1.Thứ tự lựa chọn
Người nghèo phạm phải một sai lầm lớn là chuyện nhỏ thì tính toán thiệt hơn, chuyện quan trọng thì qua loa, mơ hồ.
Ví dụ, tại sao những người thành công lại mặc rất đơn giản? Jack Ma, Mark Zuckerberg, Bill Gates,…
Vì họ dồn tất cả sức lực vào những việc quan trọng, quyết định những việc có tính giá trị.
Thách thức lớn nhất của chúng ta trong thời đại ngày nay là phức tạp. Nó khiến ta đánh mất chính mình. Sự chọn lựa ngày càng nhiều, chỉ cần mở điện thoại lên, đập vào mắt chúng ta là các loại mẫu mã phong phú, các loại hình giao thông đa dạng,…
Mỗi ngày chúng ta phải đối diện với hàng loạt những lựa chọn khác nhau. Khi mỗi ngày phải đưa ra thật nhiều quyết định thì tính chính xác của mỗi quyết định bạn đưa ra đều bị giảm đi. Vì vậy sẽ tốt hơn nếu bạn chỉ bỏ công sức vào những việc thực sự quan trọng.
Lấy một ví dụ khác, tại sao hiện nay ngày càng nhiều người không muốn lái xe. Vì khi lái xe bạn sẽ phải quan tâm đến những vấn đề như tìm đường, tìm chỗ đỗ xe, nộp phí,… Vậy thì tại sao không gọi xe, ngồi trong xe bạn có thể làm việc, nghỉ ngơi… Sau đó dùng sức lực đó vào những việc cần thiết, quan trọng hơn.
Người đưa bạn đến đích là ai, không quan trọng. Quan trọng là ngày hôm nay bạn gặp là ai? Bạn cần đi đâu? Bạn cần hoàn thành những việc gì?
Việc hôm nay ăn gì, mặc gì khiến bạn hao tâm tổn sức? Vậy có thể nói rằng bạn đang mang lối suy nghĩ của người nghèo. Thứ tự lựa chọn của bạn quá thấp, bạn chỉ quan tâm đến những việc nhỏ nhặt, vụn vặt. Còn người giàu họ bỏ sức lực, tinh thần vào những lựa chọn quan trọng như ngày hôm nay phải gặp ai? Mình nên chuẩn bị những gì?
Tựu chung, người nghèo thường quan tâm đến những vấn đề chọn lựa trong cuộc sống hàng ngày, hao tâm vào những tình tiết nhỏ trong cuộc sống. Còn người giàu sẽ bỏ tâm huyết vào những vấn đề có tính vĩ mô mang tính đại cục hoặc những vấn đề mang tính xu hướng.
Tuy nhiên để thay đổi thì cũng không khó. Ví dụ bạn là một HR, phụ trách việc tuyển dụng, phỏng vấn thì bạn có thể đưa ra định vị và hoạch định hợp lý cho mỗi cá nhân trong công ty. Khi làm tốt, bạn có thể trở thành quản lý. Bước tiếp theo, bạn có thể suy nghĩ đến việc làm thế nào để các nhân sự có thể phát huy tốt nhất. Với thành tựu đó, bạn có thể trở thành phó tổng, rất nhiều người đều từng bước, từng bước làm vậy để bước lên vị trí CEO.
Hãy nhớ, làm việc lớn cần tỉnh táo, đối mặt với những quyết định lớn không được lựa chọn sai, nhất định phải nhớ NHANH – ÁC – CHUẨN. Với những việc nhỏ không cần tính toán quá kỹ lưỡng, nếu không thứ tự lựa chọn của bạn sẽ mãi không nâng cao được.
Mà người nghèo thì luôn vậy, chuyện lớn thì mơ hồ, chuyện nhỏ thì tính toán kỹ lưỡng….
2. Làm gì cũng cần có hồi báo
Tôi có một người bạn, 8 năm trước chúng tôi cùng là đồng nghiệp, sau đó cậu ấy đến Bắc Kinh làm hoạch định quảng cáo. Sau vài lần nhảy việc cậu ấy cuối cùng cũng leo lên vị trí giám đốc hoạch định kế hoạch với mức lương hơn 30 vạn. Tuy nhiên công việc rất áp lực vì mỗi ngày phải nghĩ đủ loại phương án.
5 năm trước, cùng ăn cơm với cậu, tôi kiến nghị cậu nên làm nhãn hàng của riêng mình. Tuy nhiên 5 năm sau gặp lại cậu vẫn đầu tắt mặt tối với việc hoạch định kế hoạch. Thi thoảng có nhận job nhưng một phương án cũng chỉ được vài vạn tệ, còn thường xuyên bị khất nợ hoặc phải sửa lại nhiều lần. Mới 30 nhưng cậu bị công việc dày vò đến bệnh tật đầy người, kiệt sức với các thể loại công tác, tăng ca….
Tôi hỏi sao cậu không làm như tôi nói. Cậu trả lời: Làm nội dung thì có thể, tôi cũng thích nhưng chuyện này đâu thể ngày một ngày hai. Giống như viết một quyển sách, cần đến vài năm mà cũng chưa chắc sẽ kiếm được bao nhiêu tiền. Làm truyền thông cá nhân cũng vậy, ít nhất 2 năm sau mới có thể có chỗ đứng trong ngành. Tuy nhiên hoạch định chính sách thì khác, mỗi tháng đều có lương, ngoài ra cũng có thể nhận job, nhận đơn hàng, ít nhất là mỗi ngày đều có thể thấy được tiền mình kiếm được. Biết là bán rẻ công sức của bản thân nhưng cậu ấy vẫn tiếp tục.
Đây là tư duy điển hình của người nghèo, chỉ nghĩ đến lợi trước mắt mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài. Cuốn sách bán chạy của Mỹ với tựa đề “Tôi ở dưới đáy xã hội”, tác giả ở những thành phố khác nhau, làm 6 công việc khác nhau. Tuy nhiên kết cục đều giống nhau, tổng kết lại những sự thật về người nghèo.
Vì không có tiền nên buộc phải ở nơi xa xôi cách trở.
Vì ở nơi xa xôi cách trở mà phải tốn nhiều thời gian đi đường.
Vì tốn nhiều thời gian đi đường mà thời gian dành cho nâng cấp bản thân, công việc ngày càng ít.
Vì sinh hoạt phí và tiền thuê nhà, cô phải làm thêm nhiều việc khác.
Vì phải tiêu tốn quá nhiều thời gian để làm các công việc đầy vất vả, cô dần trở thành một con robot, không quan tâm đến bất cứ việc gì khác.
Đây chính là vòng tuần hoàn của vừa nghèo, vừa khổ.
3. Thích dùng thời gian đổi lấy tiền
Chúng ta thường gặp phải cảnh người người vì một vài đồng bạc lẻ mà tranh cãi “nửa ngày” hay đáng lẽ có việc nhưng vì gặp người quen nên đứng lại đàm đạo đến “cả ngày”.
Đây chính là lối suy nghĩ điển hình của người nghèo. Lẽ nào chút tiền lẻ đó đáng giá bằng nửa ngày sao? Lẽ nào việc buôn chuyện cùng người quen so với việc bạn cần làm còn có ý nghĩa hơn sao?
Nhận ra thu nhập thấp không khó, khó là làm thế nào để thay đổi quan niệm thời gian không đáng giá.
Như ví dụ trên, vì một chút tiền nhỏ mà tranh cãi nửa ngày, vốn dĩ có việc phải làm nhưng gặp người quen mà nói chuyện cả ngày hay vì hoạt động giảm giá của siêu thị mà xếp hàng vài giờ. Những người đó đều đang lãng phí thời gian quý báu để đổi lại chút lợi ích nhỏ bé. Đây chính là kiểu suy nghĩ đặc trưng của người nghèo, họ đều không biết rằng thời gian của mình đáng giá như thế nào mà chỉ biết oán trách công việc khổ cực thế nào, sao đến giờ vẫn nghèo khổ.
Trong khi người nghèo hoang phí thời gian vào những việc vô bổ thì người có tiền làm gì? Họ bận rộn nâng cao tri thức, xây dựng vòng xã giao, vì thành công của bản thân mà rải đá xây đường. Kết quả không nói cũng hiểu.
Tiền hết rồi có thể kiếm, thời gian một khi trôi đi sẽ không trở lại. Cổ nhân có câu “Ngàn vạn lượng vàng không mua nổi một tấc thời gian”. Vì vậy đừng lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa, hoặc ít nhất đừng hoang phí quá nhiều thời gian vào những việc không đáng.
4. Quên đi mục đích của bản thân
Chăn trong siêu thị được giảm giá, có cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ; mức giá tương ứng cho từng loại là 300, 250, 200; hiện tại đồng giá là 150. Theo kinh nghiệm của người bán hàng, người nghèo có xu hướng mua cái lớn – tiết kiệm tiền, còn người giàu thường sẽ mua dựa theo yêu cầu, mong muốn của bản thân.
Đây chính là một trong những ảnh hưởng của lối suy nghĩ của người nghèo. Cuốn sách “Sự khan hiếm – Tại sao có quá ít lại là quá nhiều” (Tên tiếng Anh Scarcity: Why Having Too Little Means So Much) đã chỉ ra sự khan hiếm ảnh hưởng đến ý thức và tiềm thức ở não bộ, tác động đến hành vi, khiến khả năng phán đoán của chúng ta giảm sút.
Có nghĩa là như thế nào? Vì lối suy nghĩ của người nghèo khiến ta quá quan tâm đến vấn đề khan hiếm mà quên đi những yếu tố khác, ví dụ như mục đích.
Đặc điểm lối suy nghĩ của người nghèo lấy lượng làm chủ, lối suy nghĩ của người giàu là lấy mục tiêu làm chủ.
Người nghèo mua nhà thường sẽ suy nghĩ đến: Có đủ tiền trả không, Tiền trả góp mỗi tháng… Sau đó mới suy tính đến việc có nên mua nhà không, mua nhà gì….
Lối suy nghĩ của người giàu thì khác, câu hỏi họ đặt ra đầu tiên là cần mua nhà không?, mua loại nhà gì? Sau đó mới suy nghĩ đến mua nhà cần bao nhiêu tiền, còn thiếu bao nhiêu, làm sao để giải quyết.
Top comment
Không có tiền thì làm gì cũng là lối suy nghĩ của người nghèo, có tiền thì làm gì cũng là lối suy nghĩ của người giàu. Kẻ mạnh chính là chính nghĩa.
Cái cớ mà giai cấp tư sản nhìn xuống giai cấp vô sản. Cái gì mà lối suy nghĩ của người nghèo? Thật là thú vị.
Trên thế giới này không có lối suy nghĩ của người nghèo mà chỉ có lối suy nghĩ của kẻ ngốc. Vậy nên suốt ngày đừng có nghĩ đến tư duy của người nghèo hay tư duy của người giàu, Tư Duy là tòa tháp truyền thông ở Quảng Tây.
Tiền mồ hôi công sức làm ra. Để cho đúng người chứ mà sai một đồng mình cũng không cho cãi tới cùng chứ ở đó mà nửa ngày với một ngày. Cái gì đúng thì thôi chứ giàu nghèo gì ở đây. Tiền mình xài đúng chỗ nha
Hic đó giờ mình chỉ thấy tư duy của người giỏi và tư duy của người kém. Trong lớp giỏi còn phân tầng ra, sự cách biệt về tầng tư duy cũng khác nhau rất nhiều còn giàu và nghèo thì lần này mới đọc thấy, giàu thì trúng số cũng được tính là giàu nhưng giàu do may mắn thì làm sao mindset của nta như một doanh nhân giàu có đc :)))) bài viết bủh bủh thật sự.
Thay vì đọc những nội dung giống thể loại self-help như thế này, có thể đọc loại sách khác như sách thiền để tập thư thái tinh thần. Giàu hay nghèo thì cũng chỉ là cái xác thôi mà. Tranh cãi làm gì.
Bài viết đúng nhưng phiến diện, chỉ phù hợp vs nhân sinh quan của người viết. Mỗi ng đều có cách thành công khác nhau. Những tư duy như thế kia ko quyết định độ giàu nghèo của mỗi người. Có ng tập hợp đủ tất cả những tư duy như vậy, nhưng họ giỏi 1 lĩnh vực. Họ vẫn giàu. Vậy nên mn hãy cứ là chính mình và cố gắng vun đắp cho năng lực đặc biệt của bản thân để nó ngày càng hơn ng là đc. Đừng đọc thêm mấy bài viết tỏ ra hàn lâm nhưng sáo rỗng này làm gì cho mất thời gian :)))
Jack Ma đầu cơ trục lợi, Mark Zuckerberg ăn cắp chất xám, Bill Gates lũng đoạn thị trường. Ngay từ câu mở đầu đã có vấn đề, nhưng giàu thì nói gì chả đúng
Cái đầu xàm vl. Nguỵ biện rơm hả. Do họ là những người làm việc trong lĩnh vực Công Nghệ nên có thể sẽ ít quan tâm về cách ăn mặc các thứ nên họ keep it simple. Người giàu mà trong lĩnh vực beauty hay fashion thì lại khác