nước này bắn hạ một máy bay trinh sát Mỹ, khiến tổ lái thiệt mạng. Đất nước này mang tiếng dính líu xoay quanh các vấn đề nhân quyền nghiêm trọng, điển hình là vụ bắt cóc công dân Nhật Bản.
Từ năm 1977 năm 1983, các điệp viên của Bắc Triều Tiên đã bắt cóc 17 người Nhật. Bắc Triều Tiên công nhận 13 người cấp giấy chứng tử cho 8 người năm 2002 và trả 5 người hồi hương vào năm 2004.
Vậy tại sao, Mỹ không sử dụng các biện pháp quân sự đối với Triều Tiên như đã từng làm với Syria. Dưới đây là cái lý do mà mình đã thu thập được từ cuốn sách Cường quốc trong tương lai – vẽ lại bản đồ thế giới năm 2030.
Kho báu kim loại quý hiếm:
Từ thế kỉ XIX đến thế kỉ XX là thời kỳ người ta xem sản lượng sắt là sức mạnh quốc gia. Ngay cả ngày nay sản lượng sắt thép vẫn là tiêu chí quan trọng để đánh giá sức mạnh công nghiệp và tiềm lực kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên ở các quốc gia hiện đại đặc biệt như Nhật Bản, có hai thứ cũng có tầm quan trọng tương tự như sắt trong ngành công nghiệp hiện đại là kim loại quý hiếm và đất hiếm.
Kim loại quý hiếm là những kim loại có trữ lượng lớn nhất trên trái đất khó khai thác và tinh luyện nhân loại được sử dụng trong vô vàn dán tường từ vật liệu xây dựng cho đến nguyên liệu điện tử và từ học (tức việc hút và đẩy của chất và các chất được gây ra bởi từ tính của chúng).
Kim loại được chú ý nhất là Vonfram. Ngoài việc ứng dụng thêm Vonfram vào thép để có được thép gió với độ cứng cao, dùng chế tạo dụng cụ cắt gọt. Ngoài ra nó còn là thành phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp quân sự như đạn pháo và khoảng phân nửa trữ lượng trên toàn thế giới được cho là nằm ở Bắc Triều Tiên. Ngoài ra còn các kim loại hiếm như Niken, Molypden, Mangan, Coban… được sử dụng rộng rãi từ các máy móc điện tử gia dụng cho đến ứng dụng hải Dương hay hàng không vũ trụ, hơn nữa trữ lượng vàng của uranium cũng vô cùng khổng lồ. Ước tính nguồn tài nguyên có tổng giá trị vượt quá 7000 tỷ đô la (khoảng 750.000 tỷ yên) đang ngủ yên.
Đất hiếm là tập hợp 17 nguyên tố như neodymi và dysprosi, thành phần thiết yếu để chế tạo nam châm vĩnh cửu, và yttri, nguyên tố được ứng dụng trong laser thể rắn hay chất huỳnh quang. Vì thế việc đảm bảo ổn định lượng đất hiếm đã trở thành một vấn đề quan trọng không chỉ dừng lại chính sách công nghiệp mà cả với mục đích an ninh đối với các nước nhập khẩu nguồn đất hiếm từ đây.
Sự phát triển của công nghệ blockchain:
Cùng với nguồn tài nguyên khổng lồ dưới lòng đất, còn có một lý do khác khiến Bắc Triều Tiên có khả năng trở thành một cường quốc trong tương lai, đó là vì công nghệ blockchain mà họ nắm giữ.
Những năm gần đây, Fintech – nền công nghiệp mới kết hợp tài chính và công nghệ cũng thu hút sự chú ý ở cả Nhật Bản. Một đại diện tiêu biểu cho nó là loại tiền mã hóa, nổi bật là đồng Bitcoin. và công nghệ vô cùng quan trọng để nhận tín hiệu điện tử trên smartphone hay máy tính có kết nối mạng thực hiện được chức năng tiền tệ chính là blockchain. Nói một cách dễ hiểu hơn thì nó là cơ chế sử dụng dung lượng trống của tất cả các máy tính có sổ cái công khai và giám sát lẫn nhau.
Thật sự mà nói, Bắc Triều Tiên thuộc top đi đầu trong lĩnh vực này cũng không phải là quá lời. Họ cử những nhân tài ưu tú đến các nước Châu Âu như Thụy Sĩ, Đức, Nauy, nhằm xúc tiến phát triển nghiên cứu công nghệ blockchain. Việt Bắc Triều Tiên đổ công sức cho sức mạnh quân sự với nền tảng là công nghệ máy tính và mạng máy tính là một bí mật đã được công khai việc họ sẽ phát triển công nghệ blockchain cũng không có gì kì lạ.
Sự ngăn cản của các nước khác:
Trung Quốc lo ngại rằng dòng người tị nạn từ Triều Tiên sẽ lũ lượt tràn vào các tỉnh biên giới đất nước nếu chính quyền của ông Kim Jong-un sụp đổ. Từ quan điểm địa chính trị, Bắc Kinh coi Triều Tiên là vùng đệm, chặn các vụ xâm lấn của những nước là đồng minh với Mỹ, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc.
Cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều ưu tiên khả năng phi quân sự. Thủ đô Seoul của Hàn Quốc, chỉ cách biên giới với Triều Tiên khoảng 40 km và đặc biệt dễ bị tổn thương nếu Triều Tiên bị tấn công. Xét về thực lực, Mỹ và Hàn Quốc có thể thắng trong cuộc chiến tranh chống Triều Tiên. Nhưng nhiều người lo ngại những tổn thất nghiêm trọng mà Hàn Quốc có thể hứng chịu, đặc biệt là thủ đô Seoul với hơn 10 triệu dân.
Seoul nằm ngay trong tầm ngắm của pháo kích và tên lửa Triều Tiên ở dọc biên giới. Giới phân tích quốc phòng khẳng định quân đội Triều Tiên giấu phần lớn các khí tài quan trọng dưới hầm. Hiện chưa rõ lực lượng Mỹ và Hàn Quốc đã xác định được vị trí của toàn bộ các khí tài Triều Tiên hay chưa.
Ngoài ra, có khoảng 200.000 công dân cùng 28.500 lính Mỹ đang sống ở Hàn Quốc và đây có thể là mục tiêu đầu tiên khi Bình Nhưỡng tiến hành trả đũa.