Tại sao Lưu Bang được biết đến bởi lòng nhân đức trong khi Tần Thủy Hoàng được mô tả như là 1 tên bạo chúa, mặc dù Lưu Bang trừ khử hết những công thần của mình (ví dụ như Hàn Tín, Bành Việt) trong khi Tần Thủy Hoàng không hề làm vậy?
Trả lời: Jin Yuan
Link: https://qr.ae/pNyQM9
———————–
Việc Lưu Bang giết nhiều công thần của mình là không hề chính xác, hơn nữa Lưu Bang cũng không hề nổi tiếng với lòng nhân đức trong lịch sử Trung Quốc, ông ta giỏi hơn Hạng Vũ ở điểm đó, nhưng chắc chắn ông không phải 1 người mà ta có thể gọi là “nhân đức”. Thay vào đó, ông ta nổi tiếng với sự thực dụng một cách tàn nhẫn, kiên trì đến cùng, và tính “lưu manh” độc nhất nhờ việc ông ta là vị vua đầu tiên có xuất thân tầm thường.
Tần Thủy Hoàng được miêu tả là một kẻ bảo chúa, bởi rất nhiều lý do: Ông ta chống lại Nho giáo, đối xử với các học giả một cách tàn nhẫn, do nhà Hán tuyên truyền, do sự thù hận của những người dân từ các nước thời Chiến Quốc trước việc đất nước của họ bị diệt vong, do sự áp đặt những luật lệ tàn nhẫn của nhà Tần lên cư dân của các nước cũ khác, tiến hành những chính sách tốn kém như xây Vạn Lý Trường Thành, các chiến dịch Nam chinh xâm lược người Bách Việt,v.v…
Và bây giờ tôi sẽ giải thích tại sao không chính xác khi nói Lưu Bang trừ khử rất nhiều công thần của mình. Sau khi Lưu Bang chiến thắng, những người ủng hộ Lưu Bang nổi bật nhất đều được phong tước. Trong số hơn trăm người được phong, chỉ có rất ít người bị Lưu Bang trừ khử. Những người như Tiêu Hà, Tào Tham, Quán Anh không bị giết. Nạn nhân của Lưu Bang, ngoại trừ Trần Hi, người đã nổi loạn năm 197 trước Công Nguyên, đều là những vị vua chư hầu.
Vua chư hầu là gì? Để hiểu được khái niệm này chúng ta phải hiểu rằng cuộc chiến Hán-Sở không phải lúc nào cũng là vì Hạng Vũ và Lưu Bang. Khi nhà Tần sụp đổ, có rất nhiều cuộc nổi loạn diễn ra khắp nước, nhiều nơi đã hình thành lực lượng quân đội riêng, có lãnh thổ riêng, khi nhà Tần sụp đổ, họ trở thành những lãnh chúa bán độc lập. Đây là lý do cả Hạng Vũ và Lưu Bang phải chia ra nhiều vương quốc khác nhau và nhường cho những người đã có công trong những trận như Cự Lộc hay Cai Hạ, không phải vì họ không muốn thống nhất đất nước mà vì những lãnh chúa này có nhiều quyền lực, và họ phải thỏa hiệp những người này bằng cách phong Vương cho họ.
Dù vậy vẫn có sự khác biệt giữ Hạng Vũ và Lưu Bang, Hạng Vũ chủ động tạo ra những nước chư hầu nhằm định hình lại 1 thế giới mới sau nhà Tần, và nó đã thất bại một cách thảm hại, trong khi đó mục đích của Lưu Bang là ngược lại, ông ta bị bắt ép phải phong Vương cho họ vì những người này đã có rất nhiều quyền lực và ông ta cần họ để đánh bại Hạng Vũ. Nếu bạn nghiên cứu sâu hơn, bạn sẽ thấy những nước chư hầu của Lưu Bang, ngoai trừ Hàn Tín, người xây dựng nước riêng của mình trong khi hoạt động dưới trướng của Lưu Bang, đều là những lãnh chúa vốn đã mạnh sắn trước cuộc chiến Hán – Sở. Ví dụ như Bành Việt, là 1 trong những người đầu tiên chống lại nhà Tần, và những năm sau ông ta tự phong mình là vua nước Lương, dựng nên đất nước riêng của mình, và có đội quân rất mạnh tới mức chỉ có Hạng Vũ mới đánh bại được. Như Anh Bố, người được phong bởi hạng Vũ, như Hàn Vương Tín, v.v…..
Vậy nên, những vị vua chư hầu này không hề “hầu hạ” Lưu Bang, thay vào đó, họ là những đồng minh ngang hàng cùng Lưu Bang. (Lưu Bang cũng chỉ là vua đất Hán Trung trước khi ông ta đạt được danh hiệu “Hoàng Đế”). Và như chúng ta đã biết, thông thường, trong lịch sử, khi tiêu diệu những kẻ thù chung, các đồng minh sẽ quay sang tiêu diệt lẫn nhau. Lưu Bang biết điều này, nhưng ông ta cũng biết rằng thống nhất đất nước vào tay 1 người, giống như Tần Thủy Hoàng, là điều phi thực tế ở thời điểm đó. Vậy nên ông ta đã đưa ra 1 giải pháp rất độc đáo. Ngay sau khi diệt Hạng Vũ, ông ta tiến hành loại bỏ những vua chư hầu cũ và thay vào đó bằng người trong gia tộc của mình. Vậy là ông ta sẽ cai quản những vùng đất cũ của Tần trực tiếp, trong khi đó họ hàng của mình cai trị phần còn lại của TQ với tư cách là chư hầu. Nhưng việc thanh lọc này rất khác biệt so với việc Chu Nguyên Chương giết những người ủng hộ mình, bởi vì nó đơn giản là sự tiếp diễn sau chiến tranh Tần-Hán để thống nhất đất nước.
Theo đó:
Năm 202 TCN:
– Hạng Vũ bị đánh bại hoàn toàn và chết ở trận Cai Hạ, Lưu Bang giành được danh hiệu Hoàng Đế.
– Quân Hán tiến quân vào Lâm Giang và tiêu diệt vua Cung Ngạo (đồng minh Hạng Vũ)
– Tang Đồ, vua nước Yên (đồng minh Hạng Vũ) nổi loạn và sau đó thất bại nhanh chóng. Lưu Bang phong vương cho Lưu Quán, bạn của ông làm vua nước Yên.
– 1 vài vị vua bị buộc dời khỏi đất cũ của mình với mục đích làm họ bị suy yếu. Hàn Tín bị dời từ đất Tề sang Sở, nước cũ của Hàn Tín lại được chia cho họ hàng của Lưu Bang. Hàn Vương Tín, bị dời từ đất Hàn sang vùng biên giới phía Bắc. Ngô Nhuế, vua nước Hành Sơn bị chuyển sang đất Trường Sơn, nhờ vậy mà ông là vua chư hầu duy nhất thoát khỏi sự thanh lọc của Lưu Bang.
– Điền Hoành, người đáng lẽ được nối ngôi vua Tề, tự sát.
Năm 201TCN
– Lưu Bang giả vờ đi tuần du đất của Hàn Tín và bất ngờ bắt giữ Hàn Tín, thu hồi lại đất Sở và chia cho họ hàng của Lưu Bang.
Năm 200TCN
– Lưu Bang nghi ngờ Hàn Vương Tín liên kết với Hung Nô, sau đó Hàn Vương Tín theo Hung Nô làm loạn. Trong cuộc chiến này Lưu Bang chịu nhiều tổn thất nhưng đã loại bỏ thành công Hàn Vương Tín, và người nhà của Lưu Bang được bổ nhiệm để thay đế Hàn Vương Tín.
Năm 195TCN
– Lưu Quán, vua nước Yên bị buộc tội phản quốc, Lưu Bang đưa quân đến giết hắn, nhưng chết trước khi quân Hán đến nơi. Lưu Quán cũng bỏ chạy ra khỏi đất Yên và theo Hung Nô. Nước của hắn lại thuộc về gia tộc họ Lưu.
Vậy là đến năm 195TCN, Lưu Bang đã hoàn toàn mục tiêu của mình. Từ khi ông khởi nghĩa chống quân Tần, ông chỉ mất 7 năm để đánh bại Tần và Hạng Vũ. Khi lên ngôi Hoàng Đế ông lại dành 7 năm nữa để thanh lọc hết các chư hầu cũ để thống nhất lãnh thổ về với gia tộc của mình. Điều này đã giúp cho nhà Hán tránh được kết cục như Tần và Tây Sở của Hạng Vũ, trở thành triều đại thống nhất lâu dài đầu tiên của Trung Quốc