Hiện nay, cứ tới mỗi đợt khám tuyển nghĩa vụ quân sự lại xuất hiện tình trạng nhiều thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân sự và chỉ nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự. Ngoại trừ một số lý do chính đáng được hoãn hoặc miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự thì một bộ phận thanh niên không có ý định và mong muốn tham gia nhập ngũ lên đường bảo vệ Tổ quốc
Theo Điều 45 Hiến pháp năm 2013 có nêu rõ: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân và công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Và Điều 04 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Nguyên nhân dẫn đến tâm lý “sợ” và trốn tránh nghĩa vụ quân sự xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, điển hình như:
+ Tâm lý ngại làm quen, sinh sống trong mỗi trường quân ngũ vì cho rằng đó là một môi trường khắc nghiệt, bản thân sợ không thể thích nghi.
+ Thời gian tham gia quân ngũ là 2 năm, một số người sợ rằng sau khi xuất ngũ thì sẽ không thể tiếp tục lại được công việc, học tập do một thời gian dài sẽ quên đi kiến thức và sẽ không còn “ham học”.
+ Do một phần được gia đình che chở nên có sợ “chịu khổ” khi bước vào môi trường quân ngũ kỷ luật trong 02 năm.
+ Sự tác động của các mặt tiêu cực xã hội cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều thanh niên không còn khát khao cống hiến cho Tổ quốc thay vào đó là tư tưởng thực dụng, lựa chọn những cái có lợi cho bản thân mình.
+ Sợ bị ny “Cắm sừng “, không chung thủy với mình…
Theo mình, nghĩa vụ quân sự vừa là quyền cũng như nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người để bảo vệ Tổ quốc cũng là bảo vệ cho bản thân, gia đình của mình.
Khi sự ảnh hưởng của các mặt trái của xã hội, của mạng xã hội, của smart phone thì môi trường quân ngũ là cần thiết cho thế hệ trẻ hạn chế bớt tình trạng trên. Theo mình, chỉ cần mỗi người có tâm lý thoải mái xem việc nhập ngũ như một nghĩa vụ thiêng liêng, một sự trải nghiệm mới mẻ trong cuộc đời mỗi người thì sẽ không còn “sợ”, và dẫn đến hành vi trốn tránh như một bộ phận thanh niên hiện nay.